Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 1261/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 27/05/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1261/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 3 tháng 2 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tại Hội nghị Tỉnh ủy (Khóa XV) phiên bất thường họp ngày 16/4/2020 thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Căn cứ Văn bản số 2179/BXD-PTĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1450/TTr-SXD và Báo cáo thẩm định số 1449/TĐ-SXD ngày 20 tháng 5 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 06 huyện, 02 thị xã và thành phố Huế. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 5.026km2.

2. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị

2.1 Quan điểm

- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

- Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực đô thị và nông thôn; Đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.

- Phát triển đô thị bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.2 Mục tiêu

- Cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 17/4/2020 cùa Tỉnh ủy (Khóa XV) thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với chương trình phát triển đô thị quốc gia, từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.

- Hoàn thành mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế trước năm 2021; Thành lập thị xã Phong Điền và thành lập Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2022.

- Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các phường, thị trấn trong tương lai.

3. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị giai đoạn 2020-2030

3.1 Tỷ lệ đô thị hóa

a) Đến năm 2025: đạt khoảng 62-65%;

b) Đến năm 2030: đạt khoảng 65-70%.

3.2 Về chất lượng đô thị

a) Đến năm 2025:

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29m2/người trở lên; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 80% trở lên.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại I đạt từ 20-25%; đô thị loại in đến loại V đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị loại I đạt từ 20-30%; đô thị loại III đạt từ 10-15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2-5%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại I đến loại IV đạt 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 85% trở lên diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 15% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 20% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90% trở lên; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại I đạt 100%, loại III đến loại IV đạt 90%, loại V đạt 85% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị đối với đô thị loại I đạt 12m2/người, loại III và loại IV đạt 7m2/người; đô thị loại V đạt từ 5m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 5m2/người trở lên.

b) Đến năm 2030:

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 30m2/người trở lên; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 85% trở lên.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại I đạt 30% trở lên; đô thị loại III đến loại V đạt từ 25% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị loại I đạt 30% trở lên; đô thị loại III đạt 15%; đô thị loại IV và loại V đạt 5% trở lên.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại I đến loại IV đạt trên 95%, đạt 150 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt trên 80%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 100 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 70% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 13% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 18% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 95% trở lên; 100% chất thải rắn y tế nguy hại dược thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại I đạt 100%, loại III đến loại IV đạt 95%, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 90% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị đối với đô thị loại I đạt 15m2/người, loại III và loại IV đạt 8m2/người; đô thị loại V đạt từ 6m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 6m2/người trở lên.

4. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh

(Xem chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm)

5. Danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung

Trên cơ sở thực trạng các đô thị và lộ trình nâng cấp các đô thị từ nay đến năm 2030, định hướng cần tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm như sau:

5.1 Danh mục các dự án:

Trên cơ sở thực trạng các đô thị và lộ trình nâng cấp các đô thị từ nay đến năm 2030, định hướng cần tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm như sau:

a) Hạ tầng kỹ thuật:

- Hệ thống giao thông đối ngoại: Nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài lên 9 triệu khách/năm; Đê chắn sóng Cảng Chân Mây - Giai đoạn 2; Đầu tư Cảng Điền Lộc; Mở rộng hầm Phước Tượng, Phú Gia; Nâng cấp Quốc lộ 49A đoạn Huế - Bình Điền; Đường ven biển từ Phong Điền về Phú Lộc; Nâng cấp Quốc lộ 49B đoạn từ cầu Tư Hiền đi Quốc lộ 1, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc.

