Quyết định 1157/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và 971/QĐ-TTg
Số hiệu: 1157/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lữ Quang Ngời
Ngày ban hành: 24/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1157/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 24 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 971/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg , ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Công văn số 4577/BNV-ĐT ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 206/TTr-SNV ngày 19/5/2016 của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (kèm theo Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020, số 102/KH-SNV ngày 19/5/2016 của Sở Nội vụ).

Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp cùng Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-SNV

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 22/10/2010 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Thông tư 139/2010/TT-BNV, ngày 21/9/2010 của Bộ Nội vụ quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Thực hiện Công văn số 4577/BNV-ĐT, ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020,

Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg , như sau:

I. QUAN ĐIỂM:

Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Mục tiêu: Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải đúng quy định, đúng đối tượng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo bám sát nhu cầu cán bộ, công chức và tình hình thực tế của địa phương;

- Đạt chuẩn và từng bước vượt chuẩn các chức danh theo quy định, đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới.

III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:

1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

a) Cán bộ xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

b) Công chức xã gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê.

2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:

Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:

- 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

IV. SỐ LƯỢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ:

1. Số lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

a) Đào tạo: 506 lượt

- Về chuyên môn: 255 lượt, trong đó: Sau đại học 141 lượt, đại học 98 lượt, cao đẳng 06 lượt, trung cấp 10 lượt.

- Về lý luận chính trị: 251 lượt, trong đó: Cao cấp 183 lượt; trung cấp 68 lượt.

b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng: 6.940 lượt (theo bộ tài liệu đã được Bộ Nội vụ ban hành và các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khác).

(Đính kèm phụ lục I, II).

2. Chế độ chính sách: Thực hiện theo Hướng dẫn Liên ngành số 97/HDLN-STC-SNV , ngày 28/01/2015 của Sở Tài chính và Sở Nội vụ quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3. Kinh phí: Từ ngân sách của Trung ương và từ ngân sách tỉnh cấp cho Đề án đào tạo nghề nông thôn (đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã) khoảng 8 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không nằm trong Đề án đào tạo nghề nông thôn khoảng 22 tỷ đồng.

V. CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP:

- Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và của mỗi cán bộ, công chức cấp xã về quyền và trách nhiệm của việc học tập;

- Quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan với cơ sở đào tạo trong việc cử cán bộ, công chức đi học và quản lý quá trình học tập, chấp hành nội quy của cán bộ, công chức; báo cáo về cơ quan đơn vị đối với cán bộ, công chức được cử đi học nhưng không đi học và không có lý do chính đáng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng;

- Phổ biến các văn bản quy định của nhà nước, của tỉnh về tiêu chuẩn chức danh, chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng.... tới đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời xiết chặt quản lý việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã trong đó cần nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cho từng chức danh;

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ năm 2016-2020;

- Tạo điều kiện, đưa những cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, chính trị; chưa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định;

- Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức khảo sát, đánh giá để chỉnh sửa, hoàn thiện các bộ tài liệu đã ban hành trong giai đoạn 2011-2015, xây dựng nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu theo hướng cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng cho cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại địa phương;

- Huy động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

- Tăng cường bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nội vụ:

- Hàng năm, sau khi được thông báo giao chỉ tiêu kinh phí, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh) tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cử cán bộ, giảng viên của địa phương tham gia các lớp tập huấn chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức (nếu có);

- Phối hợp với các Trường, Trung tâm, Viện, Công ty... mở lớp theo kế hoạch được phê duyệt;

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 và Bộ Nội vụ;

- Thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Dạy nghề;

- Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật. Giao chỉ tiêu nguồn vốn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

4. Sở Tài chính:

- Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

- Xem xét các chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức cấp xã được đi đào tạo, bồi dưỡng;

- Hỗ trợ Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ kết quả thực hiện kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã hàng năm và giai đoạn.

5. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Rà soát những cán bộ, công chức cấp xã hiện tại chưa đạt chuẩn theo quy định; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và giai đoạn; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định;

- Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với UBND cấp xã chọn, cử cán bộ, công chức cấp xã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức danh, đối tượng, số lượng theo thông báo chiêu sinh của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

- Chỉ đạo, quản lý cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải tham dự đầy đủ theo đăng ký;

- Quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã theo quy định; bố trí sử dụng có hiệu quả theo quy hoạch sau đào tạo;

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch;

- Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng thực hiện kế hoạch theo định kỳ hàng năm và giai đoạn về Sở Nội vụ (trước ngày 30/11 hàng năm và giai đoạn).

Trên đây là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020, đề nghị các sở, ngành tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ thực hiện, trong quá trình thực hiện, có khó khăn vướng mắc phản ánh về Sở Nội vụ, để tổng hợp xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kịp thời./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hiếu Nghĩa

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/KH-SNV, ngày 19/5/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long)

Đơn vị: Lượt người

STT

Đối tượng

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

Đào tạo

Tổng số

Tổng số

Chương trình Bí thư, Phó Bí thư

Chương trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND

Chương trình QLNN về lĩnh vực xây dựng

Chương trình QLNN về địa chính - môi trường

Chương trình QLNN về nông nghiệp

Chương trình bồi dưỡng công tác lao động, người có công và xã hội

Chương trình Trưởng Công an

Chương trình Chỉ huy trưởng quân sự

Chương trình Tư pháp - Hộ tịch

Chương trình Tài chính - Kế toán

Chương trình văn hóa

Chương trình Văn phòng - Thống kê

Chương trình Công nghệ thông tin

Chương trình khác

Tổng số

Chuyên môn

Chính trị

Sau đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Cao cấp

Trung cấp

I

CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

3560

250

250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

420

2640

296

86

36

5

1

159

9

3856

 

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

630

250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

320

64

16

1

2

 

45

 

694

 

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND

630

 

250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

320

134

46

6

2

 

80

 

764

 

Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

400

35

7

3

1

 

23

1

495

 

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

400

20

8

5

 

1

5

1

480

 

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

400

20

8

5

 

 

5

2

480

 

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

400

14

1

10

 

 

1

2

474

 

Chủ tịch Hội Cưu chiến binh Việt Nam

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

400

9

 

6

 

 

 

3

469

II

CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN

3380

0

0

200

200

200

240

100

100

240

240

240

240

320

1060

210

55

62

1

9

24

59

3590

 

Trưởng Công an xã

280

 

 

 

 

 

 

100

 

 

 

 

 

50

130

29

9

7

 

1

10

2

309

 

Chỉ huy trưởng quân sự

280

 

 

 

 

 

 

 

100

 

 

 

 

50

130

30

7

14

1

1

5

2

310

 

Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường

800

 

 

200

200

200

 

 

 

 

 

 

 

40

160

32

4

8

 

3

 

17

832

 

Tư pháp - Hộ tịch

440

 

 

 

 

 

 

 

 

240

 

 

 

40

160

24

5

11

 

1

1

6

464

 

Tài chính - Kế toán

440

 

 

 

 

 

 

 

 

 

240

 

 

40

160

25

5

9

 

1

1

9

465

 

Văn hóa - Xã hội

680

 

 

 

 

 

240

 

 

 

 

240

 

40

160

32

8

7

 

1

1

15

712

 

Văn phòng - Thống kê

460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

240

60

160

38

17

6

 

1

6

8

498

 

Cộng (I+II)

6940

250

250

200

200

200

240

100

100

240

240

240

240

740

3700

506

141

98

6

10

183

68

7446

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 109/KH-SNV, ngày 19/5/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Lượt người

Tổng số kinh phí

Kinh phí

Trung ương hỗ trợ

Địa phương

I

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

6940

12

5

7

1

Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể

3560

12

5

7

2

Công chức chuyên môn

3380

12

5

7

II

ĐÀO TẠO

506

18

 

18

1

Chuyên môn (Đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp)

255

18

 

18

2

Chính trị (cao cấp, trung cấp)

251

 

Cộng (I + II)

7446

30

5

25