Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 13/2008/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 06/08/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 18/08/2008 Số công báo: Từ số 455 đến số 456
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

Số: 13/2008/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải Đường sông Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 6106/VPCP-CN ngày 25/10/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc “Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định và phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 theo đúng quy định hiện hành”;
Xét tờ trình của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam số 834/TTr-CĐS ngày 25 tháng 6 năm 2008 trình phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm phát triển

- Tận dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên đồng thời đầu tư tập trung có kế hoạch để phát triển tối đa lợi thế của ngành vận tải thủy nội địa (vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hàng siêu trường siêu trọng, giá thành rẻ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường) để phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững.

- Phát triển giao thông đường thuỷ một cách đồng bộ về luống tuyến, cảng bến, thiết bị bốc xếp, phương tiện vận tải và năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gắn kết với mạng lưới giao thông khác tạo thành hệ thống liên hoàn, thông suốt. Kết hợp giữa phát triển giao thông đường thủy nội địa với các ngành khác như thủy lợi, thuỷ điện,…

- Phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa, cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện luồng lạch và bảo đảm an toàn vận tải.

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư các cảng đầu mối quan trọng cùng với các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển

- Về vận tải:

Đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao; mở một số tuyến vận tải mới như tuyến ven biển, tuyến quốc tế, tuyến chuyên container, lash. Phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa (tuổi tàu bình quân là 5 - 7), cơ cấu hợp lý (tàu kéo đẩy 30-35%; tàu tự hành 65-70%); tổng trọng tải đội tàu là 12 triệu tấn.

- Về kết cấu hạ tầng:

Tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý và khai thác vận tải; đảm bảo đồng cấp trên một số luồng tuyến chính; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu; kênh hóa các đoạn sông qua các đô thị lớn. Hiện đại hóa một số cảng đầu mối, cảng chính ở các vùng kinh tế trọng điểm, cảng chuyên dùng; nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa bốc xếp đối với các cảng địa phương; xây dựng một số cảng khách, bến khách.

- Về công nghiệp đóng mới phương tiện thủy nội địa:

Phát triển các cơ sở công nghiệp đóng tàu tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, đảm bảo đóng mới và sửa chữa được tất cả các loại phương tiện vận tải thủy nội địa.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ

1. Quy hoạch phát triển vận tải: (chi tiết xem bảng Phụ lục 1)

- Tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hóa bình quân 6,73÷7,02%/năm về tấn và 7,02÷9,6%/năm về T.km; 6,93÷8,32%/năm về khách và 8,3÷11%/năm về HK.km. Cụ thể: Năm 2020 là 190÷210 triệu tấn hàng và 530÷540 triệu hành khách.

- Đội tàu vận tải đến năm 2020 là 12 triệu tấn phương tiện và 1 triệu ghế hành khách, cơ cấu đạt 65% tàu tự hành, 35% đoàn kéo đẩy.

+ Đội tàu vận tải trên các tuyến miền Bắc: Đoàn kéo đẩy từ 1.200÷1.600 tấn, tự hành ≤500 tấn và tàu pha sông biển 1.000÷2.000 tấn; tàu khách thường 50÷120 ghế, tàu khách nhanh 50÷90 ghế.

+ Các tuyến Đồng bằng sông Cửu Long: Đoàn kéo đẩy từ 600÷1.200 tấn, tàu tự hành ≤500 tấn, tàu pha sông biển 1.000÷2.000 tấn; tàu khách thường 50÷120 ghế, tàu khách nhanh 30÷120 ghế.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

a. Về luồng tuyến:

Trên cơ sở các tuyến theo Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000, bổ sung một số tuyến, điều chỉnh thông số kỹ thuật và cấp kỹ thuật các tuyến sau:

Khu vực phía Bắc: (Chi tiết xem bảng Phụ lục 2)

Điều chỉnh 5 tuyến: Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giang - Hà Nội, Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào - Hải Phòng), Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống), Quảng Ninh - Phả Lại.

Bổ sung 7 tuyến: Quảng Ninh - Ninh Bình qua Cửa Lạch Tray (để giảm tải qua sông Đào Hải Phòng); Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang; Ngã ba Hồng Đà - cảng Hòa Bình; Phả Lại - Đa Phúc; Phả Lại - Á Lữ và tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa.