- Hệ thống giao thông kết nối các trung tâm đô thị vùng: Đường và cầu Hà Trung (đường La Sơn - Hà Trung); Đường Tố Hữu nối dài về sân bay Phú Bài; Đường Tân Mỹ - Thuận An; Cầu và đường Nguyễn Hoàng; Đường vành đai 3; Đường Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa); cầu Vĩnh Tu; Nâng cấp mở rộng đường Tỉnh lộ 16 (Tứ Hạ - Bình Điền); Đường cứu hộ cứu nạn Hương Xuân - Hương Phong; Đường trục chính Khu đô thị Chân Mây; Phong Điền - Điền Lộc; Nâng cấp đường 74 (Nam Đông - A Lưới); Nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường huyện xã; Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III; Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III; Nâng cấp mở rộng Cầu Phú Thứ; Xây dựng mới cầu nối đường Tỉnh lộ 3 với xã Phú Hải;

- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nội thị: Nâng cấp và mở rộng đô thị Huế; Đô thị Hương Thủy; Đô thị Hương Trà + Bình Điền; Đô thị Phú Vang + Thuận An; Đô thị Phong Điền; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

b) Hạ tầng thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu: Nâng cấp, xây dựng các cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão; Dự án hồ chứa nước Thủy Cam; Chống sạt lở bờ biển, bờ sông (sông Hương, sông Bồ); Dự án sửa chữa, nâng cấp đập Thảo Long (nâng cấp thay mới 10 cửa van và thiết bị đóng mở dự phòng); Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển Hải Dương và chỉnh trị luồng cảng Thuận An; Nâng cấp mở rộng đập Cửa Lác; Nâng cấp, sửa chữa tuyến Hói Hà, Hói Nậy, huyện Phong Điền; Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, huyện Phú Vang; Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Sửa chữa nâng cấp đê điều, công trình, hồ chứa,...

c) Hạ tầng công nghiệp: Từng bước hoàn thiện hạ tầng các Khu công nghiệp: Phú Bài, Phong Điền, Quảng Vinh, La Sơn, Phú Đa và hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

d) Hạ tầng công cộng: Đầu tư xây dựng mở rộng Nhà máy nước Vạn Niên công suất 120.000m3/ng.đ; Xây dựng Nhà máy nước Hương Vân công suất 30.000m3/ng.đ; Nhà máy nước Lộc Bổn công suất 30.000m3/ng.đ. Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung phía Nam tại Phú Sơn, thị xã Hương Thủy và phía Bắc tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà. Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải khu vực Bắc Sông Hương công suất 130.000m3/ng.đ. Xây dựng mới nghĩa trang nhân dân phía Nam (tại thị xã Hương Thủy) và phía Bắc (tại thị xã Hương Trà); Đầu tư hệ thống điện chiếu sáng dọc Quốc lộ 1A và tuyến đường tránh phía Tây thành phố Huế.

đ) Hạ tầng văn hóa: Triển khai dự án di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; Di dời Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Di dời hộ dân sinh sống tại khu vực Mang Cá nhỏ; Di dời Bệnh viện 268; Trùng tu quần thể di tích Cố Đô Huế; Phục hồi các phố cổ Bao Vinh, Chi Lăng, Gia Hội; Trùng tu các di tích lịch sử, cách mạng khác; Bảo tàng Thừa Thiên Huế; Hạ tầng phát triển du lịch; Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện quốc tế; Đầu tư phát triển du lịch Vườn quốc gia Bạch Mã; Khu văn hóa đa năng Cồn Dã Viên.

e) Hạ tầng y tế: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền (di dời); Dự án đầu tư nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế; Nâng cấp, mở rộng các bệnh viện tuyến huyện, tuyến cơ sở; Xây dựng Khu y tế công nghệ cao phục vụ khám, chữa bệnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế; Trung tâm khám chữa bệnh, điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người già và nghiên cứu khoa học; Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện quốc tế cơ sở 2; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Điều phối ghép tạng và Bảo trì ghép mô; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm các Trường - Viện; Xây dựng trung tâm cứu hộ, cứu nạn miền Trung.

g) Hạ tầng giáo dục đào tạo: Hạ tầng Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia; Xây dựng Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế tại thị xã Hương Trà; Xây dựng mô hình Trường - Viện cấp quốc gia của Trường Đại học Y Dược và bệnh viện Y Dược Huế; Xây dựng Đô thị giáo dục quốc tế Huế.

h) Hạ tầng thông tin và truyền thông: Dự án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030; Dự án hoàn thiện chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030.

i) Hạ tầng khoa học công nghệ: Đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao Quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung (Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung); Trung tâm khởi nghiệp đổi mới khoa học công nghệ quốc gia.

