Quyết định 1364/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040
Số hiệu: | 1364/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 05/07/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1364/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 05 tháng 7 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ BẢO LỘC VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 70/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Văn bản số 478/BXD-QHKT ngày 13/3/2018 của Bộ xây dựng về việc thỏa thuận nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản số 57/SXD-QHKT ngày 01/6/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 với các nội dung như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040.
2. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
a) Vị trí: thành phố Bảo Lộc và một phần huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Bảo Lộc (06 phường, 05 xã) và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm (gồm 5 xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc).
- Phạm vi nghiên cứu mở rộng: vùng phụ cận thành phố Bảo Lộc, mở rộng đến các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng và giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng.
c) Diện tích lập quy hoạch: 597,71 km2 (59.771 ha).
3. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
a) Đáp ứng vai trò, vị thế mới của thành phố Bảo Lộc đối với vùng tỉnh Lâm Đồng:
- Xây dựng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược phát triển thành phố Bảo Lộc gắn liền với vùng phụ cận phía Nam tỉnh Lâm Đồng, để phát huy vai trò, tính chất và động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; xứng tầm là đô thị cấp vùng, một thành phố tỉnh lỵ trong tương lai.
- Là một trong những đầu mối giao thương với các vùng kinh tế quốc gia như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Lập quy hoạch chung làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng thành phố Bảo Lộc đến năm 2020 là đô thị loại II, đến năm 2040 thành phố Bảo Lộc tiệm cận các tiêu chí đô thị loại I theo chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
c) Khắc phục một số tồn tại, bất cập trong quá trình phát triển đô thị và nông thôn trong khu vực quy hoạch.
d) Tích hợp định hướng phát triển các không gian đô thị theo chiến lược phát triển không gian vùng tỉnh Lâm Đồng:
- Phát huy thế mạnh của thành phố Bảo Lộc là sự tích hợp từ các thành quả phát triển kinh tế - xã hội, lợi thế vị trí địa lý, đa dạng địa hình của đô thị Bảo Lộc với các địa phương trong vùng phụ cận (các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên). Song song đó, các địa phương vùng phụ cận cũng phát huy thế mạnh của mình, hướng đến mục tiêu chia sẻ và tương tác với các chức năng đô thị của thành phố Bảo Lộc, để phát huy các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cùng thành phố Bảo Lộc phát triển theo hướng tích cực, và bền vững.
- Thành phố Bảo Lộc là đô thị tổng hợp, trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh. Cùng với sự phát triển của vùng đô thị trung tâm phía Nam tỉnh, việc tổ chức định hình không gian cho thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận tạo thành một cực phát triển về kinh tế - xã hội cân bằng so với khu vực phía Bắc tỉnh là thành phố Đà Lạt và khu vực trung tâm tỉnh.
đ) Phát huy tính đặc thù về các yếu tố cảnh quan tự nhiên và bản sắc đặc trưng của khu vực Bảo Lộc và vùng phụ cận:
- Việc phát triển mở rộng không gian thành phố Bảo Lộc ra khu vực phụ cận sẽ phát huy được các yếu tố đặc trưng về văn hóa, bản sắc tự nhiên của khu vực, gắn kết hệ thống cảnh quan mặt nước - suối - núi, mang lại lợi ích chung cho thành phố Bảo Lộc và khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
- Khai thác cảnh quan thác Đạm B’ri, hồ Nam Phương, các khu vực triền dốc, không gian mở và các khu dân cư truyền thống, hệ thống cảnh quan mặt nước - suối - núi...
- Phát triển hình ảnh của một đô thị trên cao nguyên đặc thù, hiện đại, sinh thái bên cạnh các khu dân cư lâu đời.
- Quy hoạch và phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2020 và tiếp tục xây dựng thành phố tiệm cận tiêu chí đô thị loại I vào năm 2040, theo xu hướng trở thành tỉnh lỵ, đầu mối giao thông về đường bộ và kết nối với đường hàng không của vùng và quốc gia, trở thành một điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh Lâm Đồng trong tương lai. Vùng phụ cận thành phố Bảo Lộc sẽ phát triển theo hướng hỗ trợ và tương tác lẫn nhau trong vùng đô thị nhằm phát huy tiềm năng lợi thế riêng của từng địa phương theo hướng tích cực, bền vững và thông minh.
