Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu: 12/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 12/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2016/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 12 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh; Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY CHẾ

VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2. Đối tượng áp dụng

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động

1. Về trách nhiệm

a) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực Sở, ban, ngành mình quản lý theo nguyên tắc:

- Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp tham gia với lực lượng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Trường hợp phát hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn trực tiếp quản lý. Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

c) Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, căn cứ chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật, các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc thẩm quyền chủ động tổ chức phối hợp hoạt động, trong đó có phân định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo từng chuyên đề, lĩnh vực và địa bàn cụ thể, chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.

2. Về quan hệ phối hợp hoạt động.

a) Quan hệ phối hợp hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện thị xã, thành phố phải tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

b) Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.

c) Việc trao đổi thông tin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải bảo đảm quy định về chế độ bảo mật.

Chương II

TRÁCH NHIỆM TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH, UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

Điều 3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo 389 tỉnh

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời kỳ. Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả có tính chất nghiêm trọng, có tổ chức;

- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm tra tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý đối với tập thể, cá nhân có dấu hiệu bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Tiến hành tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả định kỳ và theo chuyên đề, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia;

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng; xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Chỉ đạo Sở Công Thương (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh), giúp việc cho Trưởng Ban và Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong điều hành, chỉ đạo hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 tỉnh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Điều 4. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

1. Sở Công Thương

a) Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh

- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo theo chủ trương, kế hoạch, chương trình, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chương trình, kế hoạch công tác được Trưởng Ban chỉ đạo, phê duyệt hoặc ủy quyền;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác phối hợp, gắn kết giữa các Sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi quản lý, đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389 tỉnh;

- Đôn đốc các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Chỉ đạo, triển khai các kế hoạch, chương trình công tác đột xuất, ngắn hạn của Ban chỉ đạo 389 tỉnh; cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chuẩn bị nội dung chương trình họp Ban chỉ đạo, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo theo quy định;

- Yêu cầu các Sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo 389 tỉnh;

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Ban chỉ đạo 389 tỉnh và các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao;

b) Chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng các cấp thực thi công tác quản lý thị trường nội tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động thương mại, dịch vụ thương mại trên thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả và các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa, sản xuất, sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật khác trên thị trường nội tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa là các sản phẩm công nghiệp lưu thông trên thị trường. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra về An toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra xử lý các vi phạm về Sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra xử lý các vi phạm về bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp;

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra các hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hoặc áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Sở Công Thương.

2. Sở Tài chính

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, phạm vi quản lý; chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389 tỉnh;

- Tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát cho các cơ quan chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá; xử lý các hành vi vi phạm về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền.

3. Công An tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại trên tuyến đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ trì công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới đất liền, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới; phát hiện điều tra các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây buôn bán, vận chuyển kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả trên địa bàn khu vực biên giới. Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển ra ngoài địa bàn quản lý thì tiếp tục truy đuổi người, phương tiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ biên giới vào nội địa, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan Công an, Quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Hải quan và các lực lượng liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ tại cửa khẩu và các địa bàn kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với các đơn vị làm kinh tế thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên tự kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong khu vực quản lý; phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các đối tượng lợi dụng khu vực do Quân đội quản lý để tàng trữ trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả;

- Tuyên truyền vận động nhân dân ở khu vực biên giới, các tổ chức, cá nhân hoạt động trên khu vực biên giới tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

- Thực hiện hợp tác Quốc tế với các tỉnh có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết; trao đổi thông tin, phối hợp điều tra bắt giữ tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới, sản xuất hàng giả.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;

- Chỉ đạo cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ thực vật, động vật thủy sinh nguy cấp, quý hiếm;

- Chỉ đạo cơ quan Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và sử dụng các loại vật tư nông, lâm nghiệp, thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu, cấm sử dụng và ngoài danh mục cho phép;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, kinh doanh thực phẩm; sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến và nhập khẩu; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với cơ quan có liên quan quản lý nhà nước về giá thuốc, thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

7. Sở Giao thông Vận tải

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng các phương tiện vận tải;

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không; chỉ đạo cán bộ, công nhân viên trong ngành tham gia phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý, kiểm soát phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng trên địa bàn nhằm phát hiện kịp thời các phương tiện nhập lậu hoặc lưu hành trái phép.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường; các văn bản liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống hàng giả và gian lận thương mại;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật; về bản quyền phần mềm; chống buôn lậu văn hóa phẩm, in sang băng đĩa lậu; kiểm soát hoạt động quảng cáo trên bảng, biển, pa nô, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, trên phương tiện giao thông, vật thể di động khác, viết đặt biển hiệu; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp, hỗ trợ các ngành chức năng về nghiệp vụ trong giám định các loại văn hóa phẩm, các loại hàng hóa thuộc chuyên ngành văn hóa-thể thao và du lịch phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

10. Sở Thông tin và Truyền thông.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua hệ thống bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin;

- Hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, tổ chức tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, những tác động xấu đối với kinh tế xã hội của hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nhập khẩu đối với hàng hóa có ảnh hưởng tới môi trường thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bao gồm cả phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

12. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

13. Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát luồng ngoại tệ vào, ra, việc sử dụng ngoại tệ trên địa bàn tỉnh; hoạt động kinh doanh vàng; xử lý các loại tiền giả lưu thông trên thị trường.