5.2 Nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các giải pháp về vốn

a) Nhu cầu vốn đầu tư:

- Nhu cầu vốn đầu tư tổng thể cả chương trình: khoảng 66.466 tỷ đồng.

- Phân theo giai đoạn thực hiện:

+ Giai đoạn đến 2020 (dự án chuyển tiếp): khoảng 3.851 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2021 - 2025: khoảng 31.506 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2026-2030: khoáng 31.109 tỷ đồng.

(Xem chi tiết danh mục dự kiến các dự án trọng điểm đầu tư đến năm 2030 tại Phụ lục 2 đính kèm)

b) Dự kiến cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2021-2030: Khoảng 62.615 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách tỉnh: khoảng 5.380 tỷ đồng.

- Ngân sách Trung ương: khoảng 38.835 tỷ đồng.

- Nguồn vốn khác: khoảng 18.400 tỷ đồng.

5.3 Giải pháp chính sách, huy động nguồn vốn

a) Giải pháp về cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư:

- Về huy động vốn ngân sách Nhà nước:

+ Ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh, đồng thời, làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước.

+ Có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

- Về huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước:

+ Xác định việc sử dụng ngân sách đầu tư phát triển đô thị đúng chỗ, hiệu quả, có tác dụng làm hạt nhân kích thích thu hút đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách.

+ Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo hình thức BOT, PPP.

+ Cải cách gọn nhẹ thủ tục hành chính trong đầu tư phát triển đô thị, đặc biệt đối với các dự án từ nguồn vốn ngoài ngân sách.

+ Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, nhà ở,... nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.

b) Giải pháp phân bổ nguồn lực phát triển đô thị

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA), nguồn tín dụng đầu tư ưu đãi của Trung ương, nguồn vượt thu, tăng thu từ kinh tế địa phương: Ưu tiên cho đầu tư phát triển trong đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, các hạ tầng khung trong các đô thị, các công trình đầu mối trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường đô thị.

- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho phát triển các dịch vụ công trong đô thị như thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng; phát triển các khu vực mở rộng, tái thiết đô thị, các khu đô thị có chức năng chuyên biệt.

- Xây dựng cơ chế đặc thù, ưu tiên tập trung nguồn lực cho các dự án ưu tiên đầu tư và phát triển các đô thị trung tâm vùng kinh tế động lực làm khâu đột phá, có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, kích thích phát triển đô thị từng vùng.

- Kết hợp, lồng ghép Chương trình phát triển đô thị với các mục tiêu, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương.

- Đầu tư vào các hạ tầng thiết yếu có tác dụng thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển đô thị.

- Phân vùng, phân kỳ phát triển đô thị hợp lý để có chính sách phù hợp, hiệu quả nhất đối với phát triển đô thị từng vùng, từng giai đoạn.

- Phát triển đô thị bền vững, phát huy nguồn nội lực để vừa tăng trưởng nhanh về kinh tế, vừa đảm bảo sinh thái bền vững, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị được UBND tỉnh phê duyệt, giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:

1. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

b) Chủ trì, tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận.

c) Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị từng đô thị.

d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí chung của các Sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị và vận động thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động thuộc Chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kinh phí hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán chi hàng năm và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 05 năm và hàng năm đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị, trình cấp thẩm quyền quyết định.

b) Hướng dẫn các địa phương xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt làm cơ sở cho định hướng phát triển đô thị.

5. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương liên quan quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh (bao gồm Quốc lộ, Tỉnh lộ) gắn kết với hệ thống đô thị trung tâm và các trục giao thông chính đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị được duyệt.

