Quyết định 1131/QĐ-UBND năm 2015 quy trình đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 1131/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Doãn Văn Hưởng
Ngày ban hành: 25/04/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1131/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 25 tháng 4 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Văn bản số 1608/TTg-QHQT ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án UNICEF tài trợ chính thức giai đoạn 2012-2016;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 102/TTr-SKH ngày 13/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chịu trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy trình theo đúng quy định Nhà nước hiện hành.

- Căn cứ quy trình, ban hành sổ tay hướng dẫn chi tiết lập kế hoạch các cấp để các đơn vị triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã/phường/thị trấn, Trưởng Ban quản lý Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Lào Cai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam;
- Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam;
- Tổ chức Oxfam Anh tại Việt Nam;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu VT, TM, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Doãn Văn Hưởng

 

QUY TRÌNH

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 25/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai)

Phần I

MỘT S QUI ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐI MỚI QUY TRÌNH

Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH) hàng năm cấp tỉnh, huyện và xã/phường/thị trấn (sau đây gọi là xã) đã trở thành công cụ điều hành phát triển kinh tế, huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực của địa phương phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và xã. Đ đáp ứng điều đó, bên cạnh việc đổi mới về phương pháp lập kế hoạch, nội dung bản kế hoạch cần phải tiến hành đổi mới quy trình lập kế hoạch. Cụ thể, xác định các bước lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh, huyện, xã giúp các cán bộ làm công tác kế hoạch các cấp có thể triển khai trong thực tế xây dựng KHTPT KTXH và thay thế dần cách lập KH cũ có nhiều điểm không phù hợp hiện nay.

Quá trình đổi mới quy trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh, huyện và xã cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quy trình mới về xây dựng KHPT KTXH các cấp phải bảo đảm tính khoa học, lô gíc và phản ánh các nội dung về các phương pháp mới trong xây dựng KHPT KTXH.

Thứ hai, thu hút sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp có liên quan trong việc cung cấp thông tin đến phân tích đánh giá tình hình, xác định mục tiêu trong kỳ kế hoạch và các giải pháp thực hiện, cân đối nguồn lực tổng thể để thực hiện kế hoạch, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và sự đồng thuận cao trong bản kế hoạch.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp và đối thoại, thảo luận giữa các cấp về các nội dung kế hoạch, đặc biệt là các chỉ tiêu được giao (trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu về thu chi ngân sách) và các giải pháp thực hiện nhằm thực hiện đúng quy trình xây dựng kế hoạch theo quy định hiện nay.

Thứ tư, việc xác định mục tiêu bước đầu thể hiện định hướng dựa vào kết quả: mục tiêu có phân cấp rõ rệt thành mục tiêu chung - mục tiêu cụ thể - đầu ra - hoạt động, trong đó các hoạt động phải chỉ rõ được nhu cầu về nguồn lực và phân công trách nhiệm thực hiện rõ rệt.

Thứ năm, hệ thống các chỉ tiêu thống kê và kế hoạch về phát triển KTXH được xây dựng theo một phương pháp chung, thống nhất, phản ánh thực chất tình hình KTXH trên địa bàn và dự báo khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch một cách khoa học, hạn chế tính hình thức, thành tích trong cung cấp số liệu thống kê và xác định chỉ tiêu kế hoạch.

Thứ sáu, các giải pháp được xây dựng trên cơ sở biết rõ các thông tin toàn diện về tất cả các loại nguồn lực; có sự ưu tiên hóa nhất định nhằm đảm bảo cân đối giữa mục tiêu và khả năng thực hiện. Các giải pháp đề ra phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Thực hiện các mục tiêu, giải pháp của kế hoạch cũng là căn cứ để HĐND các cấp (nếu có) theo dõi, giám sát hoạt động của UBND các cấp.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình đổi mới phương pháp lập Kế hoạch phát triển (KHPT) kinh tế xã hội (KTXH) hàng năm cấp tỉnh, huyện và xã (sau đây gọi là KHPT KTXH các cấp) được áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tnh Lào Cai.

Đối với các địa phương, đơn vị đang thực hiện áp dụng thí điểm các quy trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các Chương trình/dự án do các tổ chức quốc tế, phi chính phủ... tài trợ tiến hành áp dụng thống nhất quy trình này và lồng ghép các mục tiêu ưu tiên vào nội dung chi tiết của các bản kế hoạch đảm bảo hài hòa mục tiêu và các yêu cầu của nhà tài trợ. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ được rút kinh nghiệm, cập nhật, hoàn thiện quy trình.

III. CĂN CỨ LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH, HUYN VÀ XÃ

Kế hoạch phát triển (KHPT) kinh tế xã hội (KTXH) hàng năm cấp tỉnh, huyện và xã (sau đây gọi là KHPT KTXH các cấp) được lập trên cơ sở:

Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lập KHPT KTXH hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), Bộ Tài chính (Bộ TC), các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành khác.

Chiến lược phát triển KTXH; Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng Trung du miền núi Bắc bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, huyện/thành phố, xã và Quy hoạch phát triển ngành; KHPT KTXH 5 năm của tỉnh, huyện/thành phố, xã và Kế hoạch phát triển (KHPT) 5 năm của ngành; Các chương trình dự án, đề án phát triển của ngành và địa phương.

Kết quả đánh giá thực trạng phát triển KTXH năm báo cáo trong bối cảnh của kế hoạch 5 năm và dự kiến các nguồn lực phát triển trong KH của năm kế hoạch.

Dự báo tác động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và các tác động bên ngoài đến sự phát triển của đất nước, của ngành và địa phương trong năm kế hoạch.

IV. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG LẬP KHPT KTXH CẤP TỈNH, HUYỆN VÀ XÃ

1. Lập kế hoạch dựa trên kết quả

Nguồn lực là hạn chế, tuy nhiên việc xây dựng KHPT KTXH phải tập trung vào phấn đấu đạt được một số mục tiêu mong muốn nhất, bao gồm mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế và phát triển con người, trong đó nhấn mạnh ưu tiên nhóm người có nguy cơ đối mặt với rủi ro và tổn thương cao như phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân tộc thiểu số. Muốn vậy, nội dung KHPT KTXH cần thể hiện tính ưu tiên (vấn đề ưu tiên, mục tiêu ưu tiên và giải pháp ưu tiên) nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Lập kế hoạch dựa trên kết quả cho phép mỗi tỉnh/huyện/xã xây dựng KHPT KTXH địa phương xuất phát từ các mục tiêu/nhiệm vụ ưu tiên của năm KH. Từ đó lựa chọn phương thức hành động (giải pháp ưu tiên thực hiện) hợp lý nhất để đạt các mục tiêu/nhiệm vụ ưu tiên đã xác định. Điều này tạo điều kiện thực hiện theo dõi, đánh giá KH theo kết quả, đảm bảo gắn kết KH và nguồn lực, thu hút sự tham gia của các bên trong suốt quá trình lập, thực hiện và theo dõi/đánh giá KH.

2. Lập kế hoạch có sự tham gia

Kế hoạch trong cơ chế thị trường không dựa trên nguyên tắc mệnh lệnh nên việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phải dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Khi lập KHPT KTXH, có hai hình thức tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp (thông qua các kênh đại diện cho tiếng nói của các bên liên quan) và theo cả ba chiều: theo chiều dọc từ trên xuống (sự chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin trong quá trình lập KH và trao đổi, đối thoại, phản hồi trong quá trình phê duyệt kế hoạch từ các cơ quan quản lý cấp trên), từ dưới lên (đề xuất và ưu tiên hóa các nhu cầu từ phía cộng đồng, ra quyết định phân bổ ngân sách được cấp cho các mục tiêu ưu tiên) và theo chiều ngang (sự phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp trong cung cấp thông tin, phân tích thực hạng, xác định mục tiêu và phối hợp hành động để thực hiện KH).

Như vậy, lập kế hoạch có sự tham gia đảm bảo cộng đồng phản ánh nhu cầu cũng như khả năng đóng góp nguồn lực thực hiện các giải pháp can thiệp, đồng thời nâng cao năng lực trong giải quyết vấn đề của chính họ, đều này có ý nghĩa đặc biệt quan họng với nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em và dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của các bên có liên quan đặc biệt là cộng đồng và các nhóm dễ bị tổn thương trong lập KHPT KTXH đảm bảo thông tin chất lượng tốt hơn góp phần xác định đúng vấn đề và mục tiêu ưu tiên. Điều này giúp cho việc huy động nguồn lực thực hiện KH thuận lợi hơn.

3. Lập kế hoạch gắn kết với nguồn lực

Không thể thực hiện kế hoạch mà không có nguồn lực. Nếu việc xác định mục tiêu kế hoạch được gắn với dự báo về khả năng nguồn lực hiện có và có thể huy động được, thì việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên chiến lược sẽ có cơ sở. Từ đó, tính thực tiễn và khả thi của kế hoạch sẽ được tăng cường, sự tham gia của các bên hữu quan sẽ được cải thiện về mặt chất, đồng thời, trách nhiệm của các bên (nhất là trong việc cam kết nguồn lực) sẽ được nâng cao đáng kể. Khi đó, công tác theo dõi và đánh giá (TDĐG) thực hiện kế hoạch sẽ đi vào chiều sâu, và thực sự trở thành một cơ chế để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lập và thực hiện kế hoạch.