- Phát triển các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia bao gồm: Thương mại - Dịch vụ, Dịch vụ du lịch, trung tâm Văn hóa - TDTT cấp quốc gia, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, các cơ sở kinh tế - xã hội của khu vực quy hoạch phù hợp với đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo đô thị phát triển bền vững, có bản sắc, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phát triển không gian thành phố Bảo Lộc đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo chiến lược tăng trưởng xanh, trở thành một đô thị hiện đại, sinh thái với các làng đô thị xanh và đặc thù cảnh quan của xứ B’Lao.
- Đô thị hiện đại, tổng hợp; trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh trong tương lai. Là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
- Phát triển đô thị bền vững, kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, mang đặc trưng phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới và yêu cầu về thu hút đầu tư; kiến tạo, phát huy môi trường sống theo hướng bố trí hợp lý các làng đô thị xanh và các khu đô thị.
- Trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cứu đổi mới sáng tạo sản phẩm; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cấp vùng và quốc gia; Trung tâm kiểm định hàng hóa và xuất nhập khẩu cấp vùng.
- Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; sản xuất vật liệu mới; chế biến dược liệu; công nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ khai khoáng.
- Đầu mối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Nguyên.
6. Dự báo về dân số và đất xây dựng đô thị:
a) Về dân số:
- Năm 2030: khoảng 257.900 người.
- Năm 2040: khoảng 320.000 người.
b) Về đất đai:
- Năm 2030: đất xây dựng đô thị khoảng 3.800 ha. Trong đó đất dân dụng khoảng 2.000 ha.
- Năm 2040: đất xây dựng đô thị khoảng 4.800 ha. Trong đó đất dân dụng khoảng 2.500 ha.
- Chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 80 - 90m2/người; gồm: Đất ở từ 45m2/người - 50m2/người; Đất cây xanh từ 8m2/người - 10m2/người; Đất công trình công cộng từ 6m2/người - 8m2/người; đất giao thông từ 14m2/người - 18m2/người.
c) Về các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải rắn ...) được quy hoạch đảm bảo theo quy định hiện hành về tiêu chí đô thị loại II, tiệm cận đô thị loại I.
7. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng: về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, y tế, cơ sở văn hóa - thể thao - khu vui chơi giải trí,...), khu dân cư, các dự án và môi trường cảnh quan đô thị đối với phạm vi quy hoạch và mở rộng ra các huyện lân cận (như Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên). Rà soát, phân tích, đánh giá các quy hoạch đã được phê duyệt và thực hiện quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
b) Định hướng về hướng phát triển đô thị và tổ chức không gian:
- Định hướng không gian các khu đô thị, cấu trúc và hướng phát triển đô thị (đô thị hiện hữu và đô thị mới), mối liên hệ giữa khu đô thị mới và đô thị hiện hữu theo hình thái kiến trúc đặc trưng cho thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
- Định hướng hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia: trung tâm Thương mại - Dịch vụ, trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao cấp quốc gia, dịch vụ du lịch.
- Định hướng hệ thống không gian công cộng như Trung tâm chính trị-hành chính, Trung tâm dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị; có kết hợp với phân khu vực sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm.
- Định hướng phát triển không gian công nghiệp và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
- Định hướng không gian cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở.
- Định hướng phát triển không gian khu vực ngoại thị, khu ở nông thôn và các làng đô thị xanh.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn đến năm 2030 và năm 2040.
- Định hướng ranh giới, cơ cấu tổ chức không gian nội thị mở rộng, ngoại thị, vùng phát triển đô thị, vùng công nghiệp, vùng phát triển làng đô thị xanh, vùng cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề, các khu đô thị và khu chức năng gắn kết với hệ thống hạ tầng khung.
- Định hướng về mật độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất toàn đô thị.
- Định hướng các trục không gian chủ đạo, các vùng kiểm soát kiến trúc đô thị, các không gian cảnh quan công cộng và công trình điểm nhấn.
c) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Chuẩn bị kỹ thuật: xác định cao độ khống chế xây dựng theo khu vực, các trục giao thông chính đô thị; đề xuất các giải pháp thoát nước mưa (lưu vực và hướng thoát, hệ thống sông, suối, hồ ...); hạn chế việc san lấp địa hình tự nhiên, định hướng phù hợp biến đổi khí hậu.