6. Các Sở, ngành liên quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý phát triển đô thị.

7. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy và các huyện

a) Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị thuộc địa phương quản lý.

b) Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị từng đô thị thuộc địa phương quản lý; chủ động, tích cực huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển đô thị phù hợp với lộ trình phát triển đô thị của địa phương và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Huế, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy và các huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các P.CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, QHXT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC, LỘ TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH NÂNG LOẠI HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tên đô thị

Hiện trạng

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Đô thị vùng lõi

 

 

 

1.1

Thành phố Huế mở rộng (266,0652 km2) gồm: Thành phố Huế hiện hữu và xã Thủy Vân, Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy); phường Hương Hồ, phường Hương An, các xã: Hương Thọ, Hương Phong, Hương Vinh, Hải Dương (thị xã Hương Trà); thị trấn Thuận An và các xã: Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh (huyện Phú Vang)

- Thành phố Huế (đô thị loại I)

- Thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thị trấn Thuận An mở rộng (đô thị loại IV)

- Mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế. Đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất kết quả rà soát, đánh giá đô thị loại I đối với thành phố Huế sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và đánh giá các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập phường. Thành lập các phường thuộc thành phố Huế, bao gồm: Thủy Vân, Phú Thượng, Hương Vinh, Thuận An.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí đô thị loại I.

- Nâng cấp các xã thành phường, bao gồm: Thủy Phù, Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy và Hương Toàn, Bình Tiến thuộc thị xã Hương Trà.

Đạt tiêu chí đô thị loại I và là trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương

1.2

Thị xã Hương Thủy

1.3

Thị xã Hương Trà

1.4

Đô thị Chân Mây - Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô (đô thị loại V) và các xã: Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến

- Nâng cấp các xã: Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến đạt tiêu chí đô thị loại V (trước năm 2023).

- Đạt tiêu chí đô thị loại III

 

1.5

Đô thị Phong Điền

Thị trấn Phong Điền và xã Phong An (đô thị loại V)

- Đô thị Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV và thị trấn Phong Điền, các xã: Phong An, Phong Hiền, Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hòa, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải, Điền Hải đạt các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập phường.

- Thành lập thị xã Phong Điền.

 

2

Đô thị trực thuộc các huyện ngoại thành

 

 

 

2.1

Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang

Đô thị loại V

Đô thị loại V

 

2.2

Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

Đô thị loại V

Đô thị loại V

 

2.3

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền

Đô thị loại V

Đô thị loại V

 

2.4

Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông

Đô thị loại V

Đô thị loại V

 

2.5

Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc

Đô thị loại V

Đô thị loại V

 

2.6

Đô thị La Sơn, huyện Phú Lộc

Đô thị loại V

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

2.7

Đô thị Vinh Thanh, huyện Phú Vang

Đô thị loại V

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

3

Các đô thị dự kiến hình thành mới

 

 

 

3.1

Đô thị Vinh Hiền, huyện Phú Lộc

Đô thị mới

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

3.2

Đô thị Thanh Hà, huyện Quảng Điền

Đô thị mới

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

3.3

Đô thị Vinh Hưng, huyện Phú Lộc

Xã nông thôn mới

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

3.4

Đô thị Phú Mỹ, huyện Phú Vang

Xã nông thôn mới

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

3.5

Đô thị Hồng Vân, huyện A Lưới

Xã nông thôn mới

 

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

3.6

Đô thị Lâm Đớt, huyện A Lưới

Xã nông thôn mới

 

Đô thị loại V; thành lập thị trấn

 

PHỤ LỤC II:

DANH MỤC DỰ KIẾN CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

Tổng mức đầu tư

GĐ đến năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng VĐT GĐ

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Khác

Tổng VĐT GĐ

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Khác

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI+VII+VIII +IX)

 

 