4. Lập kế hoạch theo dõi và đánh giá

Muốn một kế hoạch có hiệu lực thực thi, đòi hỏi khi tổ chức thực hiện cần được phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bên và phải có thước đo kết quả thực hiện của các bên. Muốn vậy, ngay từ khâu lập KH đã phải xây dựng KH TDĐG theo kết quả. KH này sẽ làm rõ từng chỉ tiêu KHPT sẽ được theo dõi bằng những chỉ số khách quan nào, nguồn thông tin lấy từ đâu, ai là người có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin, tần suất thu thập ra sao, chế độ biểu mẫu báo cáo thông tin như thế nào và cho ai, các thông tin được báo cáo sẽ được sử dụng và xử lý như thế nào v.v... Khi có một hệ thống TDĐG như thế, một mặt các bên liên quan, mà trước hết là các cơ quan công quyền, sẽ có quyền chủ động lớn hơn trong việc sắp xếp thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng mặt khác sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước những kết quả đạt được. Nếu những kết quả đó chính là kết quả mà bản KH nhằm đạt đến thì hệ thống TDĐG theo kết quả này là một công cụ đắc lực để tăng cường tính hiệu lực của KH.

V. NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG LẬP KHPT KTXH CẤP TỈNH, HUYỆN VÀ XÃ TRONG QUI TRÌNH ĐỔI MỚI

1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp ở địa phương

a) Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện

- Ban hành các văn bản hướng dẫn các Phòng ban quản lý ngành cấp huyện và các xã triển khai xây dựng, thực hiện và TDĐG KHPT KTXH ở địa phương.

- Chỉ đạo phòng Tài chính Kế hoạch (TCKH) chủ trì phối hợp với các Phòng, ban, ngành cấp huyện và các xã lập KHPT KTXH hàng năm phù hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh và điều kiện cụ thể của huyện; Dự kiến điều chỉnh KHPT KTXH huyện trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân (HĐND - nếu có) cùng cấp quyết định; Báo cáo UBND tỉnh, Sở KH&ĐT bản KHPT KTXH và điều chỉnh KHPT KTXH hàng năm của huyện (nếu có).

- Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Nghị quyết của HĐND huyện (nếu có), tổ chức triển khai thực hiện và điều hành KHPT KTXH huyện; Báo cáo UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và HĐND huyện (nếu có) công tác tổ chức triển khai thực hiện và điều hành KHPT KTXH huyện.

- Theo dõi, đánh giá, kiểm tra và báo cáo kết quả việc thực hiện KHPT KTXH huyện theo quy định.

b) Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã

- Ban hành các văn bản hướng dẫn các bộ phận chuyên môn, đoàn thể, các đơn vị liên quan trên địa bàn xã và các thôn triển khai xây dựng, thực hiện và TDĐG KHPT KTXH ở địa phương.

- Chỉ đạo Tổ công tác KH chủ trì phối hợp với các bộ phận chuyên môn, đoàn thể, các đơn vị liên quan trên địa bàn xã và các thôn lập KHPT KTXH hàng năm xã phù hợp với mục tiêu phát triển chung của huyện và điều kiện cụ thể của xã; Dự kiến điều chỉnh KHPT KTXH xã trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp quyết định; Báo cáo UBND huyện, phòng TCKH bản KHPT KTXH và điều chỉnh KHPT KTXH hàng năm của xã (nếu có).

- Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện (nếu có), Nghị quyết của HĐND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện và điều hành KHPT KTXH xã; Báo cáo HĐND xã, UBND huyện và phòng TCKH công tác tổ chức triển khai thực hiện và điều hành KHPT KTXH xã.

- Theo dõi, đánh giá, kiểm tra và báo cáo kết quả việc thực hiện KHPT KTXH xã theo quy định.

2. Nhiệm v của Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn về lập, tổ chức thực hiện và TDĐG KHPT KTXH của tỉnh, ngành và cấp huyện. Ban hành các văn bản hướng dẫn, hướng dẫn bổ sung lập KH và khung kế hoạch định hướng cho các ngành và huyện.

- Chủ trì triển khai lập KHPT KTXH cấp tỉnh; Báo cáo UĐND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và ban hành KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh KHPT KTXH trong trường hợp cần thiết.

- Chịu trách nhiệm chính về hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng lập KH theo qui trình mới. Phối hợp với các Sở ngành xây dựng khung TDĐG thực hiện KHPT KTXH cấp tỉnh. Hướng dẫn các huyện xây dựng khung TDĐG thực hiện KHPT KTXH cấp huyện

- Theo dõi, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện KHPT KTXH địa phương; Báo cáo định kỳ việc thực hiện KHPT KTXH địa phương cho UBND tỉnh, Bộ KHĐT và các các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền việc thực hiện KH của các Sở, ngành và các huyện, thành phố. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về lập, tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện KH.

3. Nhiệm v của Sở Tài chính

- Cung cấp các văn bản, chính sách liên quan đến nguồn lực tài chính các Sở ban ngành và phòng TCKH huyện. Tham mưu UBND tỉnh phương án phân bổ ngân sách cho các Sở ban ngành, huyện

- Chủ trì và phối hợp Sở KH&ĐT hướng dẫn Sở ban ngành, phòng TCKH huyện chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban quản lý ngành cấp huyện và UBND cấp xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách của các Sở ngành và huyện

4. Nhiệm vụ của các Sở, ngành

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, hướng dẫn bổ sung lập KH và khung KH định hướng cho các phòng ban ngành của Sở và các huyện.

- Chủ trì lập KHPT thuộc phạm vi quản lý và điều chỉnh KH theo thẩm quyền; Báo cáo Bộ ngành chủ quản và Sở KHĐT KHPT ngành.

- Phối hợp với Sở KH&ĐT và Sở TC xây dựng Khung TDĐG thực hiện KHPT ngành theo phương thức đảm bảo sự gắn kết giữa KH ngành cấp tỉnh với KH ngành cấp huyện và cấp xã. Hướng dẫn các phòng ban ngành cấp huyện xây dựng KH có sự tham gia và TDĐG thực hiện KH.

- Tổ chức triển khai thực hiện, TDĐG KHPT ngành, lĩnh vực. Phối hợp với Sở KHĐT và UBND các huyện, thành phố trong quá trình lập, thực hiện và TDĐG KH.

5. Nhiệm vụ của các tổ chức và cá nhân

- Tổ chức và cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung lập KHPT KTXH phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

- Trực tiếp tham gia lập KHPT KTXH xã theo đúng chức năng và thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia lập KHPT KTXH thôn bản và cấp xã.

Phần II

QUY TRÌNH LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ


SƠ ĐỒ 00: QUY TRÌNH TỔNG HỢP LẬP KHPTKTXH HÀNG NĂM 3 CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ


1. QUY TRÌNH LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH

Quy trình lập kế hoạch (KH) hàng năm cấp tỉnh bao gồm các bước kết hợp giữa lập kế hoạch phát triển (KHPT) ngành và lập KHPT kinh tế xã hội (KTXH) hàng năm của tỉnh. Quy trình được thực hiện theo các quan điểm chủ đạo như sau:

1. KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh là quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình hành động (CTHĐ) được nêu trong KHPT KTXH 5 năm của tỉnh. Ngoài ra, KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh còn giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc thù phát sinh trong năm mà KHPT KTXH 5 năm chưa đề cập đến.

2. Thông tin xây dựng KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh được tổng hợp từ hai nguồn chính. Nguồn chủ yếu từ các ngành - với đầu mối là các Sở quản lý ngành - tổng hợp theo tiến độ thực hiện các CTHĐ của tnh và các chương trình dự án (CTDA) của trung ương được giao/phân cấp cho Sở chủ trì. Nguồn thứ hai được tổng hợp từ KHPT KTXH hàng năm của huyện. Nguồn này chủ yếu để ly các thông tin về KH định hướng và các đề xuất, kiến nghị của huyện đối với tỉnh. Thông tin số liệu thống nhất sử dụng nguồn của Cục Thống kê Tỉnh

3. KHPT hàng năm của ngành do Sở quản lý ngành chủ trì xây dựng. Nội dung chính của KH này nhằm triển khai từng bước các CTHĐ của tỉnh/CTDA của trung ương do Sở chủ trì, đồng thời triển khai các nhiệm vụ chuyên môn do Bộ quản lý ngành giao thực hiện.

Quy trình lập KH hàng năm cấp tỉnh gồm 6 bước (được thể hiện trong sơ đồ 01 dưới đây).

Ghi chú:

- Năm hiện tại hay năm báo cáo, ký hiệu là năm X.

- Năm X + 1 là năm kế tiếp, còn gọi là năm KH.


SƠ ĐỒ 01: QUI TRÌNH LẬP KTPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH


BƯỚC 1: CHUẨN BỊ LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM

1. Mục đích

- Ban hành các văn bản khởi động quá trình lập KH hàng năm

- Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Sở Tài chính (TC) và các Sở quản lý ngành ban hành các văn bản hướng dẫn làm định hướng cho các đơn vị xây dựng KH từ dưới lên.

