Quyết định 13/2020/QĐ-UBND về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 13/2020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Lưu Xuân Vĩnh |
Ngày ban hành: | 05/05/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 13/2020/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 05 tháng 5 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2013;
Căn cứ Luật lâm nghiệp năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 57/TTr-SNNPTNT ngày 08/4/2020 và Báo cáo thẩm định số 558/BC-STP ngày 31/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Cấp dự báo cháy rừng
1. Cấp dự báo cháy rừng thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.
2. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5m; vành trong 1,8m, nền trắng, xung quanh viền màu đỏ có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V.
3. Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.
4. Dự báo cháy rừng cấp I:
a) Đặc trưng cháy rừng: cấp thấp, ít có khả năng cháy rừng. Khả hăng cháy rừng thấp, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số I.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban Chỉ huy về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (sau gọi tắt là Ban Chỉ huy) cấp xã và các chủ rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và phát đốt nương làm rẫy đúng kỹ thuật.
5. Dự báo cháy rừng cấp II:
a) Đặc trưng cháy rừng: cấp trung bình, có khả năng cháy rừng. Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số II.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy cấp xã, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí người cạnh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật làm nương rẫy.
6. Dự báo cháy rừng cấp III:
a) Đặc trưng cháy rừng: cấp cao, thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng. Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
- Chú trọng phòng cháy các loại rừng: Thông, bạch đàn, khộp, tre nứa, tràm,...;
- Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Ban chỉ huy cấp huyện, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng cấm đốt nương rẫy;
- Các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng;
- Lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ). Đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm;
- Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.
7. Dự báo cháy rừng cấp IV:
a) Đặc trưng cháy rừng: cấp nguy hiểm, thời tiết khô hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh. Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban chỉ huy cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương;
- Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy;
- Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ (từ 9 giờ đến 21 giờ trong ngày) nhất là các giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay;
- Huyện đề nghị Tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết;
- Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn để dự báo và thông báo kịp thời trên mạng vi tính, trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.
8. Dự báo cháy rừng cấp V:
a) Đặc trưng cháy rừng: cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng. Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.
b) Biện pháp phòng cháy rừng:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng;
- Lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng;
- Thông báo thường xuyên nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng;
- Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh;
- Khi cần thiết, đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.
Điều 3. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu P và H:
Bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Ninh Thuận |
|||||
Cấp DBCR |
I |
II |
III |
IV |
V |
Chỉ tiêu P |
0 - 5.000 |
5.001 - 10.000 |
10.001 - 15.000 |
15.001 - 20.000 |
> 20.000 |
Tháng |
Chỉ tiêu H (ngày) |
||||
12 |
01-14 |
15-28 |
29-42 |
43-56 |
>56 |
01 |
01-12 |
13-26 |
27-40 |
41-54 |
>54 |
02 |
01-09 |
10-19 |
20-29 |
30-39 |
>39 |
03 |
01-07 |
08-17 |
18-25 |
26-33 |
>33 |
04 |
01-06 |
07-13 |
14-21 |
22-28 |
>28 |
05 |
01-07 |
08-17 |
18-25 |
26-33 |
>33 |
06 |
01-09 |
10-19 |
20-29 |
30-39 |
>39 |
07 |
01-12 |
13-26 |
27-40 |
41-54 |
>54 |
08 |
01-14 |
15-28 |
29-42 |
43-56 |
>56 |
2. Phương pháp sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng:
Sử dụng một trong hai phương pháp sau đây:
a) Phương pháp áp dụng chỉ số P là chỉ tiêu tổng hợp về khả năng xuất hiện cháy rừng. Chỉ tiêu P được tính theo công thức:
Trong đó:
- Pi là chỉ tiêu tổng hợp P của ngày thứ i.
- k là hệ số điều chỉnh:
+ k = 0 khi lượng mưa ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày.
+ k = 1 khi lượng mưa ngày thứ i nhỏ hơn 5 mm/ngày.
- Ti13 là nhiệt độ không khí lúc 13 giờ ngày thứ i (°C).
- Di13 là độ chênh lệch bão hoà ngày lúc 13 giờ ngày thứ i (mb).
b) Phương pháp áp dụng chỉ số H là chỉ số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa có lượng mưa dưới 5 mm/ngày. Chỉ tiêu H được tính theo công thức:
Hi = k*(Hi-1 + 1)
Trong đó:
- Hi là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày gần nhất), theo đó Hi = i.
- Hi-1 là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i-1 (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày gần nhất), theo đó, Hi-1 = i-1.
- k là hệ số điều chỉnh:
+ k = 0 khi lượng mưa trong ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày.
+ k = 1 khi lượng mưa trong ngày thứ i nhỏ hơn 5 mm/ngày.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 24/02/1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành bảng quy định về cấp dự báo cháy rừng tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng Ban hành: 27/12/2019 | Cập nhật: 13/01/2020
Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp Ban hành: 16/11/2018 | Cập nhật: 16/11/2018
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 14/05/2016 | Cập nhật: 23/05/2016
Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi Ban hành: 31/07/2014 | Cập nhật: 01/08/2014