66,466

3,851

31,506

16,906

2,600

12,000

31,109

21,929

2,780

6,400

I

HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

 

30,310

1,505

15,762

8,812

1,700

5,250

13,043

10,263

1,780

1,000

I.1

Hệ thống giao thông đối ngoại

 

 

10,740

1,000

6,640

1,890

0

4,750

3,100

2,600

0

500

1

Nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài

 

Lên 9 triệu khách/năm

5,250

1,000

4,250

 

 

4,250

 

 

 

 

2

Đê chắn sóng Cảng Chân Mây, Giai đoạn 2

 

 

690

 

690

690

 

 

 

 

 

 

3

Đầu tư Cảng Điền Lộc

 

 

1000

 

500

 

 

500

500

 

 

500

4

Mở rộng hầm Phước Tượng, Phú Gia

 

 

800

 

 

 

 

 

800

800

 

 

5

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 49 đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

1800

 

 

 

 

 

1800

1800

 

 

6

Đường ven biển từ Phong Điền về Phú Lộc

 

74km

1,200

 

1200

1200

 

 

 

 

 

 

I.2

Hệ thống giao thông kết nối các trung tâm đô thị vùng

 

 

12,570

505

5,552

5,352

200

0

6,513

6,213

300

0

1

Đường và cầu Hà Trung (đường La Sơn - Hà Trung)

 

850m cầu, 12,7km đường

950

 

 

 

 

950

950

 

 

 

2

Đường Tố Hữu nối dài về sân bay Phú Bài

 

10km

753

 

753

753

 

 

 

 

 

 

3

Đường Chợ Mai - Tân Mỹ, huyện Phú Vang

 

4,83km

196

68

128

128

 

 

 

 

 

 

4

Đường Phú Mỹ - Thuận An, huyện Phú Vang

 

4,13km

345

119

226

226

 

 

 

 

 

 

5

Dự án Đường Mỹ an - Thuận An

 

3,7km

418

1

417

417

 

 

 

 

 

 

6

Cầu và đường Nguyễn Hoàng

 

400m cầu, 1km đường

1,500

 

1500

1500

 

 

 

 

 

 

7

Đường vành đai 3

 

8km

1,200

 

1,200

1,200

 

 

 

 

 

 

8

Đường Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ-Phú Đa)

 

12,2km

105

2

103

103

 

 

 

 

 

 

9

Cầu Vĩnh Tu

 

2.330m cầu, 2km đường

1,338

 

 

 

 

 

1,338

1,338

 

 

10

Nâng cấp mở rộng đường tỉnh 16 (Tứ Hạ - Bình Điền) (theo QH hệ thống đường ngang nối đường Hồ Chí Minh là đường Bình Lợi - Tứ Hạ)

 

21,7km

370

 

370

370

 

 

 

 

 

 

11

Đường cứu hộ cứu nạn Hương Xuân-Hương Phong

 

19,9km

400

 

 

 

 

 

400

400

 

 

12

Đường trục chính Khu đô thị Chân Mây

 

3,5km

350

23

82

82

 

 

245

245

 

 

13

Đường nối khu phi thuế quan với khu cảng Chân Mây

 

 

273

 

273

273

 

 

 

 

 

 

14

Phong Điền - Điền Lộc

 

 

672

292

300

300

 

 

80

80

 

 

15

Nâng cấp đường 74 (Nam Đông - A Lưới)

 

 

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

16

Nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường huyện xã

 

90km

500

 

200

 

200

 

300

 

300

 

17

Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III

 

25km

300

 

 

 

 

 

300

300

 

 

18

Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính tuyến phá Tam Giang đến dầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III

 

30km

400

 

 

 

 

 

400

400

 

 

19

Giao thông kết nối các trung tâm đô thị vùng (2026-2030)

 

 

2,000

 

 

 

 

 

2,000

2000

 

 

I.3

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nội thị

 

 

7,000

0

3,570

1,570

1,500

500

3,430

1,450

1,480

500

1

Nâng cấp và Mở rộng đô thị Huế

 

