Quyết định 1195/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 1195/2008/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Ngày ban hành: | 19/05/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1195/2008/QĐ-UBND |
Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 01 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 27/2007/TT-BCA (A11) ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân;
Căn cứ Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ Thừa Thiên Huế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VIỆC RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1195/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng5 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Quy chế này quy định về việc quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu phổ thông là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cấp cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh.
Điều 3. Việc quản lý xuất nhập cảnh, quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức phải tuân theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ CẤP HỘ CHIẾU QUỐC GIA CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 4. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông
1. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao:
a. Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ;
b.Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh;
c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh;
d. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ điểm a đến điểm c mục 1 Điều 4 của Quy chế này cùng đi theo hành trình công tác
2. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ:
a. Đối tượng được cấp Hộ chiếu công vụ: Là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, Công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003).
b. Nơi nhận hồ sơ và trả Quyết định cho phép/cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài của Ủy ban Nhân dân tỉnh: Sở Ngoại vụ tỉnh
c. Thủ tục đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao.
3. Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông:
a. Cán bộ, công chức, viên chức có quyền đề nghị được cấp hộ chiếu phổ thông như mọi công dân.
b. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/TT-BCA (A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an.
4. Thời hạn của hộ chiếu:
a. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm.
b. Việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị ít nhất 1 năm và không quá 5 năm được áp dụng cho các đối tượng thuộc khoản 12 điều 6 và khoản 5 điều 7 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ.
c. Hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 10 năm kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
d. Đối với hộ chiếu phổ thông đã được cấp có thời hạn 5 năm trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày được gia hạn 1 lần không quá 3 năm.
Điều 5. Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu:
1. Người được cấp hộ chiếu có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cẩn thận, không được tẩy xoá, sữa chữa nội dung trong giấy tờ đó, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam.
2. Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có trách nhiệm khai báo nếu bị mất hộ chiếu, theo quy định sau:
- Nếu nguời đó đang ở trong nước thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan cấp hộ chiếu và báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài.
- Nếu người đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất.
3. Người được cấp hộ chiếu phổ thông có trách nhiệm khai báo nếu bị mất, theo quy định sau:
- Nếu hộ chiếu bị mất ở trong nước thì trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất phải có đơn trình báo và có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi gần nhất, sau đó trực tiếp nộp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an tỉnh, thành phố nơi thường trú hoặc tạm trú.
- Nếu hộ chiếu bị mất ở nước ngoài thì phải có đơn trình báo ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
- Nội dung đơn trình báo cần ghi rõ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, thời gian, địa điểm xảy ra và lý do mất hộ chiếu.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VIỆC RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 6. Quy định chung về xuất cảnh của công chức, viên chức nhà nước đi việc riêng:
1. Xuất cảnh việc riêng được quy định tại Quy chế này như sau:
a. Xuất cảnh đi tham quan du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài, kinh phí do cá nhân tự chi trả.
b. Xuất cảnh đi thăm thân ở nước ngoài, kinh phí do cá nhân tự chi trả.
2. Đối với các chức danh lãnh đạo các cơ quan, Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và Thành phố Huế, xuất cảnh việc riêng phải có Quyết định cho phép của UBND tỉnh, quy trình thủ tục được áp dụng theo quy định chung về xuất cảnh của công chức, viên chức nhà nước đi việc công.
3. UBND tỉnh ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ quan, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và Thành phố Huế quyết định cho phép cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền xuất cảnh đi nước ngoài việc riêng. Quy trình, thủ tục xuất cảnh đi việc riêng do Thủ trưởng các cơ quan, Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và Thành phố Huế ban hành.
4. Nơi nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi và bổ sung hộ chiếu phổ thông: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh.
Điều 7. Quy định chung về xuất cảnh của công chức, viên chức nhà nước đi việc công:
UBND tỉnh thống nhất quản lý và quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý đi nước ngoài về việc công.
1. Cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm:
a. Lựa chọn và đề cử nhân sự đi công tác nước ngoài.
b. Báo cáo đề nghị UBND tỉnh ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý đi công tác nước ngoài.
c. Trong trường hợp có đề nghị cấp hộ chiếu công vụ cần nêu rõ ở văn bản báo cáo.
2. Nơi nhận hồ sơ và trả Quyết định cho phép/cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài của Ủy ban Nhân dân tỉnh: Sở Ngoại vụ.
