Quyết định 112/2009/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: 112/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Thái Văn Hằng
Ngày ban hành: 16/12/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/2009/QĐ-UBND

Vinh, ngày 16 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Ngân sách nhà nước ngày 27/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ; Thông tư số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1228/TTr-STP ngày 01/10/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quyết định này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã ban hành theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

2. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND cùng cấp kiểm tra, xử lý các văn bản QPPL, văn bản có chứa QPPL do HĐND và UBND cấp dưới ban hành được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Điều 2. Nội dung chi

Kinh phí hỗ trợ công tác kiểm tra văn bản QPPL được sử dụng để chi cho các nội dung sau:

1. Chi hỗ trợ công tác kiểm tra văn bản:

a) Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản theo yêu cầu;

b) Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn bản thuộc đối tượng kiểm tra;

c) Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra văn bản;

d) Chi tổ chức các đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực;

đ) Chi lấy ý kiến chuyên gia: Trong trường hợp văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật thì Giám đốc Sở Tư pháp hoặc Trưởng Phòng Tư pháp quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia;

e) Chi soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản.

2. Chi cho đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản, gồm:

a) Chi tổ chức họp cộng tác viên theo yêu cầu và kế hoạch công tác kiểm tra văn bản;

b) Chi thù lao cộng tác viên (được tính theo số lượng văn bản xin ý kiến);

c) Chi thanh toán công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực.

3. Chi tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản:

a) Chi tổ chức thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản; trang bị sách, báo, tạp chí cần thiết để lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản (trong đó phải đảm bảo tối thiểu có 01 số công báo và các văn bản QPPL chuyên ngành);

b) Chi đánh giá, đối chiếu, rà soát, xác định văn bản đang có hiệu lực pháp lý cao hơn tại thời điểm kiểm tra văn bản để làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản;

c) Chi mua sắm các trang thiết bị; tổ chức mạng lưới thông tin phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu; duy trì, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả việc chi mua sắm phần cứng, phần mềm, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, dịch vụ khác); ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra văn bản.

4. Chi cho các hoạt động khác liên quan đến công tác kiểm tra văn bản: Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản và đội ngũ cộng tác viên; chi sơ kết, tổng kết, tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực, địa bàn về công tác kiểm tra văn bản.

Điều 3. Mức chi cụ thể hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL

1. Các khoản chi được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành:

a) Công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra) và các khoản chi để tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị.

b) Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản và đội ngũ cộng tác viên.

c) Chi lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản; chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực về công tác kiểm tra văn bản; chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra văn bản QPPL.

d) Các khoản chi khác: làm đêm, làm thêm giờ, phô tô, in ấn tài liệu và văn phòng phẩm.

2. Đối với các khoản chi có tính chất đặc thù cho việc kiểm tra và xử lý văn bản, mức chi cụ thể như sau:

a) Chi cho các thành viên tham gia họp xử lý văn bản trái pháp luật:

- Chủ trì cuộc họp: 100.000đồng/người/buổi.

- Các thành viên tham dự: 50.000đồng/người/buổi.

b) Chi thù lao cộng tác viên: Tối đa không quá 80.000đồng/01 văn bản.

c) Đối với các khoản chi tổ chức thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản; trang bị sách, báo, công báo, tạp chí cần thiết cho việc lập hệ cơ sở dữ liệu, truy cập mạng internet phục vụ công tác kiểm tra văn bản được thực hiện theo chứng từ chi thực tế hợp pháp, hợp lệ;

d) Chi cho việc đánh giá, đối chiếu, rà soát, xác định văn bản đang có hiệu lực pháp lý cao hơn tại thời điểm kiểm tra văn bản để làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản: Tối đa không quá 30.000 đồng/01 chỉ thị, 70.000 đồng/01 nghị quyết (hoặc quyết định).

đ) Chi lấy ý kiến chuyên gia trong trường hợp văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật: Từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng/01 báo cáo;

e) Chi soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản: Tối đa không quá 100.000 đồng/01 báo cáo.

Điều 4. Lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản QPPL

1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu của công tác kiểm tra văn bản QPPL:

a) Sở Tư pháp lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;

b) Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị phối hợp với Phòng Tài chính và Văn phòng HĐND &UBND cùng cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

2. Trên cơ sở tiến độ thực hiện và nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL đã được UBND cùng cấp phân bổ, hàng quý cơ quan Tư pháp lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát kinh phí theo quy định.

3. Sở Tư pháp; Văn phòng HĐND &UBND và Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị có trách nhiệm sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, nội dung, chế độ; chứng từ thanh toán phải đảm bảo hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 95/2005/QĐ-UBND ngày 26/10/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán, hồ sơ, thủ tục cấp phát và thanh toán nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL.

2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Thái Văn Hằng

 





Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012