 

3,000

 

1500

500

500

500

1500

500

500

500

2

Đô thị Hương Thủy

 

 

500

 

250

100

150

 

250

100

150

 

3

Đô thị Hương Trà + Bình Điền

 

 

500

 

250

100

150

 

250

100

150

 

4

Đô thị Phú Vang + Thuận An

 

 

500

 

250

100

150

 

250

100

150

 

5

Đô thị Phong Điền

 

 

1,000

 

500

250

250

 

500

250

250

 

6

Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô - Phú Lộc

 

 

1,500

 

820

520

300

 

680

400

280

 

II

HẠ TẦNG THỦY LỢI, ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

 

3,585

247

1,418

1,418

0

0

1,920

1,920

0

0

1

Nâng cấp, xây dựng các cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão

 

 

100

 

80

80

 

 

20

20

 

 

2

Dự án hồ chứa nước Thủy Cam

 

 

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

3

Chống sạt lở bờ biển, bờ sông (sông Hương, sông Bồ)

 

50km

1,625

225

400

400

 

 

1,000

1,000

 

 

4

Dự án sửa chữa, nâng cấp đập Thảo Long (nâng cấp thay mới 10 cửa van và thiết bị đóng mở dự phòng)

 

 

68

 

68

68

 

 

 

 

 

 

5

Nâng cấp mở rộng đập Cửa Lác

 

02km

200

 

200

200

 

 

 

 

 

 

6

Nâng cấp, sửa chữa tuyến Hói Hà, Hói Nậy, huyện Phong Điền

 

1,300ha

110

 

110

110

 

 

 

 

 

 

7

Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, huyện Phú Vang

 

12km

140

 

140

140

 

 

 

 

 

 

8

Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh TT Huế

 

 

200

 

100

100

 

 

100

100

 

 

9

Sửa chữa nâng cấp đê điều, công trình, hồ chứa,...

 

 

642

22

320

320

 

 

300

300

 

 

III

HẠ TẦNG CÔNG NGHIỆP

 

 

1,400

0

700

400

300

0

700

400

300

0

1

Hạ tầng Khu công nghiệp

 

 

700

 

350

200

150

 

350

200

150

 

2

Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

 

700

 

350

200

150

 

350

200

150

 

IV

HẠ TẦNG CÔNG CỘNG

 

 

4,600

0

3,100

0

0

3,100

1,500

0

0

1,500

1

Nhà máy nước Vạn Niên

 

120.000m3 /ngđ

800

 

800

 

 

800

0

 

 

 

2

Nhà máy nước Hương Vân

 

30.000m3/ ngđ

200

 

200

 

 

200

0

 

 

 

3

Nhà máy nước Lộc Bổn

 

30.000m3/ ngđ

200

 

200

 

 

200

0

 

 

 

4

Nhà máy xử lý chất thải rắn

 

 

400

 

400

 

 

400

0

 

 

 

5

Nhà máy xử lý nước thải khu vực Bắc Sông Hương

 

130.000m3 /ngđ

3,000

 

1,500

 

 

1,500

1500

 

 

1,500

V

HẠ TẦNG VĂN HÓA

 

 

13,471

2,099

6,276

4,976

0

1,300

5,096

4,396

0

700

V.1

Di tích

 

 

11,171

2,099

4,676

4,676

0

0

4,396

4,396

0

0

1.1

Dự án di dời dân cư KV 1 Kinh thành Huế. Trong đó,

 

4.201 hộ

4097

1101

2996

2996

 

 

 

 

 

 

 

HP Bồi thường, GPMB (bao gồm Mang cá nhỏ)

 

 

2735

962

1773

1773

 

 

 

 

 

 

 

HP Tái định cư

 

 

1362

139

1223

1223

 

 

 

 

 

 

1.2

Di dời Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

 

 

330

 

330

330

 

 

 

 

 

 