2. Thời gian: Từ tuần đầu của tháng 5 đến trước ngày 17/06 năm X

3. Các hoạt động chính

3.1. Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh ban hành văn bản yêu cầu triển khai xây dựng KH và Sở KHĐT ban hành văn bản hướng dẫn

- Văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo công tác lập KH năm X+1, trong đó nêu rõ mục tiêu, yêu cầu của KH năm X+1, giao trách nhiệm cho Sở KHĐT, Sở TC và các Sở quản lý ngành, UBND các huyện phối hợp triển khai lập KH.

- Căn cứ theo nhiệm vụ được phân công, Sở KHĐT tỉnh chủ động thu thập thông tin (chủ yếu qua hệ thống theo dõi, đánh giá (TDĐG) thực hiện KH 5 năm) để đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm X và tiến độ thực hiện KH 5 năm tính đến thời điểm giữa năm X.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 03/05 năm X

3.2. Các Sở ngành cung cấp thông tin khung KH định hướng cho các phòng ban của Sở và các huyện

Các Sở quản lý ngành chủ động thu thập thông tin (chủ yếu qua hệ thống TDĐG của ngành) để đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm X và tiến độ thực hiện các mục tiêu KH 5 năm của ngành tính đến thời điểm giữa năm X.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 15/05 năm X

3.3. UBND tỉnh ra Chỉ thị, Sở KHĐT và Sở TC hướng dẫn bổ sung các ngành/huyện lập KH

Sau khi có Chỉ thị lập KH của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn của Bộ KHĐT/B TC, UBND Tỉnh ra Chỉ thị, Sở KHĐT và Sở TC ban hành văn bản Hướng dẫn bổ sung lập KH của tỉnh.

Lưu ý: Hướng dẫn bổ sung lập KH của tỉnh bao gồm: (1) Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ và CTHĐ của KH 5 năm; (2) Dự kiến tiến độ tiếp tục thực hiện CTHĐ trong năm X+1 và các nhiệm vụ mới phát sinh trong năm X+1; (3) Yêu cầu nội dung, thời hạn cụ thể để các Sở ngành và huyện lập và gửi KH cho Sở KHĐT tổng hợp.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/06 năm X

- Các Sở quản lý ngành cụ thể hóa Hướng dẫn của Sở KHĐT/ Sở TC thành Hướng dẫn bổ sung lập KHPT ngành

Sau khi có Chỉ thị lập KH của UBND Tỉnh và Hướng dẫn của Sở KHĐT/S TC, Sở quản lý ngành ban hành văn bản Hướng dẫn bổ sung lập KHPT ngành.

Lưu ý: Hướng dẫn bổ sung lập KHPT ngành bao gồm: (1) Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ và CTHĐ 5 năm do ngành chủ trì; (2) Dự kiến tiến độ tiếp tục thực hiện các CTHĐ trong năm X+1 và nhiệm vụ mới phát sinh trong năm X+1; (3) Yêu cầu nội dung, thời hạn cụ thể để các đơn vị thuộc ngành lập và gửi KH cho Sở quản lý ngành tổng hợp.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

- Phòng TCKH huyện ban hành Hướng dẫn bổ sung lập KH huyện, gửi các Phòng ban quản lý ngành cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp do huyện quản lý và UBND các xã

Sau khi có Chỉ thị lập KH của UBND Tỉnh và Hướng dẫn của Sở KHĐT/S TC, phòng TCKH huyện ban hành văn bản Hướng dẫn bổ sung lập KH huyện.

Lưu ý: Hướng dẫn bổ sung lập KH của phòng TCKH bao gồm: (1) Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ và CTHĐ của KH 5 năm; (2) Dự kiến tiến độ tiếp tục thực hiện CTHĐ trong năm X+1 và các nhiệm vụ mới phát sinh trong năm X+1; (3) Yêu cầu nội dung, thời hạn cụ thể để các Phòng ban ngành và xã lập và gửi KH cho phòng TCKH tổng hợp.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

BƯỚC 2: D THẢO KHPT NGÀNH HÀNG NĂM

1. Mục đích

- Các đơn vị trực thuộc ngành, bao gồm: (1) phòng, ban trực thuộc Sở, (2) các đơn vị sự nghiệp do Sở quản lý; (3) các phòng ban quản lý chuyên môn cấp huyện xây dựng KH của đơn vị theo hướng dẫn của Sở quản lý ngành.

- Đảm bảo bản dự thảo KHPT ngành phải được tổng hợp từ KH của các đơn vị trực thuộc ngành.

2. Thời gian: Từ ngày 17/06 đến trước ngày 04/07 năm X

3. Các hoạt động chính

3.1. Các đơn vị trực thuộc ngành lập KH và nộp cho phòng KH của Sở

- Các phòng ban và đơn vị trực thuộc Sở lập KH chuyên môn và gửi cho phòng KH S.

- Các Phòng, ban quản lý ngành cấp huyện lập KHPT ngành cấp huyện. Cụ thể: (1) Sau khi nhận được bản tổng hợp KH theo ngành của xã do phòng TCKH chuyển đến, các Phòng ban quản lý ngành cấp huyện sẽ xem xét, lồng ghép vào Dự thảo KHPT ngành cấp huyện; (2) Các Phòng ban tóm tắt Dự thảo KHPT ngành cấp huyện vào khung KHPT ngành để chuyển cho phòng KH của Sở quản lý ngành, đồng thời gửi Dự thảo KHPT ngành cấp huyện cho phòng TCKH để đưa vào KHPT KTXH năm X+1 của huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 28/06 năm X

3.2. Phòng KH của Sở quản lý ngành tiến hành dự thảo KHPT ngành cấp tỉnh

- Phòng KH Sở quản lý chuyên ngành thẩm định và thảo luận trực tiếp với các Phòng ban quản lý ngành cấp huyện (nếu cần) để đảm bảo các KH ngành cấp huyện được xây dựng nhất quán với định hướng và mục tiêu chung của Sở.

- Tổng hợp thông tin và dự thảo nội dung chính trong KHPT ngành cấp tỉnh năm X+1

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 04/07 năm X

BƯỚC 3: HỘI NGHỊ LẬP KHPT NGÀNH HÀNG NĂM

1. Mục đích

- Thảo luận và thống nhất về KHPT ngành giữa lãnh đạo Sở quản lý ngành, các phòng ban chức năng của Sở, các đơn vị trực thuộc quản lý Sở và lãnh đạo các Phòng quản lý ngành cấp huyện.

- Cung cấp thông tin đầu vào để dự thảo KHPT KTXH hàng năm của tỉnh.

2. Thời gian: Tuần đầu tháng 7 năm X

3. Các hoạt động chính

* Phòng KH của Sở chuẩn bị tài liệu và các điều kiện tổ chức Hội nghị lập KHPT ngành năm X+1.

* Sở chủ trì Hội nghị lập KHPT ngành năm X+1

- Thành phần tham dự gồm có: Lãnh đạo Sở, thủ trưởng các Phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở và lãnh đạo các phòng ban quản lý ngành cấp huyện.

- Nội dung chính: (1) thống nhất về đánh giá tình hình ước thực hiện KH năm X; (2) thảo luận về mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động cụ thể của KH năm X+1; (3) cân nhắc ưu tiên hóa các hoạt động theo khả năng nguồn lực sẵn có; (4) thống nhất các giải pháp thực hiện KH, tiến độ thực hiện các CTHĐ ngành 5 năm và các kiến nghị, đề xuất với Tỉnh và Bộ chủ quản.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 06/07 năm X

BƯỚC 4: TNG HỢP KHPT NGÀNH HÀNG NĂM VÀO KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH

1. Mc đích

Đảm bảo Dự thảo KHPT KTXH năm X+1 của Tỉnh được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ dự thảo KHPT ngành và KHPT KTXH của các huyện.

2. Thời gian: Từ ngày 06/07 đến trước ngày 14/07 năm X

3. Các hoạt động chính

* Phòng KH Sở quản lý ngành hoàn thiện dự thảo KHPT ngành năm X+1, gửi cho Bộ chủ quản và Sở KHĐT làm cơ sở tổng hợp vào KHPT KTXH tỉnh năm X+1.

- Phòng KH Sở quản lý ngành chỉnh sửa nội dung Dự thảo KHPT ngành năm X+1 trên cơ sở Biên bản Hội nghị lập KH ngành.

- Trình lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt Dự thảo KHPT ngành năm X+1.

- Gi một bản Dự thảo KHPT (khung KHPT) ngành đã được ký duyệt sang Sở KHĐT, một bản Dự thảo KHPT ngành lên Bộ quản lý ngành.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 08/07 năm X

* Sở KHĐT tiếp nhận bản KHPT của các ngành và bản KHPT KTXH của các huyện. Sau đó, SKHĐT dự thảo sơ bộ bản KHPT KTXH tỉnh năm X+1 trên cơ sở:

- Thông tin đầu vào tổng hợp được từ các bản KHPT của các Sở quản lý ngành.

- Thông tin từ bản KHPT KTXH của các huyện

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 14/07 năm X

BƯỚC 5: HỘI NGHỊ LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH VÀ TRÌNH BẢN D THẢO KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH

1. Mục đích

- Lấy ý kiến của Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện và các bên liên quan khác về bản Dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1.

- UBND tỉnh phê duyệt bản dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1 để gửi Bộ KHĐT theo quy định.