Khu vực phía Nam: (Chi tiết xem bảng Phụ lục 3)

Điều chỉnh 4 tuyến: Cửa Tiểu - Campuchia, Cửa Định An - Tân Châu, Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No), Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò).

Bổ sung 10 tuyến: Sài Gòn - Cà Mau (tuyến ven biển); Sài Gòn - Kiên Lương (qua Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên); Sài Gòn - Bến Súc; Sài Gòn - Bến Kéo; Sài Gòn - Mộc Hóa, Mộc Hóa - Hà Tiên; Sài Gòn - Hiếu Liêm; Kênh Phước Xuyên - Kênh 28; Rạch Giá - Cà Mau và tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Đồng bằng Sông Cửu Long.

Khu vực Miền Trung: (Chi tiết xem bảng phụ lục 4)

Bổ sung 10 tuyến: Lạch Trào - Hàm Rồng, Lạch Sung - Cầu Lèn, Cửa Hội - Bến Thuỷ - Đô Lương, Cửa Sót - Cầu Nghèn, Cửa Gianh - Quảng Trường, Cửa Nhật Lệ - Cầu Long Đại, Cửa Việt - Đập Tràn, Thuận An - Ngã ba Tuần, Hội An - Cửa Đại - Cù Lao Tràm, Kỳ Hà - Cửa Hàn (tuyến ven biển).

b. Về cảng, bến:

Khu vực phía Bắc: (chi tiết xem bảng phụ lục 5)

- Cảng hàng hóa: Điều chỉnh quy mô của 7 cảng, bổ sung 34 cảng, trong đó có 5 cảng xây dựng mới.

- Cảng hành khách: Điều chỉnh quy mô 2 cảng, bổ sung 4 cảng.

- Khu vực Hà Nội: Cảng Hà Nội được nghiên cứu chuyển đổi công năng theo hướng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hợp bốc dỡ hàng sạch. Bổ sung cảng Phù Đổng chuyên bốc xếp container. Khu vực Nam Định, cảng Nam Định sẽ được chuyển đổi công năng thành cảng hành khách và hàng sạch, cảng bốc dỡ hàng hóa di dời ra vị trí mới phù hợp.

Khu vực phía Nam: (Chi tiết xem bảng Phụ lục 6)

- Các cảng Cao Lãnh, Mỹ Thới, Vĩnh Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1024/2005/QĐ-TTg về nhóm cảng biển số 6 (không đưa vào danh sách cảng thuỷ nội địa trong quy hoạch này).

- Bổ sung 26 cảng hàng hóa, 15 cảng khách, trong đó có 5 cảng hàng hóa xây dựng mới.

Khu vực miền Trung: (Chi tiết xem bảng Phụ lục 7)

Bổ sung 6 cảng hàng hóa, trong đó có 1 cảng xây dựng mới.

3. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (Chi tiết xem bảng Phụ lục 8)

a. Ước toán tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đến năm 2010 và 2011-2020 là 36.780 tỷ đồng;

b. Danh mục và thứ tự các dự án ưu tiên. (Chi tiết xem bảng Phụ lục 9)

4. Các giải pháp, chính sách chủ yếu

a. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

- Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng chính ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác hệ thống cảng đường thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình trên tuyến giao thông thủy, các cảng theo quy hoạch được phê duyệt bằng các hình thức như BOT hoặc liên doanh theo các quy định hiện hành.

- Đối với các cảng, bến đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước, từng bước thực hiện việc cho phép doanh nghiệp thuê kết cấu hạ tầng để kinh doanh, thu hồi một phần vốn đầu tư.

b. Chính sách phát triển vận tải:

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ giữ thị phần khoảng 10-15% để đảm bảo vai trò chủ đạo, tập trung vào các luồng hàng chủ yếu, một số mặt hàng chủ yếu.

- Tiếp tục cụ thể hóa một số luật trong ngành như Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp … nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động vận tải, trước mắt là điều lệ mẫu của hợp tác xã vận tải.

c. Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

- Tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành, tạo điều kiện cho các cơ sở này nắm bắt được tiến trình phát triển của ngành, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại để đưa vào giảng dạy, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Điều chỉnh một cách thích hợp thời gian, nội dung của các cấp đào tạo, nhất là đối với các loại chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành.