14. Ban dân tộc tỉnh

Tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, cư dân biên giới, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không tiếp tay vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

15. Cục Hải quan Điện Biên

- Trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan; trao đổi thông tin hải quan và công tác điều tra, bắt giữ, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan Hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện hợp tác Quốc tế, trao đổi thông tin và quan hệ phối hợp với các lực lượng Hải quan các nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

16. Cục Thuế tỉnh

- Chủ trì thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngân sách;

- Quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng khác ở các ngành, các cấp trong phòng, chống gian lận về thuế; xử lý các hành vi vi phạm về thuế theo thẩm quyền.

17. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức việc quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hóa.

Điều 5. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn phụ trách;

2. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;

3. Phối hợp với các Sở, ngành, các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường trong việc tổ chức quản lý thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn mình quản lý;

4. Kiến nghị với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn;

5. Thực hiện công tác thông tin báo cáo tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định (qua Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công Thương), để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Chương III

NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 6. Nội dung phối hợp

Căn cứ chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, bám sát tình hình thực tiễn và theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc:

1. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác trong đó phân định rõ phạm vi và trách nhiệm quản lý và hoạt động, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan liên quan.

2. Phát hiện, thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu

- Thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong ngành và trên địa bàn, dự báo tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, giá cả; kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng giai đoạn. Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất, phức tạp thì kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường -Sở Công Thương) để thông báo cho các Sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

- Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phi thuế quan, chính sách cư dân biên giới, chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng.

- Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm; về các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật có thể áp dụng khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Chỉ đạo và tổ chức tuần tra, thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, gồm:

- Tchức lực lượng kiểm tra, phương tiện để ngăn chặn; tư vấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để xử lý vụ việc theo yêu cầu;

- Phối hợp trong quá trình điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và theo quy định của các cơ quan pháp luật;

- Khi xử lý có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia;

- Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra, kiểm soát có những hành vi vi phạm mà không thuộc phạm vi chức năng, thm quyền xử lý của mình, thì đơn vị kim tra, kim soát thông báo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định pháp luật;

- Khi cần thiết có thể tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phối hợp kiểm tra. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Các cơ quan tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên môn, phương tiện trong quá trình kiểm tra và xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp.

4. Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật khi phát sinh những vấn đề mới trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyn trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyn hàng nhập lậu, sản xut, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác đcác Bộ, ngành liên quan sửa đi, bsung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thm quyền sửa đổi, bsung bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng lực lượng theo yêu cầu công tác; hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; tổ chức giao lưu, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

6. Phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền

- Tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

7. Phối hợp với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng trong việc tuyên truyền, phbiến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng; các Hiệp hội doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ làm căn cứ kim tra và xử lý vi phạm.

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp.

1. Thực hiện đầy đủ, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc các chương trình, kế hoạch, phương án phi hợp đã tham gia ký kết với các đơn vị phi hp.

2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với quan chủ trì theo quy định chung về tình hình thị trường, công tác đấu tranh phòng chng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của đơn vị mình.

3. Tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cp theo yêu cu của đơn vị chủ trì thì đơn vị được yêu cầu phối hp phải hỗ trợ, tạo điu kiện, tăng cường lực lượng, phương tiện kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

4. Tham dự các phiên họp do Bộ, ngành, địa phương chủ trì triệu tập và chun bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp theo yêu cầu.

5. Tham gia xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị mình đảm bảo khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm trong chỉ đạo công tác phối hợp.

1. Trách nhiệm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

- Chỉ đạo, tchức, điều hành hoạt động trong việc phối hợp công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (kcả các giải pháp tình thế đối với từng lĩnh vực, từng tuyến, từng địa bàn cụ thể) nhằm kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành thuộc địa phương;

- Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương, báo cáo đy đủ, kịp thời lên Ban Chỉ đạo 389 Quc gia theo quy định;

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hp với tình hình thực tế của địa phương;

- Chỉ đạo tổ chức việc phối hp kiểm tra liên ngành ở địa phương khi cần thiết;

- Tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyn, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại;

- Đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xut sc trong công tác đu tranh phòng, chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý tập thể, cá nhân có biểu hiện bao che, bảo kê, thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng trong việc kim tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng thuộc ngành, đơn vị mình phối hp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị mình phụ trách;

- Yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước ở các Sở, ban, ngành và địa phương cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ và kịp thời tình hình có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị mình phụ trách, tng hp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động đbáo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnhChủ tịch UBND tỉnh.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về các chủ trương và biện pháp cn thiết nhm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực ngành, đơn vị mình phụ trách;

- Phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp được yêu cu các cơ quan có liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện đkịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ việc buôn lậu, buôn bán, vận chuyn, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Chương IV.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Sơ kết, tổng kết; báo cáo và khen thưởng, kỷ luật

1. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và chế độ báo cáo

- Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành sơ kết (định kỳ 6 tháng), tổng kết (định kỳ hàng năm) để đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hp theo Quy chế này và tổng hợp vào báo cáo kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương) đ tng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Hình thức sơ kết, tổng kết

+ Các Sở, ban, ngành tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp theo các mối quan hệ phi hợp theo chức năng hoặc đã tham gia ký kết;

+ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế.

2. Khen thưng, kỷ luật

- Khen thưởng:

Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp, thực thi nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Kỷ luật:

+ Người đng đầu Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kéo dài hoặc nghiêm trọng thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý thì phải chịu trách nhiệm trưc Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh;

+ Tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế này bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Căn cứ Quy chế này, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể hàng năm, trong đó có nội dung quan hệ phối hp đ tchức chỉ đạo thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực Sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

2. Khi pháp luật hiện hành có quy định khác với Quy chế này về trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các Bộ, ngành thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương) đtổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.