1.3

Di dời Bệnh viện 268

 

 

200

 

200

200

 

 

 

 

 

 

1.4

Trùng tu quần thể di tích Cố Đô Huế (Chi tiết theo danh mục)

 

 

5,844

998

1150

1150

 

 

3,696

3,696

 

 

1.5

Phục hồi các phố cổ Bao Vinh, Chi Lăng, Gia Hội

 

 

300

 

 

 

 

 

300

300

 

 

1.6

Trùng tu các di tích lịch sử, cách mạng khác

 

 

400

 

 

 

 

 

400

400

 

 

V.2

Thiết chế văn hóa

 

 

2,300

0

1,600

300

0

1,300

700

0

0

700

2.1

Bảo tàng Thừa Thiên Huế

 

 

300

 

300

300

 

 

 

 

 

 

2.2

Hạ tầng phát triển du lịch

 

 

700

 

200

 

 

200

500

 

 

500

2.3

Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện quốc tế

 

 

500

 

500

 

 

500

 

 

 

 

2.4

Đầu tư phát triển du lịch Vườn quốc gia Bạch Mã

 

 

500

 

300

 

 

300

200

 

 

200

2.5

Khu văn hóa đa năng Cồn Dã Viên

 

 

300

 

300

 

 

300

 

 

 

 

VI

HẠ TẦNG Y TẾ

 

 

5,100

0

2,150

500

350

1,300

2,950

1,200

400

1,350

1

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền (di dời)

 

 

200

 

200

 

200

 

 

 

 

 

2

Dự án đầu tư nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm miền Trung

 

 

300

 

300

300

 

 

 

 

 

 

3

Nâng cấp, mở rộng các bệnh viện tuyến huyện, tuyến cơ sở

 

 

350

 

150

 

150

 

200

 

200

 

4

Hạ tầng Khu y tế công nghệ cao phục vụ khám, chữa bệnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

 

1,000

 

500

 

 

500

500

300

 

200

5

Trung tâm khám chữa bệnh, điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người già và nghiên cứu khoa học

 

 

500

 

300

 

 

300

200

 

 

200

6

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện quốc tế cơ sở 2

 

 

1000

 

500

 

 

500

500

 

 

500

7

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Điều phối ghép tạng và Bảo trì ghép mô

 

 

600

 

 

 

 

 

600

600

 

 

8

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm các Trường - Viện tại khu đô thị An Vân Dương

 

 

950

 

 

 

 

 

950

300

200

450

9

Xây dựng trung tâm cứu hộ, cứu nạn miền Trung

 

 

200

 

200

200

 

 

 

 

 

 

VII

HẠ TẦNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

 

 

5,300

0

950

350

0

600

4,350

3,350

0

1,000

1

Hạ tầng Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia

 

 

2700

 

250

250

 

 

2450

2450

 

 

2

Xây dựng Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế tại thị xã Hương Trà

Tx. Hương Trà, huyện Phú Vang

2,3 ha

1200

 

 

 

 

 

1200

800

 

400

3

Xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế theo mô hình “Trường - Viện” cấp quốc gia

 

 

400

 

200

100

 

100

200

100

 

100

4

Đô thị giáo dục quốc tế Huế

 

 

1000

 

500

 

 

500

500

 

 

500

VIII

HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 

500

0

250

0

250

0

250

0

250

0

1

Dự án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030

 

 

400

 

150

 

150

 

250

 

250

 

2

Dự án Hoàn thiện Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030

 

 

100

 

100

 

100

 

 

 

 

 

IX

HẠ TẦNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

 

 

2,200

0

900

450

0

450

1,300

400

50

850

1

Đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao Quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

1000

 

500

200

 

300

500

200

 

300

2

Hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung (Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung)

 

 

950

 

300

150

 

150

650

150

 

500

3

Trung tâm khởi nghiệp đổi mới khoa học công nghệ quốc gia

 

 

250

 

100

100

 

 

150

50

50

50