2. Thời gian: Từ ngày 14/07 đến ngày 20/07 năm X

3. Các hoạt động chính

* Sở KHĐT giúp UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện tổ chức cho Hội nghị lập KHPT KTXH tỉnh năm X+1.

* UBND tỉnh chủ trì Hội nghị lập KHPT KTXH tỉnh năm X+1

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện và các bên liên quan khác (nếu có).

- Nội dung: (1) Đánh giá tình hình thực hiện KH 6 tháng đầu năm X và ước thực hiện cả năm, cũng như tiến độ thực hiện các mục tiêu của KHPT KTXH tỉnh 5 năm; (2) dự báo, nhận định tình hình và các nhiệm vụ cần giải quyết trong năm KH X+1; (3) thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn thực hiện KH năm X+1 (đặc biệt là nội dung thực hiện các CTHĐ 5 năm trong năm X+1); (4) xem xét khả năng huy động và phân bổ nguồn lực cho các CTHĐ và các giải pháp KH ưu tiên khác trong năm X+1; (5) phân công nhiệm vụ thực hiện KH năm X+1.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/07 năm X

* Hoàn thiện dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1, trình UBND tỉnh phê duyệt và xin ý kiến của HĐND (Thường trực HĐND) tỉnh

- Sở KHĐT chỉnh sửa nội dung Dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1 trên cơ sở các kết luận tại Hội nghị lập KHPT KTXH tỉnh năm X+1 trình UBND tỉnh xem xét.

- UBND tỉnh xem xét, thông qua và xin ý kiến HĐND tỉnh (thường trực HĐND tỉnh) nội dung Dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1 trước khi nộp Bộ KHĐT

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 20/07 năm X

Chậm nhất ngày 20/07, Sở KHĐT, thừa ủy quyền UBND tỉnh, gửi Dự thảo KHPT KTXH tỉnh năm X+1 cho Bộ KHĐT

BƯỚC 6: THEO DÕI, CẬP NHẬT/HOÀN CHỈNH VÀ PHÊ DUYỆT, TRIỂN KHAI KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP TỈNH

1. Mc đích

- Cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung bản KH dự thảo cho đến khi nhận được các chỉ tiêu KH và ngân sách chính thức do Bộ KHĐT và Bộ TC giao.

- Hội đồng Nhân dân (HĐND) phê duyệt bản KHPT KTXH tỉnh năm X+1 và ra quyết định triển khai thực hiện.

2. Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm X

3. Các hoạt động chính

* Theo dõi, cập nht và hoàn thiện bản KHPT KTXH tỉnh

- Bản dự tho KHPT KTXH được xây dựng từ tháng 7 nên nhiều thông tin phải ước thực hiện, nhiều bên liên quan cấp tỉnh chưa có định hướng KH rõ ràng hoặc chưa biết rõ nguồn lực được phân bổ. Vì vậy, trong quá trình điều hành, UBND tỉnh chỉ đạo Sở KHĐT liên tục cập nhật thông tin vào bản KHPT KTXH trong suốt thời gian từ tháng 8 đến đầu tháng 12.

- Cuối tháng 7 và trong tháng 8, Bộ KHĐT và Bộ TC có lịch làm việc với Sở KHĐT và Sở TC các tỉnh để thảo luận về KHPT KTXH và KH ngân sách tỉnh. Sau các cuộc họp này, Sở KHĐT sẽ chủ động điều chỉnh nội dung bản KHPT KTXH. Với các nội dung có sự chênh lệch nhiều so với dự thảo KHPT ngành nào đó, Sở KHĐT có thể mời Sở quản lý ngành lên thảo luận và chnh sửa KHPT ngành. Tương tự, các Sở quản lý ngành có thể tiếp tục điều chỉnh bản KHPT ngành của mình dựa trên các thông tin hướng dẫn của Bộ chủ quản. Tất cả các nội dung chỉnh sửa sẽ được ghi chép lại để thông báo cho Sở KHĐT.

- Tháng 11, UBND tỉnh gửi chỉ đạo các sở ngành và huyện bổ sung, cập nhật thông tin vào Khung KH và chuyển về Sở KHĐT, trong đó nêu rõ những nội dung đã chỉnh sửa, để cập nhật vào nội dung bản KHPT KTXH. Cùng với việc cập nhật tình hình thực hiện KH, Sở KHĐT có thể điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu của KH năm X+1 nếu cần thiết (việc điều chỉnh thực hiện năm X có thể làm thay đổi một số các ch tiêu của năm X+1 so với dự thảo ban đầu).

* Trình duyệt và thông qua KH chính thức về phát triển KTXH tỉnh

- Trình Tỉnh ủy, HĐND tỉnh bản KHPT KTXH tỉnh năm X+1 sau khi đã được cập nhật và hoàn thiện, trên cơ sở bổ sung các chỉ tiêu KH chính thức do trung ương phân bổ và các thông tin đã điều chỉnh từ các Sở ban ngành và các huyện.

- Tỉnh ủy, HĐND (HĐND giao cho Ban có thẩm quyền) xem xét, thẩm tra và chất vấn UBND về các nội dung trong bản KHPT KTXH tỉnh. UBND tỉnh và Sở KHĐT giải trình, điều chỉnh (nếu có) trước khi trình bản KHPT KTXH chính thức ra Kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh.

- HĐND tỉnh thông qua KH chính thức về phát triển KTXH của tỉnh tại kỳ họp HĐND. Trong trường hợp có nhiều thay đổi so với dự thảo ban đầu cần thảo luận kỹ về việc bố trí KH và lựa chọn các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh thông qua các chỉ tiêu KTXH trong KH tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh và các chỉ tiêu Tỉnh phân bổ chính thức cho các huyện và các ngành sẽ được gửi đến từng huyện và Sở ngành, làm căn cứ để các huyện và Sở ngành xây dựng chính thức bản KHPT của mình.

* Triển khai thực hiện KHPT KTXH tỉnh

- Công bố công khai, rộng rãi bản KHPT KTXH tỉnh đã được phê duyệt trong toàn tỉnh để triển khai thực hiện, đồng thời gửi một bản lên Bộ KHĐT để báo cáo.

- Các Sở ban ngành và các huyện căn cứ vào KHPT KTXH tỉnh xây dựng chương trình công tác của đơn vị, tổ chức mình. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bản KHPT KTXH tỉnh và chương trình công tác của các đơn vị, tổ chức sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bên vào giữa và cuối năm KH.

 

NỘI DUNG

BẢN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP TỈNH

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THC HIỆN KH NĂM X

I. Nhận định chung về những thuận lợi, khó khăn trong năm X

1. Đặc điểm chung (của tỉnh nếu là KHPTKTXH, của ngành, lĩnh vực nếu là KH ngành)

1. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong năm X

II. Đánh giá thực hiện kế hoạch năm X

1. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu KH định hướng (phát triển KTXH nếu là KHPT KTXH, phát triển ngành, lĩnh vực nếu là KH ngành)

2. Đánh giá thực hiện KH theo nhiệm vụ và hoạt động năm X

III. Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển (KTXH nếu là KHPT KTXH, phát triển ngành nếu là KH ngành)

PHẦN II. D BÁO CÁC YU TỐ TÁC ĐỘNG ĐN NĂM KH X+1

I. Dự báo tác động của bi cảnh quốc tế, trong vùng, trong nước.

1. Tác động bối cảnh tình hình quốc tế đến khả năng phát triển của tỉnh hoặc ngành năm KH X+1

2. Tác động bối cảnh tình hình trong nước đến khả năng phát triển của tỉnh trong năm KH X+1

3. Tác động bối cảnh tình hình trong vùng đến khả năng phát triển của tỉnh trong năm KH X+1

4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong năm X+1

4.1. Những thuận lợi (cơ hội) cơ bản

4.2. Những khó khăn (thách thức) chủ yếu

II. Dự báo khả năng nguồn lực tài chính

1. Cơ cấu nguồn lực tài chính

2. Căn cứ dự báo

3. Phương pháp dự báo

PHẦN III: MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Mục tiêu

II. Nhiệm vụ

III. Chỉ tiêu định hướng

IV. Các giải pháp thực hiện

PHẦN 4: KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ VÀ T CHỨC THỰC HIỆN

I. Kế hoạch theo dõi đánh giá

1. Theo dõi đánh giá chỉ tiêu định hướng

2. Theo dõi đánh giá chương trình hành động

II. Tổ chức phân công thực hiện KH

1. Phân công trách nhiệm thực hiện KH

2. Tổ chức theo dõi đánh giá KH

3. Các điều kiện thực hiện KH và kiến nghị với tỉnh.

 

II. QUI TRÌNH LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

Quy trình lập KH hàng năm cấp huyện bao gồm các bước kết hợp giữa lập KHPT ngành và lập KHPT KTXH hàng năm của huyện. Quy trình này được thực hiện theo các quan điểm chủ đạo như sau:

1. KHPT KTXH hàng năm cấp huyện là quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình hành động (CTHĐ) được nêu trong KHPT KTXH 5 năm của huyện. Ngoài ra, KHPT KTXH hàng năm cấp huyện còn giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc thù phát sinh trong năm mà KHPT KTXH 5 năm chưa đề cập đến.

