Quyết định 142/2007/QĐ-UBND quy định mức thu nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
Số hiệu: 142/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đàm Thanh Nghị
Ngày ban hành: 18/01/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 142/2007/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÍ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT-BTC , Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh và bổ sung mức thu các loại phí, lệ phí thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trỡnh số 35/TTr-STC ngày 10/01/2007 về việc Chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, (sau khi đã thống nhất giữa liên ngành: Tài chính - Cục Thuế - Sở Tài nguyên và Môi trư­ờng tại Biên bản họp ngày 05/01/2007),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng thu, nộp phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:

1. Đối tượng nộp phí: Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu, khai thác hoặc được cung cấp thông tin về đất đai tại văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

2. Cơ quan thu phí:

+ Cấp tỉnh: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí đối với mọi tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Cấp huyện, thị xã, thành phố: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường (Đối với đơn vị chưa có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) thu phí đối với hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư.

Điều 2. Mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai như sau:

TT

Công việc địa chính

Đơn vị tính

Mức thu

Cá nhân, hộ gia đình

Tổ chức tập thể

Tại các phường thuộc TP, TX, thị trấn

Khu vực khác

1

Khai thác sử dụng tài liệu địa chính

Đồng/tư liệu

85.000

50.000

200.000

2

Khai thác sử dụng thông tin đất đai

Đồng/bộ thông tin

60.000

35.000

175.000

Điều 3. Quản lý và sử dụng phí:

1. Quản lý phí.

- Tổ chức thu phí phải mua biên lai do Cục Thuế phát hành và quản lý sử dụng biên lai đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Tổ chức thu phí phải mở tài khoản “Tạm giữ tiền phí” tại Kho bạc nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Căn cứ vào tình hình thu phí mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.

2. Sử dụng phí.

- Tổ chức thu phí không thuộc bộ máy biên chế nhà nước, không được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước được trích để lại 70% tổng tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách để chi cho:

+ Chi phí vật tư, chi phí các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí;

+ Chi phí trực tiếp khác phục vụ cho việc thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;

+ Chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí;

+ Chi phí mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí;

+ Trích quỹ khen thưởng phúc lợi cho cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện thu phí. Mức trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi bình quân năm một người tối đa không quá 3 tháng lương nếu số thu năm thực hiện cao hơn năm trước; bằng 2 tháng lương nếu số thu năm thực hiện thấp hơn năm trước.

- Tổ chức thu phí thuộc bộ máy biên chế nhà nước, được hương lương và chi khác từ ngân sách nhà nước được để lại 10% trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho:

+ Chi phí trực tiếp khác phục vụ cho việc thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí;

+ Chi làm thêm giờ theo quy định (nếu có);

- Hàng năm, tổ chức thu phí phải lập dự toán thu, chi gửi: Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC , Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006; Hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

- Trường hợp khi đơn vị có nội dung chi khác với các nội dung trên thì đơn vị phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định.

Toàn bộ số tiền phí thu được sau khi trừ các khoản được trích để lại theo quy định trên, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 4. Tổ chức thu và thanh quyết toán phí.

- Các tổ chức thu phí phải niêm yết mức thu, chứng từ thu tại nơi thu phí, quy định các đối tượng phải nộp ở nơi thuận tiện dễ quan sát để các tổ chức, nhân dân biết và thực hiện.

- Việc quyết toán phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí được để lại đơn vị.

Điều 5. Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng phí được khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phí vi phạm các quy định tại Nghị định 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 106/2003/NĐ-CP , sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tổ chức thực hiện.

Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc nhà nước Thái Nguyên; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành./.   

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PH
Ó
CHỦ TỊCH




Đàm Thanh Nghị

 





Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí Ban hành: 03/06/2002 | Cập nhật: 17/11/2012