- Xây dựng tiêu chuẩn công chức đối với các chức danh quản lý Nhà nước.

- Đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao đối với những cán bộ công chức giữ chức vụ quản lý nhưng năng lực chuyên môn chưa phù hợp tiêu chuẩn.

d. Đổi mới tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành

- Đổi mới cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phù hợp với Luật Giao thông thủy nội địa. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong phạm vi cả nước.

- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thí điểm cổ phần hóa các Đoạn quản lý đường sông; nghiên cứu đề xuất mô hình và các cơ chế chính sách phù hợp với các Đoạn quản lý đường sông còn lại.

- Tăng số lượng đơn vị cảng vụ để quản lý các tuyến vận tải trung ương quản lý. Số đại diện cảng vụ phù hợp với đặc điểm hợp lý, phương án hoạt động của cảng, bến khu vực. Đi đôi với sắp xếp tổ chức cần quan tâm cơ chế tài chính đối với khối cảng vụ.

- Tăng cường lực lượng Thanh tra để đạt định mức quản lý trên độ dài sông, kênh cho mỗi thanh tra viên. Thực hiện cơ chế khoán định biên và tài chính, đồng thời có những quy định cụ thể nhiệm vụ của Thanh tra đường thủy, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ với Cảnh sát đường thủy và Đăng kiểm.

Điều 2. Tổ chức quản lý, thực hiện Quy hoạch

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

2. Quản lý quy hoạch

- Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh đối với các cảng trong quy hoạch. Trường hợp có nhu cầu thực tế đòi hỏi điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo đề xuất của Chủ đầu tư và UBND các tỉnh, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ xem xét bổ sung, điều chỉnh theo thẩm quyền đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức quản lý quy hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện đúng Quy hoạch được duyệt.

- Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới luồng tuyến giao thông thủy nội địa, các cảng, bến phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Đối với Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa của các tỉnh, thành phố có liên quan, trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, phải có thỏa thuận của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tránh sự đầu tư chồng chéo gây lãng phí và bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Việc xây dựng các công trình vượt sông, công trình thủy lợi trên các tuyến vận tải thủy như cầu đường bộ, đường sắt, đường dây điện, cống ngăn nước, lấy nước… nhất thiết phải có ý kiến của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để đảm bảo sự phù hợp với kích thước các công trình với cấp đường thủy nội địa theo quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTT. Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Công thương, NN&PTNT, TN&MT;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, website của Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Lưu VT, KHĐT (05).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

PHỤ LỤC 1.

CÁC CHỈ TIÊU VẬN TẢI
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Khối lượng vận chuyển, luân chuyển ngành đường thủy nội địa (bao gồm vận tải nội địa và vận tải quốc tế)

Hạng mục

Đơn vị

Theo 16/2000/QĐ-TTg

Thực hiện 2006

Điều chỉnh, bổ sung

2010

2020

2010

2020

KL vận chuyển

 

 

 

 

 

 

1. Hàng hóa

106T

62~80

120~160

67,9

90~100

190~210

2. Hành khách

106KH

280

480

178,7

240~250

530~540

KL luân chuyển

 

 

 

 

 

 

1. Hàng hóa

106Tkm

7.500

15.500

5.900

9.500

19.000 - 21.000

2. Hành khách

106KH.km

4.200

8.160

3.600

5.750

16.000 - 17.000

Khối lượng vận chuyển, luân chuyển của ngành đường thủy nội địa (Theo kết quả dự báo chung từ Dự án Điều chỉnh bổ sung Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2005

Dự báo năm 2010

Dự báo năm 2020

I

Hàng hóa

 

 

 

 

1

Khối lượng vận chuyển

Triệu T

62,9

87,1

171,7

 

Tốc độ tăng trưởng

%/năm

 

6,73

7,02

 

Tỷ lệ đảm nhận

%

21,1

19,2

17,0

2

Khối lượng luân chuyển

Triệu T.Km

5.510

8.711

17.167

 

Tốc độ tăng trưởng

%/năm

 

9,6

7,02

 

Tỷ lệ đảm nhận

%

18,5

17,6

14

II

Hành khách

 

 

 

 

1

Khối lượng vận chuyển

Triệu HK

171,3

239,3

532,3

 

Tốc độ tăng trưởng

%/năm

 

6,93

8,32

 

Tỷ lệ đảm nhận

%

13,3

11,3

7,8

2

Khối lượng luân chuyển

Triệu HK.Km

3.390

5.486

15.619

 

Tốc độ tăng trưởng

%/năm

 

8,3

11,0

 

Tỷ lệ đảm nhận

%

7,1

7,0

6,4

 

PHỤ LỤC 2.