- Giao thông: xác định mạng lưới giao thông đối ngoại (gồm đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh ...), vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; tổ chức hệ thống giao thông trục chính đô thị, giao thông công cộng phù hợp môi trường sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững.
- Cấp nước: xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước (mạng truyền tải, mạng phân phối); đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm đảm bảo chất lượng nước cấp và giảm tỷ lệ thất thoát nước.
- Cấp điện và chiếu sáng đô thị: xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện; đề xuất giải pháp mạng lưới cấp điện tổng thể, điện chiếu sáng đô thị.
- Thoát nước thải: xác định chỉ tiêu cần thiết về thoát nước thải, vị trí và quy mô các trạm xử lý nước thải, giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải.
- Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: xác định chỉ tiêu cần thiết về chất thải rắn, hình thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn; đề xuất vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải rắn; các giải pháp cách ly và bảo vệ môi trường. Nghĩa trang: xác định chỉ tiêu đất nghĩa trang, hình thức chôn cất; đề xuất quy mô nghĩa trang, lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang theo mô hình tập trung.
- Hệ thống thông tin liên lạc: xác định quy mô các trạm, mạng truyền dẫn, di động, công trình phụ trợ và các công trình khác.
d) Định hướng thiết kế đô thị:
- Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị (khu vực nội đô hiện hữu và khu vực dự kiến phát triển mới); khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
- Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực. Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị.
- Đề xuất hướng xử lý chuyển tiếp đối với các khu vực đô thị hiện hữu (cải tạo chỉnh trang hoặc bảo tồn ...), các quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan mặt nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
đ) Đánh giá môi trường chiến lược: dự báo, đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
e) Đề xuất danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể: chương trình phát triển đô thị; dự án xây dựng các khu đô thị; các dự án hạ tầng kỹ thuật khung (giao thông, hệ thống thoát nước mặt đô thị, cải tạo lưới điện phân phối, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị, xây dựng nghĩa trang); các dự án hạ tầng xã hội.
a) Bản vẽ gồm:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hiện trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn; thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường; thể hiện bản vẽ theo tỷ lệ 1/10.000;
- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất; xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị; thể hiện bản vẽ theo tỷ lệ 1/10.000;
- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án); thể hiện bản vẽ theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000;
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị; thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch; thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000;
- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ;
- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược; thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch; phụ lục kèm theo thuyết minh (gồm các văn bản pháp lý có liên quan, giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, bản vẽ minh họa, các số liệu tính toán).
c) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.
d) Dự thảo tờ trình và Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch,
đ) Đĩa DVD (lưu trữ toàn bộ nội dung nêu trên).
Ghi chú: thành phần hồ sơ được cập nhật theo đúng quy định hiện hành.
9. Tiến độ thực hiện: dự kiến hoàn thành hồ sơ đồ án quy hoạch không quá 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng (sau khi có văn bản phê duyệt kết quả trúng thầu).
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án - Sở Xây dựng;
- Đơn vị lập quy hoạch: theo kết quả trúng thầu;
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng;
- Cơ quan quyết nghị thông qua: Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Cơ quan thỏa thuận: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Việc lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện theo đúng Luật Đấu thầu và tuân thủ các quy định về điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân khi lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009 và Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm căn cứ nội dung quyết định này và các quy định hiện hành của Nhà nước để tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đối với người lao động hợp đồng thuộc Đề án bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc Mông và dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2021 Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 19/01/2018
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị Ban hành: 13/12/2017 | Cập nhật: 09/02/2018
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 12/06/2018
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND về phân cấp điều chuyển, thanh lý, bán quyền thu phí sử dụng, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 21/02/2018
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 24/08/2017 | Cập nhật: 15/09/2017
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND quy định giá thu dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại cơ sở điều trị nghiện của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 14/07/2017 | Cập nhật: 08/08/2017
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 177/2010/NQ-HĐND quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 04/08/2017
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND quy định danh mục địa bàn (thôn, bản) và khoảng cách học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP Ban hành: 12/07/2017 | Cập nhật: 08/09/2017
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND quy định số lượng Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã loại I, II, cấp xã trọng điểm về quốc phòng - an ninh và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND quy định về Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 24/04/2017 | Cập nhật: 24/07/2017
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng Ban hành: 06/05/2015 | Cập nhật: 11/05/2015
Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 13/05/2013 | Cập nhật: 17/05/2013
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Ban hành: 07/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010