2. KHPT KTXH hàng năm cấp huyện được tổng hợp từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất chủ yếu từ các phòng ban quản lý ngành. Nguồn thứ hai được tổng hợp từ KHPT KTXH hàng năm của các xã.

Quy trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp huyện được thiết kế thành 6 bước cơ bản (được thể hiện trong sơ đồ 02 dưới đây).

Ghi chú:

- Năm hiện tại hay năm báo cáo, ký hiệu là năm X.

- Năm X+1 là năm kế tiếp, còn gọi là năm KH.


SƠ ĐỒ 02: QUI TRÌNH LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN


BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VÀ THU THẬP THÔNG TIN D THẢO KH ĐNH HƯỚNG

1. Mục đích

- Ban hành các văn bản khởi động quá trình lập KH hàng năm

- Đảm bảo có đầy đủ thông tin để dự thảo Khung KH định hướng, kết hợp hài hòa giữa KH theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn huyện.

2. Thời gian: Từ ngày 02/05 đến trước ngày 24/05 năm X

3. Các hoạt động chính

* UBND các cấp ban hành văn bản yêu cầu các bên có liên quan cung cấp thông tin

- UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu:

+ Sở KHĐT và Sở TC phối hợp cung cấp trực tiếp cho Phòng TCKH các thông tin về định hướng phát triển theo lãnh thổ, quy hoạch, chủ trương, chính sách và nguồn lực tài chính chung của huyện.

+ Sở chuyên ngành cung cấp định hướng phát triển theo ngành cho các bên liên quan cấp huyện trực thuộc (Trên cơ sở đó, các bên liên quan cấp huyện sẽ cung cấp thông tin theo yêu cầu của Phòng TCKH).

- Căn cứ theo văn bản của tỉnh, UBND các huyện ban hành văn bản về Công tác chuẩn bị cho việc xây dựng KHPT KTXH huyện (gọi tắt là Văn bản 1). Văn bản này nêu mục đích, ý nghĩa của việc đổi mới KH huyện, đồng thời ch rõ trách nhiệm của các bên liên quan cấp huyện cung cấp các thông tin cần thiết và thời gian cung cấp thông tin.

Thời gian: Hoàn thành trong tuần đầu tháng 5 năm X

* Các Sở ngành cấp tỉnh xác định và cung cấp kế hoạch định hướng cho phòng ban quản lý ngành cấp huyện theo tinh thần Văn bản của tỉnh

Sau khi UBND tỉnh có Văn bản yêu cầu các Sở cung cấp thông tin, Sở KHĐT và Sở TC phối hợp để chuyển các thông tin cần thiết về cho phòng TCKH huyện. Các Sở chuyên ngành cung cấp các thông tin tương tự cho phòng ban cấp huyện trực thuộc. Việc cung cấp thông tin của các Sở chuyên ngành có thể tham khảo Sở KHĐT và Sở TC, nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của ngành/lĩnh vực.

Lưu ý: Trong khi chưa có hướng dẫn của Bộ KHĐT và Bộ TC, các Sở ngành cấp tỉnh chủ động tập hợp và cung cấp thông tin cho huyện dựa trên những thông tin nắm được. Khi có hướng dẫn của hai Bộ KHĐT và Bộ TC, Sở KHĐT và Sở TC gửi văn bản hướng dẫn bổ sung những thông tin cần thiết.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/05 năm X

* Phòng TCKH hướng dẫn các bên liên quan cấp huyện điền thông tin vào mẫu Cung cấp thông tin định hướng phát triển ngành/lĩnh vực

- Phòng TCKH chủ động gửi thông tin cho các bên liên quan cấp huyện hoặc tổ chức hướng dẫn cách điền thông tin (Trong những năm đầu, các bên liên quan chưa quen với các thuật ngữ mới và cách làm KH mới, phòng TCKH cần tổ chức hướng dẫn trực tiếp).

- Đối với các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn, tùy theo điều kiện của từng huyện, có thể tổ chức các cuộc đối thoại giữa DN và chính quyền nhằm giúp chính quyền huyện nắm được định hướng phát triển, những khó khăn vướng mắc của DN, khả năng DN đóng góp cho sự phát triển của địa phương trong năm X+1 và những kiến nghị của DN đề nghị chính quyền tháo gỡ. Việc tổ chức các cuộc đối thoại này sẽ tiến hành theo phương thức tham vấn có sự tham gia. Thông tin từ các cuộc đối thoại đó sẽ là đầu vào quan trọng cho KH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/05 năm X

* Các bên liên quan cấp huyện cung cấp thông tin định hướng phát triển ngành lĩnh vực

- Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, các bên liên quan cấp huyện sẽ cung cấp thông tin định hướng ngành/lĩnh vực của mình để gửi cho Phòng TCKH. (Lưu ý các bên liên quan cấp huyện khi cung cấp thông tin cần có cái nhìn tổng thể về vấn đề, nguyên nhân, mục tiêu/chỉ tiêu phát triển của ngành/lĩnh vực do mình phụ trách chứ không chỉ những cơ quan, đơn vị do mình quản lý ngân sách).

- Các ngành lớn quản lý nhiều đơn vị (tiểu ngành) như phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải có trách nhiệm cung cấp thông tin định hướng phát triển cho ngành Nông nghiệp của huyện, bao gồm cả công tác khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật.... Do đó, phòng phải tổ chức lấy thông tin theo cách tương tự từ các tiểu ngành/lĩnh vực nói trên, rồi tổng hợp lại thành thông tin định hướng chung của cả ngành Nông nghiệp trước khi gửi tới Phòng TCKH. Phòng TCKH sẽ chỉ tổng hợp thông tin từ các ngành/lĩnh vực tổng thể.

Lưu ý: Trong quá trình thu thập thông tin, Phòng TCKH huyện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc cung cấp thông tin, đảm bảo các thông tin gửi về phòng TCKH chính xác, rõ ràng, đúng yêu cầu như đã hướng dẫn. Nếu có vướng mắc về phối hợp, cần chủ động báo cáo với Chủ tịch UBND huyện kịp thời giải quyết.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 24/05 năm X

BƯỚC 2: TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH THÔNG TIN VÀ XÂY DNG KH ĐỊNH HƯỚNG HUYỆN

1. Mục đích

- Đảm bảo việc tổng hợp thông tin từ các bên liên quan theo một biểu mẫu chung thống nhất, trong đó tập trung vào những thông tin quan trọng nhất và loại bỏ thông tin thứ yếu.

- Cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng KH định hướng phát triển huyện.

2. Thời gian: Từ ngày 24/05 đến trước ngày 05/06 năm X

3. Các hoạt động chính

*Rà soát và tổng hợp thông tin định hướng phát triển ngành

- Phòng TCKH phân công cán bộ kiểm tra chất lượng thông tin ngay tại chỗ các tài liệu do các bên liên quan cấp huyện chuyển đến. Trong trường hợp, thông tin không đạt yêu cầu thì phải hướng dẫn và đề nghị làm lại, gửi lại Phòng TCKH chậm nhất sau 3 ngày.

- Phòng TCKH phân công cán bộ tiến hành tổng hợp thông tin, sau khi thu thập đủ thông tin định hướng phát triển ngành từ các bên liên quan cấp huyện.

* Xây dựng KH định hưng phát triển huyện

- Trên cơ sở các thông tin đã tổng hợp, Phòng TCKH tham mưu UBND huyện về khả năng tăng trưng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội có thể huy động được trên địa bàn, định hướng về chuyển dịch cơ cấu, giảm nghèo v.v... làm cơ sở để xây dựng KH định hướng phát triển huyện.

- KH định hướng phát triển huyện tập trung vào 3 nội dung chính: (1) đánh giá tình hình thực hiện KH 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm theo Nghị quyết HĐND huyện (nếu có) về KHPT KTXH năm X; (2) dự báo một số vấn đề liên quan đến năm X+1; và (3) dự kiến các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chính cho năm X+1 (Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường cơ bản của huyện do phòng TCKH dự báo, ước tính và nêu rõ căn cứ tính toán).

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 05/06 năm X

BƯỚC 3: HỘI NGHỊ CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI XÂY DNG KHPT KTXH HUYỆN VÀ QUYẾT ĐỊNH KH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HUYỆN

1. Mục đích

- Tập trung sự tham gia của các Phòng, ban chuyên môn cấp huyện vào việc đánh giá tình hình năm X, dự báo tình hình năm X+1 và xác định mục tiêu/chỉ tiêu KH định hướng phát triển huyện năm X+1.

- Tăng cường thêm trách nhiệm của các Phòng, ban cấp huyện trong việc phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu KH.

2. Thời gian: Từ ngày 05/06 đến trước ngày 17/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Phòng TCKH chuẩn bị báo cáo dự thảo KH định hướng phát triển huyện và gửi cho các đối tượng liên quan nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trước khi tham dự Hội nghị

* UBND huyện triệu tập Hội nghị chuẩn bị triển khai xây dựng KH (sau đây gọi là Hội nghị lần 1). Hội nghị lần 1 được tổ chức sau khi phòng TCKH đã dự thảo KH định hướng phát triển huyện.