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC LUỒNG TUYẾN CHÍNH PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên tuyến

Theo 16/2000/QĐ-TTg

Điều chỉnh, bổ sung

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

I

Các tuyến điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

1

Cửa Đáy - Ninh Bình

I

60

3,6

I

70

>3

2

Lạch Giang - Hà Nội

I

60

3,6

I

70

>3

3

Quảng Ninh - Ninh Bình

 

 

 

 

 

 

-

Qua S. Đào, Hải Phòng

II

50

2,5

III

50

>1,5

4

Quảng Ninh, Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống)

II

50

2,5

II

70

>2

5

Quảng Ninh - Phả Lại

II

50

2,5

II

70

>2

II

Các tuyến bổ sung mới

 

 

 

 

 

 

1

Quảng Ninh - Ninh Bình

 

 

 

 

 

 

-

Qua cửa Lạch Tray

 

 

 

II

70

>2

2

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

 

 

 

 

 

-

Hà Nội - Việt Trì

 

 

 

II

70

>2

-

Việt Trì - Yên Bái

 

 

 

III

50

>1,5

-

Yên Bái - Lào Cai

(cấp III nếu xây dựng âu tàu)

 

 

 

IV

(III)

30

(50)

>1,2

(>1,5)

3

Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang

 

 

 

 

 

 

-

Việt Trì - Tuyên Quang

 

 

 

III

50

>1,5

-

Tuyên Quang - Na Hang

 

 

 

IV~V

30

>1,2

4

Sông Đà đoạn hạ lưu đập TĐ (Ngã ba Hồng Đà - cảng Hòa Bình)

 

 

 

III

50

>1,5

5

Phả Lại - Đa Phúc

 

 

 

III

50

>1,5

6

Phả Lại - Á Lữ

 

 

 

III

50

>1,5

7

Ninh Bình - Thanh Hóa

 

 

 

III~IV

30~50

>1,2

 

PHỤ LỤC 3.

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC LUỒNG TUYẾN CHÍNH PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên tuyến

Theo 16/2000/QĐ-TTg

Điều chỉnh, bổ sung

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

I

Các tuyến điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

1

Cửa Tiểu - Campuchia

I

100

4-6

I

>90

>7

2

Cửa Định An - Tâu Châu

I

100

4-6

I

>90

>7

3

Sài Gòn - Cà Mau (qua k. Xà No)

III

30

3

III

30-40

>2,5

4

Sài Gòn - Kiên Lương (qua k. Lấp Vò)

III

30

3

III

30-40

>2,5

II

Các tuyến bổ sung mới

 

 

 

 

 

 

1

Sài Gòn - Cà Mau (tuyến ven biển)

 

 

 

III

30-40

>2,5

2

Sài Gòn - Kiên Lương (k. Tháp Mười)

 

 

 

III

30

>2,5

3

Sài Gòn - Bến Súc (S. Sài Gòn)

 

 

 

III

50-70

>1,5

4

Sài Gòn - Bến Kéo (S. Vàm Cỏ Đông)

 

 

 

III

50-70

>1,5

5

Sài Gòn - Mộc Hóa (S. Vàm Cỏ Tây)

 

 

 

III

50-70

>1,5

6

Mộc Hóa - Hà Tiên

 

 

 

IV

20-30

>2

7

Sài Gòn - Hiếu Liêm (S. Đồng Nai)

 

 

 

III

50-70

>1,5

8

Kênh Phước Xuyên - Kênh 28

 

 

 

III

20-30

>2

9

Rạch Giá - Cà Mau

 

 

 

III

50-70

>1,5

10

Vũng Tàu - Thị Vải - ĐBSCL

 

 

 

 

 

 

-

Vũng Tàu - Thị Vải

 

 

 

I

>90

>7

-

Thị Vải - Các tỉnh ĐBSCL

 

 

 

III

50-70

>1,5

 

PHỤ LỤC 4.

BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC LUỒNG TUYẾN CHÍNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên tuyến

Theo 16/2000/QĐ-TTg

Bổ sung

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

1

Sông Mã: Lạch Trào - Hàm Rồng

 

 

 

II

50-70

>2

2

Sông Lèn: Lạch Sung - Cầu Lèn

 

 

 

III

50-70

>2

3

Sông Lam

 

 

 

 

 

 

-

Cửa Hội - Bến Thủy

 

 

 

II

70-90

>2,5

-

Bến Thuỷ - Đô Lương

 

 

 

III

50-70

>2

4

Sông Nghèn: Cửa Sót - Cầu Nghèn

 

 

 

III

50-70

>2

5

Sông Gianh: Cửa Gianh - Quảng Trường

 

 

 

II

70-90

>2,5

6

Sông Nhật Lệ: Cửa N.Lệ - Cầu Long Đại

 

 

 

III

50-70

>2

7

Sông Thạch Hãn: Cửa Việt - Đập Tràn

 

 

 

III

50-70

>1,5

8

Sông Hương: Thuận An - Ngã ba Tuần

 

 

 

III

50-70

>1,5

9

Sông Thu Bồn (kéo dài):

 

 

 

 

 

 

-

Hội An - Cửa Đại

 

 

 

III

50-70

>2

-

Cửa Đại - Cù Lao Chàm

 

 

 

I

>90

>3

10

Cửa Kỳ Hà - Cửa Hàn (tuyến ven biển)

 

 

 

 

 

 

-

Sông Trường Giang: Cửa Kỳ Hà - Hội An

 

 

 

III

50-70

>2

-

Sông Thu Bồn: Hội An - N3 Vĩnh Điện

 

 

 

III

50-70

>1,5

-

Sông Vĩnh Điện, Sông Hàn: N3 Vĩnh Điện - Cửa Hàn

 

 

 

III

50-70

>1.5

 

PHỤ LỤC 5.

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC CẢNG PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Theo QĐ 16/2000/QĐ-TTg

Theo QĐ 323/QĐ-BGTVT

Điều chỉnh, bổ sung

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

I

Cảng hàng hóa

 

(T)

(103 T/năm)

(T)

(103 T/năm)

(T)

(103 T/năm)

a.

Điều chỉnh quy mô một số cảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Hà Nội

Hà Nội

 

2.500

1.000

1.200

1.000

500

2

Cảng Khuyến Lương

Hà Nội

 

1.000

1.225

1.000

1.680

3

Cảng Việt Trì

Phú Thọ

 

1.230

400

1.250

600

2.500 ÷ 3.000

4

Cảng Ninh Bình

Ninh Bình

 

2.500

1.000

1.570

1.000

2.500

5

Cảng Ninh Phúc

Ninh Bình

 

1.000

2.430

3.000

6

Cảng Hòa Bình

Hoà Bình

 

550

200

500

300

550

7

Cảng Đa Phúc

Thái Nguyên

 

200

400

300

300

700

b.

Bổ sung QH các cảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Phù Đổng

Hà Nội

 

 

400

2.300

600

1.100

2

Cảng Chèm

Hà Nội

 

 

400

400

400

400

3

Cảng Bắc HN (XD mới)

Hà Nội

 

 

1.000

4.500

400

2.000

4

Cảng Chu Phan

Vĩnh Phúc

 

 

200

510

200

800

5

Cảng Đức Bác

Vĩnh Phúc

 

 

 

 

200

500

6

Cảng Vĩnh Thịnh

Vĩnh Phúc

 

 

 

 

400

500

7

Cảng Như Thụy

Vĩnh Phúc

 

 

 

 

400

500

8

Cảng Hưng Yên

Hưng Yên

 

 

 

 

1.000

350

9

Cảng Triều Dương

Hưng Yên

 

 

150

200

400

300

10

Cảng Mễ Sở

Hưng Yên

 

 

 

 

1.000

350

11

Cảng Sơn Tây

Hà Tây

 

 

300

400

300

400

12

Cảng Hồng Vân

Hà Tây

 

 

400

350

400

300

13

Cảng Nam Định (XD mới)

Nam Định

 

 

400

350

1.000

1.000

14

Cảng Tân Đệ (XD mới)

Thái Bình

 

 

1.000

250

1.000

200

15

Cảng Thái Bình

Thái Bình

 