3. Thời hạn trả Quyết định: Không quá 07 (bảy) ngày làm việc.
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 8. Trình tự thủ tục quyết định xuất cảnh:
1. Cơ quan có nhu cầu cử cán bộ đi công tác nước ngoài phải tuân theo các quy định sau:
a. Thủ trưởng các cơ quan phải có văn bản cử cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý đi công tác nước ngoài trình UBND tỉnh, đồng gửi Sở Ngoại vụ.
b. Văn bản phải có chữ ký trực tiếp của lãnh đạo và đóng dấu của cơ quan.
c. Văn bản bao gồm các nội dung chính sau:
- Họ tên, chức danh của người được cử hoặc cho phép đi nước ngoài.
- Nước đến, thời gian đến, mục đích công tác ở nước ngoài, kinh phí chuyến đi.
- Trường hợp là Đảng viên thì trong văn bản ở mục lý lịch trích ngang phải ghi rõ là Đảng viên.
- Trường hợp là công chức, viên chức có mã số, ngạch, bậc thì phải ghi rõ mã số, ngạch, bậc của công chức, viên chức đó.
- Trường hợp là công chức, viên chức thuộc loại không được bổ nhiệm vào một ngạch công chức, viên chức thì văn bản phải ghi rõ loại công chức, viên chức đó.
2. Trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho phép xuất cảnh.
a. Về trách nhiệm của Sở Ngoại vụ:
- Sở Ngoại vụ là cơ quan giúp UBND tỉnh thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức.
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đề nghị UBND tỉnh cấp phép hoặc giải quyết cho phép cán bộ, công chức, viên chức xuất cảnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Ngoại vụ có công văn (Kèm hồ sơ đề nghị của các cơ quan, đơn vị, cá nhân) đề xuất gửi UBND tỉnh quyết định cho phép hoặc không cho phép xuất cảnh.
- Định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh về tình hình xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức.
b. Trách nhiệm của các cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và thành phố Huế:
- Ban hành quy chế quản lý việc đi nước ngoài về việc riêng của cán bộ, công chức do mình quản lý.
- Định kỳ hàng quý báo cáo Sở Ngoại vụ tình hình xuất nhập cảnh (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Thời gian báo cáo vào ngày 20 của tháng thứ 3 hàng quý.
c. Quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức được phép xuất nhập cảnh
- Cán bộ, công chức, viên chức được phép xuất cảnh chậm nhất là 05 ngày sau khi về nước phải có văn bản báo cáo kết quả chuyến đi gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ và cơ quan chủ quản. Những trường hợp các cơ quan không có báo cáo sau chuyến đi của cán bộ công chức, viên chức thuộc quyền sẽ không cho phép đi trong các chuyến đi công tác nước ngoài tiếp theo.
- Các văn bản báo cáo kết quả chuyến đi gửi UBND tỉnh phải đồng gửi Sở Ngoại vụ tỉnh.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ và Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm công khai các quy trình, thủ tục được quy định trong Quy chế này.
Điều 10. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ XUẤT CẢNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1195/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)
I. Quy định về hồ sơ hành chính:
- Tờ trình gửi UBND tỉnh (đồng gửi Sở Ngoại vụ) của các cơ quan cấp tỉnh, các sở chủ quản quản lý công chức, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu và ngày cấp (nếu đã có Hộ chiếu) hoặc ghi rõ xin cấp hộ chiếu mới, mục đích chuyến đi, thời gian đi cụ thể, quốc gia đến, kinh phí chuyến đi. Tờ trình này do Giám đốc hoặc phó Giám đốc ký.
a. Trường hợp kinh phí do phía mời tài trợ thì phải đính kèm thư mời của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài).
b. Trường hợp kinh phí chuyến đi do ngân sách tỉnh chi trả thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh bằng văn bản.
II. Thời gian giải quyết:
- 7 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
III. Thời gian nhận và trả hồ sơ:
- Từ 7giờ 30 đến 16 giờ 30.
IV. Quy trình xử lý, thụ lý hồ sơ:
STT |
Nội dung công việc |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Tiếp nhận hồ sơ |
1/2 ngày |
Cơ quan thụ lý hồ sơ (Sở Ngoại vụ) |
|
2 |
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, soạn thảo tờ trình |
2 ngày |
|
|
3 |
Tờ trình kèm dự thảo Quyết định |
1/2 ngày |
|
|
4 |
Quyết định (tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả) |
3,5 ngày |
UBND tỉnh |
|
5 |
Trao trả hồ sơ |
1/2 ngày |
Sở Ngoại vụ |
|
|
Tổng cộng |
7 ngày |
|
|
Thông tư 02/2008/TT-BNG về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành Ban hành: 04/02/2008 | Cập nhật: 25/02/2008
Chỉ thị 29/2007/CT-TTg về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân Ban hành: 11/12/2007 | Cập nhật: 12/12/2007
Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam Ban hành: 17/08/2007 | Cập nhật: 05/09/2007