- Hội nghị lần 1 nhằm thảo luận và thống nhất giữa UBND huyện và các phòng, ban cấp huyện về các nội dung: (1) Đánh giá tình hình thực hiện KH 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm theo Nghị quyết HĐND huyện (nếu có) về KHPT KTXH năm X; (2) Dự báo một số vấn đề liên quan đến năm X+1; (3) Dự kiến các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chính cho năm X+1.

- Thành phần tham gia Hội nghị: Đại diện Huyện ủy, HĐND (nếu có), UBND huyện, Phòng TCKH huyện, các phòng ban chuyên môn, đoàn thể huyện và đại diện các Sở ngành liên quan (nếu có).

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

BƯỚC 4: PHÒNG TCKH HƯỚNG DẪN CHI TIT LẬP KHPT KTXH NĂM X+1 VÀ TRIỂN KHAI XÂY DNG KH Ở CÁC CẤP

1. Mục đích

- Đảm bảo các bên liên quan cấp huyện và các xã xây dựng KHPT KTXH theo đúng quy định.

- Việc xây dựng KH cấp huyện, xã đi vào nề nếp và có sự phối hợp nhịp nhàng, trên cơ sở trao đổi và chia sẻ đầy đủ thông tin.

2. Thời gian: từ ngày 17/6 đến trước ngày 28/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Phòng TCKH hướng dẫn chi tiết lập KHPT KTXH năm X+1

- Căn cứ kết luận tại Hội nghị lần 1, Phòng TCKH tham mưu cho UBND huyện ra Văn bản Triển khai lập KHPT KTXH huyện (gọi tắt là Văn bản 2). UBND huyện chính thức ban hành Văn bản yêu cầu các bên liên quan cấp huyện và các xã trong địa bàn huyện xây dựng KHPT.

- UBND huyện ủy quyền cho Phòng TCKH ban hành hướng dẫn chi tiết lập KH. Phòng TCKH gửi hướng dẫn chi tiết cho các bên liên quan và phân công các thành viên theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn trực tiếp các đơn vị.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

* Xã tổ chức Hội nghị KH xã và hoàn thiện bản dự thảo KHP KTXH nộp phòng TCKH huyện

Sau khi nhận được hướng dẫn từ phòng TCKH, các xã rà soát và điều chỉnh nội dung dự thảo KHPT KTXH đã chủ động xây dựng (từ đầu tháng 5 đến ngày 15/06)1. Kết quả dự thảo bản KHPT KTXH xã được điều chỉnh sau Hội nghị lập KH xã được tóm tắt thành Khung KH xã, gửi Phòng TCKH huyện để tổng hợp nhu cầu đề xuất của xã theo ngành.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 21/06 năm X

* Các Phòng ban chức năng cấp huyện chủ động xây dựng KH phát triển ngành lĩnh vực theo hướng dẫn

- Phòng TCKH chủ động soạn thảo các nội dung bản thảo KHPT KTXH huyện.

- Trên cơ sở những thông tin đã được cung cấp, các phòng ban chức năng cấp huyện chủ động xây dựng KH của ngành/lĩnh vực.

- Các phòng ban của huyện cụ thể hóa các nội dung của KH định hướng ngành/lĩnh vực theo mẫu, hướng dẫn của phòng TCKH, trong đó làm rõ những nhiệm vụ KH nào thực hiện theo chỉ đạo của Sở chuyên ngành và nhiệm vụ nào thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của KHPT KTXH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 26/06 năm X

* Các Phòng ban của huyện hoàn thành dự thảo lần 1 KHPT ngành và gửi Khung tóm tắt KHPT ngành về phòng TCKH

- Sau khi tiếp nhận bản tổng hợp thông tin KH theo ngành của các xã từ phòng TCKH chuyển sang, các phòng ban tổng hợp vào Bản KH ngành/lĩnh vực thành dự thảo KHPT ngành của huyện.

- Phòng quản lý ngành chuyển dự thảo KHPT ngành cho tiểu ngành xem xét, đối chiếu và gửi thông tin phản hồi (nếu có) cho phòng quản lý ngành tổng hợp để điều chỉnh nội dung KHPT ngành. Sau khi chỉnh sửa, các phòng ban tóm tắt dự thảo KHPT ngành vào Khung KHPT ngành và gửi Phòng TCKH.

Lưu ý: Trong trường hợp, nếu nội dung tổng hợp từ khung KHPT KTXH xã mà các bên liên quan chưa nhất trí thì bảo lưu ý kiến của mình trong KHPT ngành, đồng thời nêu rõ những điểm chưa nhất trí với xã và lập luận của phòng ban để phòng TCKH tổng hợp và đưa ra thảo luận tại Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 28/06 năm X

BƯỚC 5: D THẢO KHPT KTXH HÀNG NĂM HUYỆN

1. Mục đích

Đảm bảo bản KHPT KTXH huyện thực sự được tổng hợp từ dưới lên và từ các bên liên quan cấp huyện, theo một định hướng chung đã thống nhất từ KH định hướng huyện.

2. Thời gian: từ ngày 28/06 đến trước ngày 08/07 năm X

3. Các hoạt động chính

* Phòng TCKH dự thảo lần thứ nhất bản KHPT KTXH huyện

Phòng TCKH huyện dự thảo lần 1 bản KHPT KTXH huyện năm X+1, trên cơ sở tổng hợp thông tin từ dự thảo KHPT ngành các phòng ban của huyện cung cấp vào Dự thảo KHPT KTXH huyện phòng TCKH xây dựng trước đó.

Lưu ý: Trong quá trình tổng hợp, nếu có những điểm chưa nhất trí giữa phòng TCKH, các phòng ban cấp huyện và các xã thì phòng TCKH sẽ ghi lại cụ thể để đưa ra thảo luận tại Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 04/07 năm X

* UBND huyện tổ chức Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện

- UBND huyện triệu tập Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện (Hội nghị lần 2). Trong Hội nghị lần 2, các đại biểu trực tiếp thảo luận và cho ý kiến về các nội dung của dự thảo lần 1 bản KHPT KTXH huyện năm X+1, đảm bảo bản KHPT KTXH sau khi dự thảo sẽ thể hiện được ý chí thống nhất chung toàn huyện.

- Thành phần tham gia Hội nghị tương tự như Hội nghị lần 1. Ngoài ra có thêm đại diện các chương trình, dự án, doanh nghiệp và đơn vị kinh tế lớn trên địa bàn và lãnh đạo các xã.

Lưu ý: Để chuẩn bị cho Hội nghị, phòng TCKH gửi dự thảo lần 1 KHPT KTXH huyện cho các đại biểu trước khi tiến hành Hội nghị để các đại biểu nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 06/07 năm X

* Phòng TCKH dự thảo lần thứ hai bản KHPT KTXH huyện, trình UBND/HĐND và gửi Sở KHĐT

Phòng TCKH tiến hành chnh sửa nội dung bản KH theo các ý kiến thống nhất tại Hội nghị lần 2. Sau khi dự thảo lần 2 bản KHPT KTXH huyện, Phòng TCKH tóm tắt nội dung KHPT KTXH huyện vào khung KHPT KTXH huyện và xây dựng khung TDĐG tình hình thực hiện, đính kèm với toàn văn bản KH thành một bộ Văn kiện KH đầy đủ của huyện cho năm X+1.

Bản dự thảo lần 2 bản KHPT KTXH huyện được chuyển sang UBND huyện xem xét, thông qua Huyện ủy và HĐND huyện (hoặc Thường trực HĐND huyện -nếu có), trước khi chính thức gửi lên Sở KHĐT.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 08/07 năm X

BƯỚC 6: THEO DÕI, CẬP NHẬT/HOÀN CHỈNH VÀ PHÊ DUYỆT, TRIN KHAI KHPT KTXH HUYỆN

1. Mục đích

- Cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung bản KH dự thảo cho đến khi nhận được các chỉ tiêu KH và ngân sách chính thức do UBND tỉnh giao.

- Hội đồng Nhân dân (nếu có phê duyệt bản KHPT KTXH huyện năm X+1 và ra quyết định triển khai thực hiện.

2. Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm X

3. Các hoạt động chính

* Theo dõi, cập nhật và hoàn thiện bản KHPT KTXH huyện để trình HĐND huyện phê duyệt

- Bản dự thảo KHPT KTXH được xây dựng từ tháng 7 nên nhiều thông tin phải ước thực hiện, nhiều bên liên quan cấp tỉnh chưa có định hướng KH rõ ràng hoặc chưa biết rõ nguồn lực được phân bổ. Vì vậy, trong quá trình điều hành, UBND huyện chỉ đạo Phòng TCKH liên tục cập nhật thông tin vào bản KH trong suốt thời gian từ tháng 8 đến đầu tháng 12.

- Giữa tháng 11, UBND huyện gửi công văn đề nghị các phòng ban, đoàn thể, tổ chức KTXH và các xã bổ sung, cập nhật thông tin vào Khung KH và chuyển về Phòng TCKH, trong đó nêu rõ những nội dung đã chỉnh sửa, để cập nhật vào nội dung bản KHPT KTXH. Cùng với việc cập nhật tình hình thực hiện KH, Phòng TCKH có thể điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu của KH năm sau nếu cần thiết (việc điều chỉnh thực hiện năm hiện tại có thể làm thay đổi một số các chỉ tiêu của năm sau so với dự thảo ban đầu).