 

 

 

500

500

16

Cảng Như Trác (XD mới)

Hà Nam

 

 

 

 

600

200

17

Cảng Cầu Yên

Ninh Bình

 

 

 

 

400

200

18

Cảng Đáp Cầu

Bắc Ninh

 

 

200

500

200

500

19

Cảng A Lữ

Bắc Giang

 

 

200

650

200

600

20

Cảng Đức Long

Bắc Ninh

 

 

 

 

200

300

21

Cảng Bến Hồ

Bắc Ninh

 

 

 

 

200

300

22

Cảng Kênh Vàng

Bắc Ninh

 

 

 

 

200

300

23

Cảng Cống Câu

Hải Dương

 

 

600

460

600

500

24

Cảng Sở Dầu

Hải Phòng

 

 

600

1.500

600

1.500

25

Cảng Lục Cẩu (XD mới)

Lào Cai

 

 

 

 

200

120

26

Cảng Văn Phú

Yên Bái

 

 

200

150

200

200

27

Cảng Ngọc Pháp

Phú Thọ

 

 

 

 

200

150

28

Cảng An Đạo

Phú Thọ

 

 

 

 

200

800

29

Cảng Tuyên Quang

Tuyên Quang

 

 

200

200

200

300

30

Cảng Tạ Bú

Sơn La

 

 

200

150

200

200

31

Cảng Tạ Hộc

Sơn La

 

 

200

200

200

200

32

Cảng Vạn Yên

Sơn La

 

 

200

200

200

150

33

Cảng Ba Cấp

Hòa Bình

 

 

 

 

200

250

34

Cảng Bến Ngọc

Hòa Bình

 

 

 

 

200

300

II

Cảng khách

 

Ghế

103 HK/n

Ghế

103 HK/n

Ghế

103 HK/n

a.

Điều chỉnh quy mô một số cảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Hà Nội

Hà Nội

 

 

100

1.000

100

322

2

Cảng Hải Phòng

Hải Phòng

 

 

150

 

150 -200

500

B

Bổ sung QH các cảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Hưng Yên

Hưng Yên

 

 

 

 

100

100

2

Cảng Thái Bình

Thái Bình

 

 

 

 

150-200

100

3

Cảng Cát Bà

Quảng Ninh

 

 

 

 

150-200

200

4

Cảng Hạ Long

Quảng Ninh

 

 

 

 

150-200

400

 

PHỤ LỤC 6.

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC CẢNG PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Theo 2949/QĐ-BGTVT

Điều chỉnh, bổ sung

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

I

Cảng hàng hóa

 

(T)

(103 T/n)

(T)

(103 T/n)

1

Cảng Phú Định

TP.HCM

 

 

3.000

500

2

Cảng Nhơn Đức

TP.HCM

 

 

3.000

500

3

Cảng Long Bình

TP.HCM

 

 

2.000

500

4

Cảng TRACOMECO

Đồng Nai

 

 

5.000

1.000

5

Cảng Nhơn Trạch

Đồng Nai

 

 

5.000

1.000

6

Cảng Tín Nghĩa

Đồng Nai

 

 

5.000

2.000

7

Cảng Hà Đức

Đồng Nai

 

 

5.000

1.500

8

Cảng Bà Lụa

Bình Dương

 

 

1.000

500

9

Cảng Bến Súc

Bình Dương

 

 

1.000

500

10

Cảng Bình Dương

Bình Dương

 

 

5.000

2.000

11

Cảng Bà Rịa

B.Rịa-V.Tàu

 

 

2.000

500

12

Cảng Bến Kéo

Tây Ninh

 

 

500

300

13

Cảng Tân An (XD mới)

Long An

 

1.000

500

500

14

Cảng Long Đức

Trà Vinh

 

800

1.000

400

15

Cảng Giao Long

Bến Tre

 

400

1.000

300

16

Cảng An Phước

Vĩnh Long

 

 

1.000

300

17

Cảng Long Hưng

Sóc Trăng

 

 

300

300

18

Cảng Ngã Năm

Sóc Trăng

 

 

300

300

19

Cảng Cái Côn

Sóc Trăng

 

 

300

300

20

Cảng Vị Thanh (XD mới)

Hậu Giang

 

 

500

500

21

Cảng Tân Châu (XD mới)