* Trình duyệt và thông qua KH chính thức về phát triển KTXH huyện

- UBND huyện chỉ đạo phòng TCKH huyện xây dựng chính thức bản KHPT KTXH huyện. Nòng cốt của bản KH chính thức là bản Dự thảo KHPT KTXH huyện đã gửi Sở KHĐT và Sở TC giữa tháng 7, sau khi đã được cập nhật, bổ sung dựa trên chỉ tiêu KH chính thức do tỉnh phân bổ và các thông tin đã điều chỉnh từ các phòng ban chuyên môn và các xã. Bản Dự thảo chính thức được trình HĐND huyện (nếu có).

- HĐND (nếu có) giao cho Ban có thẩm quyền xem xét, thẩm tra và chất vấn UBND về các nội dung trong bản KHPT KTXH huyện. UBND huyện và phòng TCKH giải trình, điều chỉnh (nếu có) trước khi trình bản KHPT KTXH chính thức ra Kỳ họp cuối năm của HĐND huyện (nếu có).

- HĐND huyện (nếu có) thông qua bản chính thức KHPT KTXH của huyện tại kỳ họp HĐND (nếu có). Trong trường hợp có nhiều thay đổi so với dự thảo ban đầu cần thảo luận kỹ về việc bố trí KH và lựa chọn các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sau khi HĐND huyện (nếu có) thông qua các chỉ tiêu KTXH trong KH huyện, Nghị quyết của HĐND huyện (nếu có) và các chỉ tiêu tỉnh phân bổ chính thức cho các xã và các phòng ban sẽ được gửi đến từng xã và các phòng ban, làm căn cứ để các xã và phòng ban xây dựng chính thức bản KHPT của mình.

* Triển khai thực hiện KHPT KTXH huyện

- Công bố công khai, rộng rãi bản KHPT KTXH huyện đã được phê duyệt trong toàn huyện để triển khai thực hiện, đồng thời gửi một bản lên UBND tỉnh để báo cáo.

- Các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện và các xã căn cứ vào KHPT KTXH huyện để xây dựng chương trình công tác của đơn vị, tổ chức mình. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bản KHPT KTXH huyện và chương trình công tác của các đơn vị, tổ chức sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bên vào giữa và cuối năm KH.

 

NỘI DUNG

BẢN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

PHẦN I: TÌNH HÌNH THC HIỆN KHPT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM X

I. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm X

1. Những kết quả đạt được

2. Những khó khăn yếu kém và nguyên nhân

II. Dự kiến khả năng thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm X và các biện pháp cần triển khai trong những tháng cuối năm

1. Những chỉ tiêu có khả năng thực hiện

2. Những chỉ tiêu khó thực hiện

3. Những giải pháp cần triển khai thực hiện

PHẦN II: NHỮNG D BÁO LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM X+1

I. Dự báo các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội

1. Yếu tố trong nước/quốc tế

2. Yếu tố tỉnh

3. Yếu tố trong huyện

II. Dự báo các nguồn lực

1. Dự báo vốn đầu tư

2. Dự báo nguồn dân số và lao động

3. Dự báo ngân sách địa phương

PHẦN III: NHIỆM VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH PHÁT TRIN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM X+1

I. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

II. Những định hướng chính phát triển kinh tế - xã hội

III. Những mục tiêu ưu tiên và chỉ tiêu KH

(Nhiệm vụ và định hưng và mục tiêu ưu tiên đều được nêu theo trình tự: chung, từng lĩnh vực xã hội, kinh tế, môi trường; ngành, địa phương nhằm mục đích hướng các đơn vị cấp dưới xây dựng KH. Đi kèm theo các mục tiêu đó là các chỉ tiêu KH dự kiến)

III. QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH T XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP XÃ

Quy trình lập KH hàng năm cấp xã được thiết kế theo quan điểm chủ đạo:

1. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan, của cộng đồng trong quá trình lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá KH.

2. Gắn với định hướng phát triển KTXH của huyện

Quy trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp xã được thiết kế thành 6 bước cơ bản (được thể hiện trong sơ đồ 03 dưới đây).

Ghi chú:

- Năm hiện tại hay năm báo cáo, ký hiệu là năm X.

- Năm X+1 là năm kế tiếp, còn gọi là năm KH.


SƠ ĐỒ 03: QUI TRÌNH LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP XÃ


BƯỚC 1: CHUẨN BỊ LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM

1. Mục đích

- Ban hành các văn bản liên quan đến công tác tổ chức và triển khai lập KH hàng năm

- Ban hành Quy chế phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc cung cấp thông tin để xây dựng KH, cụ thể hóa tiến độ xây dựng KH đã được nêu trong văn bản chỉ đạo, và triển khai tập huấn cách điền thông tin vào mẫu biểu cho các bên có liên quan.

2. Thời gian: Tuần đầu tháng 5

3. Các hoạt động chính

* UBND xã ban hành văn bản triển khai lập KH và thành lập nhóm lập KH, tổ công tác KH thôn

- UBND xã ra văn bản chỉ đạo triển khai lập KH, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ tham gia cung cấp thông tin, lập KH của các bộ phận chuyên môn, đoàn thể xã, thôn, bản, khu phố (sau đây gọi tắt là thôn) và các cơ quan đơn vị liên quan đóng trên địa bàn xã.

- UBND xã ra quyết định thành lập/ kiện toàn Nhóm lập KH xã (gọi chung là Tổ công tác KH) do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (phụ trách kinh tế) làm tổ trưởng. Các thành viên bao gồm: 01 Thư ký (người có khả năng viết, tổng hợp thông tin tốt, có thể là cán bộ Văn phòng - Thống kê hoặc Kế toán xã) và 3 đến 5 thành viên khác tùy theo trình độ và khả năng tham gia.

- Căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND xã, các thôn thành lập hoặc kiện toàn tổ công tác KH thôn do trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ làm tổ trưởng, 3 đến 5 thành viên khác là đại diện đoàn thể thôn, đại diện nhóm hộ nghèo trong thôn, trong đó có ít nhất 1 đến 2 thành viên tham gia là nữ giới.

* UBND xã tổ chức Hội nghị triển khai lập KHPT KTXH hàng năm

- Hướng dẫn cách tổ chức thu thập, điền thông tin vào các bảng biểu phục vụ lập KH tại thôn, các bộ phận chuyên môn, đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn xã.

- Thống nhất lịch thực hiện và phân công nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin cho các bộ phận chuyên môn, đoàn thể xã và các thôn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã (trường học, trạm y tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý dự án, chương trình dự án...).

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 08/05 năm X

BƯỚC 2: THU THẬP THÔNG TIN CHO D THẢO KH

1. Mục đích

Các bên có liên quan chủ động bố trí thời gian lấy ý kiến, thu thập thông tin đầy đủ điền vào biểu mẫu theo yêu cầu của UBND xã.

2. Thời gian: Từ ngày 08/05 đến trước ngày 01/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Thu thập thông tin từ thôn:

- Tổ công tác thôn họp triển khai xây dựng KH

+ Đánh giá tình hình thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của thôn: Đánh giá kết quả nổi bật năm X của thôn, thảo luận các tồn tại, khó khăn cần giải quyết, phân tích nguyên nhân.

+ Lập đề xuất KH thôn: Căn cứ các nội dung đã thảo luận, xác định giải pháp, dự kiến hoạt động cụ thể cần thực hiện. Khi thảo luận các giải pháp, chú ý tập trung tìm kiếm các giải pháp thôn có thể tự thực hiện mà không cần phải huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài.

+ Điền các thông tin trên vào biểu số liệu cơ bản thôn, biểu đề xuất KH thôn.

- Tổ công tác thôn tổ chức họp thôn thông qua đề xuất KH

+ Tổ công tác thôn báo cáo, giải trình các nội dung KH đã đề xuất, hướng dẫn người dân cùng bàn bạc, bổ sung, điều chỉnh, lấy ý kiến thông qua các nội dung đề xuất của thôn, tổ chức sắp xếp ưu tiên thứ tự thực hiện hoạt động và thống nhất đóng góp của nhân dân đối với các hoạt động đề xuất.

+ Sau cuộc họp thôn, Tổ công tác thôn hoàn chỉnh Biểu số liệu cơ bản, Biểu đề xuất KH của thôn gửi lên xã.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 01/06 năm X

* Thu thập thông tin từ bộ phận chuyên môn, đoàn thể, cơ quan đơn vị trên địa bàn xã

- Trưởng các bộ phận chuyên môn, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, trường học, trạm y tế, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ quan, đơn vị liên quan (sau đây gọi là các cơ quan cấp xã) có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin lập KH xã.

Lưu ý: Thông tin của các cơ quan cấp xã cung cấp phải đảm bảo nội dung: (1) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KH năm X, rà soát các kết quả, điểm mạnh ni bật, xác định các tồn tại, khó khăn cần giải quyết, phân tích nguyên nhân; (2) Giải pháp, dự kiến những hoạt động cần thực hiện. Trong đó, khi xác định các giải pháp và dự kiến hoạt động, chú ý tìm kiếm các nhóm các giải pháp, hoạt động không cần huy động nguồn lực tài chính tránh đưa ra quá nhiều đề xuất cần nguồn lực từ bên ngoài.

- Cán bộ Văn phòng - Thống kê phối hp với các cán bộ liên quan, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện KH năm X, thống kê một số chỉ tiêu KH chủ yếu.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 01/06 năm X

BƯỚC 3: TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. Mục đích

- Các thông tin đã thu thập được từ thôn và các cơ quan cấp xã được tổng hợp vào mẫu tổng hợp làm tài liệu thảo luận về xây dựng KH tại Hội nghị triển khai xây dựng KH cấp xã.

- Làm căn cứ để xây dựng Dự thảo KHPT KTXH xã

2. Thời gian: Từ ngày 01/06 đến trước ngày 17/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Tập hợp và kiểm tra rà soát, thẩm định các mẫu thông tin do các bên có liên quan cấp xã gửi về UBND xã

* Tổ công tác KH xã tiến hành tổng hợp thông tin vào các biểu mẫu tổng hợp

- Chia tổ công tác thành các nhóm tổng hợp có phân công nhóm trưởng, thư ký và tổ chức tổng hợp thông tin từ các biểu đã được thu thập.

- Đánh giá tính khả thi của hoạt động đề xuất: Căn cứ thông tin định hướng từ huyện, danh mục các chương trình, dự án từ năm trước có cùng nội dung, mục đích, lãnh đạo xã, cán bộ tài chính kiểm tra phân loại và xác minh nguồn lực dự kiến có thể khai thác. Các mặt đánh giá bao gồm: Nội dung hoạt động, khái toán kinh phí, thời gian, đối tượng triển khai, mức độ đóng góp của các bên liên quan...vv. Trên cơ sở tổng kinh phí của các hoạt động đề xuất, so sánh với tổng kinh phí được giao từ năm trước, dự kiến mức có thể có của năm KH, nếu có mức chênh lệch quá lớn thì ghi nhận để tiếp tục thảo luận trong hội nghị KH xã.

- Hoàn thành dự thảo KH: Căn cứ kết quả tổng hợp, tổ công tác phân công thành viên phối hợp chuẩn bị dự thảo KH.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

BƯỚC 4: TỔ CHỨC HỘI NGHỊ K HOẠCH XÃ

1. Mục đích

Sử dụng phương pháp huy động sự tham gia để lựa chọn những vấn đề nổi bật nhất về thành tựu, tồn tại trong việc thực hiện KH 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm, thống nhất về mục tiêu phấn đấu trong năm KH, các giải pháp cụ thể và dự kiến phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra theo thứ tự ưu tiên.

2. Thời gian: Từ ngày 17/06 đến trước ngày 21/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Tổ công tác KH xã chuẩn bị tổ chức hội nghị lập KH xã.

* Tổ chức Hội nghị lập KH

- Thành phần tham dự: Đại diện phòng TCKH huyện, Đảng ủy, HĐND, UBND, các thành viên tổ công tác, trưởng cơ quan và các thôn trong xã.

- Nội dung: Hội Nghị có hai phần chính

+ Phần 1 tập trung vào: (1) Trình bày tóm tắt các thông tin định hướng do huyện cung cấp; báo cáo tóm tắt tình hình phát triển KTXH của xã đến thời điểm lập KH; (2) Thảo luận theo 3 nhóm ngành chính: Kinh tế; Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Tổ chức chính quyền.

+ Phần 2 tập trung vào thảo luận các hoạt động đề xuất trong năm KH như: (1) Giải trình lý do những hoạt động đề xuất loại bỏ hoặc cần xác minh thêm trong Danh mục hoạt động đề xuất; (2) Báo cáo, thảo luận, sắp xếp ưu tiên danh mục các hoạt động chưa rõ nguồn vốn; (3) Báo cáo, thảo luận sắp xếp ưu tiên danh mục các hoạt động có khả năng huy động được nguồn vốn; (4) Thống nhất về phân bổ kinh phí phát triển xã, nguồn thu cân đối hoặc các nguồn hỗ trợ khác (nếu có) cho các hoạt động trong danh mục đề xuất chưa rõ nguồn vốn . Sau khi thống nhất về phân bổ kinh phí, những hoạt động này sẽ được chuyển vào danh mục có khả năng huy động được nguồn vốn.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 21/06 năm X

BƯỚC 5: HOÀN THIỆN D THẢO KHPT KTXH XÃ GỬI PHÒNG TCKH HUYN

1. Mục đích

Hoàn thiện và nộp bản dự thảo KHPT KTXH cho phòng TCKH huyện đúng thời gian quy định.

2. Thời gian: Từ ngày 21/06 đến trước ngày 23/06 năm X

3. Các hoạt động chính

* Tổ công tác KH xã, trên cơ sở các ý kiến đóng góp đã được chốt trong Hội nghị lập KH xã, tiến hành hoàn thiện dự thảo KH xã.

* Tổ công tác KH tóm tắt nội dung dự thảo KH xã vào khung KH xã và Xây dựng khung TDĐG tình hình thực hiện, đính kèm với toàn văn bản KH thành một bộ Văn kiện KH đầy đủ của xã năm X+1 xin ý kiến của HĐND (thường trực HĐND) xã trước khi nộp cho phòng TCKH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 24/06 năm X

BƯỚC 6: THAM VẤN, CẬP NHẬT/HOÀN CHỈNH VÀ PHÊ DUYỆT, TRIỂN KHAI KHPT KTXH XÃ

1. Mục đích

- Tạo điều kiện để người dân được trực tiếp tham gia ý kiến vào bản KH xã. Tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng đối với các đánh giá, nhận định và mục tiêu của bản KH, việc đóng góp công sức và trách nhiệm của các bên vào thực hiện KH xã. Từng bước đưa tham vấn trở thành một kênh đối thoại hai chiều thường xuyên giữa chính quyền xã và người dân.

- Cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung bản KH dự thảo cho đến khi nhận được các chỉ tiêu KH và ngân sách chính thức do UBND huyện giao.

- HĐND xã phê duyệt bản KHPT KTXH xã năm X+1 và ra quyết định triển khai thực hiện.

2. Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm X.

3. Các hoạt động chính

* Theo dõi, cập nhật bn KHPT KTXH xã

Bản dự thảo KHPT KTXH được xây dựng từ tháng 7 nên nhiều thông tin phải ước thực hiện, nhiều bên liên quan cấp tỉnh chưa có định hướng KH rõ ràng hoặc chưa biết rõ nguồn lực được phân bổ. Vì vậy, UBND xã chỉ đạo Tổ công tác KH liên tục cập nhật thông tin vào bản KH trong suốt thời gian từ tháng 8 đến đầu tháng 12.

*Tham vn cộng đồng bản KH xã

- Chuẩn bị tham vấn cộng đồng về nội dung bản Dự thảo KH xã. Việc chuẩn bị tham vấn thực hiện ngay sau khi đã nhận được chỉ tiêu KH và ngân sách do huyện giao.

- Triển khai hoạt động tham vấn cộng đồng và phản hồi tại chỗ.

- Chỉnh sửa nội dung bản Dự thảo KH xã sau tham vấn

- Phản hồi bằng văn bản với người dân về việc xã tiếp thu ý kiến của cộng đồng

* Hoàn thiện bản KHPT KTXH xã để trình HĐND xã phê duyệt

* Phê duyệt và triển khai thực hiện KHPT KTXH của xã

- HĐND xã phê duyệt chính thức KHPT KTXH xã

- Triển khai thực hiện KHPT KTXH xã

 

NỘI DUNG

BẢN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP XÃ

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THC HIỆN KHPT KINH TẾ XÃ HỘI NĂM X

I. Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện KHPT KTXH xã năm X

1. Những thuận lợi chính trong thực hiện KHPT KTXH xã năm X

2. Những khó khăn chính trong thực hiện KHPT KTXH xã năm X

II. Kết quả thực hiện KHPT KTXH theo từng lĩnh vực

1. Tình hình thực hiện các ch tiêu KH định hướng

2. Đánh giá chi tiết theo lĩnh vực

2.1. Lĩnh vực Kinh tế

2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.3. Quản lý chính quyền và các hoạt động đoàn thể

2.4. Tài chính ngân sách

III. Đánh giá khái quát về tình hình phát triển KTXH trên địa bàn xã

PHẦN II: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THC HIỆN KHPT KTXH NĂM X+1

I. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển KTXH của xã năm X+1

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

3. Nhận định chung về mức độ thực hiện phát triển KTXH của xã năm X+1

II. Dự báo nguồn lực tài chính trên địa bàn xã năm X+1

III. Mục tiêu, giải pháp phát triển KTXH của xã năm X+1

1. Mục tiêu KH định hướng

2. Mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp phát triển từng ngành, lĩnh vực

2.1. Lĩnh vực Kinh tế

2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.3. Quản lý chính quyền và các hoạt động đoàn thể

2.4. Tài chính ngân sách

IV. Cân đối nguồn lực thực hiện KHPT KTXH xã

V. Tổ chức và phân công thực hiện

1. Phân công trách nhiệm thực hiện KH

2. Tổ chức theo dõi đánh giá KH

3. Điều kiện thực hiện KH

3.1. Điều kiện giả định khi xây dựng kế hoạch

3.2. Kiến nghị với cấp huyện và tỉnh



1 Xem chi tiết trong qui trình lập KHPT KTXH cấp xã