An Giang

 

1.200

500-2.000

500

22

Cảng Bình Long

An Giang

 

800

1.000

3.000

23

Cảng Tắc Cậu

Kiên Giang

 

1.000

1.000

400

24

Cảng Hộ Phòng (XD mới)

Bạc Liêu

 

600

1.000

500

25

Cảng Bạc Liêu

Bạc Liêu

 

 

400

200

26

Cảng Ông Đốc (XD mới)

Cà Mau

 

500

1.000

400

II

Cảng Hành khách

 

Ghế

103 HK/n

Ghế

103 HK/n

1

Cảng Cầu Đá

Bà Rịa-V.Tàu

 

0

250

800

2

Cảng Tân An

Long An

 

6.500

100

800

3

Cảng Mỹ Tho

Tiền Giang

 

2.380

100

1.500

4

Cảng Cao Lãnh

Đồng Tháp

 

2.910

100

1.000

5

Cảng Trà Vinh

Trà Vinh

 

1.280

100

800

6

Cảng Vĩnh Long

Vĩnh Long

 

3.200

100

1.000

7

Cảng Bến Tre

Bến Tre

 

2.500

100

2.000

8

Cảng Long Xuyên

An Giang

 

5.100

100

800

9

Cảng Châu Đốc

An Giang

 

4.200

100

800

10

Cảng Rạch Giá

Kiên Giang

 

3.500

100

800

11

Cảng Hà Tiên

Kiên Giang

 

2.500

100

500

12

Cảng Sóc Trăng

Sóc Trăng

 

 

100

1.500

13

Cảng Cà Mau

Cà Mau

 

5.700

100

4.000

14

Cảng Năm Căn

Cà Mau

 

2.800

100

1.500

15

Cảng Ông Đốc

Cà Mau

 

2.050

100

1.500

 

PHỤ LỤC 7.

BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC CẢNG MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Theo 16/2000/QĐ-TTg

Bổ sung

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

 

Cảng hàng hóa

 

(T)

(103 T/n)

(T)

(103 T/n)

1

Cảng Đò Lèn

Thanh Hóa

 

 

1.000

1.000

2

Cảng Hộ Độ (XD mới)

Hà Tĩnh

 

 

400

1.000

3

Cảng Quảng Phúc

Quảng Bình

 

 

1.000

600

4

Cảng Quảng Thuận

Quảng Bình

 

 

1.000

500

5

Cảng Đông Hà

Quảng Trị

 

 

1.000

200

6

Cảng Hội An

Quảng Nam

 

 

300

1.000

 

PHỤ LỤC 8.

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Hạng mục

Vốn đầu tư

Trong đó

Nguồn vốn

Đến 2010

2011 - 2020

I

Kết cấu hạ tầng

36.780

7.030

29.750

NSNN, ODA, DN, nguồn khác

1

Luồng tuyến

29.580

5.080

24.500

NSNN, ODA

-

Xây dựng, nâng cấp

23.880

3.880

20.000

 

-

Bảo Trì

5.700

1.200

4.500

 

2

Cảng bến

7.200

1.950

5.250

NSNN, DN

II

Phương tiện vận tải

36.300

9.300

27.000

DN, nguồn khác

III

Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu sông

270

70

200

DN, nguồn khác

 

Tổng cộng

73.350

16.400

56.950

 

 

PHỤ LỤC 9.

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên dự án

Ghi chú

A

Giai đoạn đến năm 2015

 

1

Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo

 

2

Phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới)

 

3

Phát triển Giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ (sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới)

 

4

Tuyến VTT Việt Trì - Tuyên Quang

 

5

Tuyến VTT Việt Trì - Lào Cai

 

6

Tuyến VTT sông Hàm Luông

 

7

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng quản lý của Cảng vụ ĐTNĐ và Thanh tra giao thông ĐTNĐ

 

8

Đầu tư, nâng cấp các cơ sở đào tạo Nghề và phát triển nguồn nhân lực

 

B

Giai đoạn đến năm 2020

 

1

Cải tạo giao thông thủy đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội

 

2

Tuyến VTT sông Đồng Nai

 

3

Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cảng đầu mối

 

4

Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn và môi trường ĐTNĐ

 

5

Đầu tư, nâng cấp một số cảng trong phạm vi vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị