Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015
Số hiệu: 107/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Hồ Việt Hiệp
Ngày ban hành: 21/01/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/QĐ-UBND

An Giang, ngày 21 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015;

Xét Tờ trình số 05/TTr-LĐTBXH-BTXH ngày 09/01/2013 của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (đính kèm Kế hoạch).

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Chánh, Phó VP. UBND tỉnh (VX);
- Sở LĐTBXH, TC, KH-ĐT, XD, GD-ĐT, YT, NN&PTNT, Tư pháp;
- NHCSXH tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh;
- Các tổ chức, đoàn thể;
- UBND các huyện;
-
Phòng VX,TH;
- Lưu.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Việt Hiệp

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(kèm theo Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời ktừ năm 2011-2020.

Căn cứ Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa là tăng cường kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế... Tuy nhiên, hiện nay việc thúc đẩy công tác giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Một mặt, các đối tượng nghèo ngày càng khó can thiệp hơn; mặt khác, các diễn biến liên quan đến dân tộc thiểu số, dân trí, thị trường, thiên tai, quá trình tăng cường cơ giới hoá và sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực giảm nghèo của người dân và các cơ quan quản lý.

- Năm 2006 toàn tỉnh có 58.543 hộ nghèo, tỷ lệ 13,15%; năm 2007 có 49.198 hộ nghèo, tỷ lệ 10,79%; năm 2008 có 41.298 hộ nghèo, tỷ lệ 8,93%; năm 2009 toàn tỉnh có 34.536 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,20%; năm 2010 có 30.388 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,81%; cuối năm 2010 còn 18.756 hộ, chiếm tỷ lệ 3,59%. Như vậy so đầu năm 2006 toàn tỉnh 05 năm giảm 9,56%, với 39.787 hộ giảm nghèo ( bình quân giảm 1,91%/năm và giảm bình quân 7.958 hộ/năm ).

- Hộ nghèo người dân tộc thiểu số: Năm 2006 có 7.684 hộ, tỷ lệ 35,03%/ tổng số hộ dân tộc thiểu số, năm 2007 có 6.895 hộ, tỷ lệ 31,43%/tổng số hộ dân tộc, năm 2008 có 6.184 hộ, tỷ lệ 28,19%/ tổng số hộ dân tộc, năm 2009 có 5.993 hộ dân tộc nghèo, tỷ lệ 27,32%/tổng số hộ dân tộc; đầu năm 2010 có 5.772 hộ, tỷ lệ 26%; cuối năm 2010 có 4.550 hộ, tỷ lệ 20,50%. Như vậy tổng số hộ dân tộc giảm tính từ đầu kỳ đến nay là 3.134 hộ, tốc độ giảm 14,53% (bình quân giảm 2,90%/năm).

Đầu năm 2011, toàn tỉnh có 48.622 hộ nghèo, tỷ lệ 9,28% với 196.491 nhân khẩu; có 28.571 hộ cận nghèo, tỷ lệ 5,45% với 116.232 nhân khẩu, đến đầu năm 2012 toàn tỉnh có 41.281 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,84%, với 175.129 nhân khẩu; có 32.045 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,10% với 135.148 nhân khẩu.

Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác giảm nghèo trong tình hình mới, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả; ưu tiên các xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 15%, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã đặc biệt khó khăn;

- Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cho người nghèo, người cận nghèo; bảo vệ trẻ em và phụ nữ nghèo.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5-2%/năm, đến cuối năm 2015 xuống dưới 2%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân từ 0,5 -1%/ năm, đến cuối năm 2015 xuống 3%;

- Đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người nghèo về ăn, mặc, ở, chữa bệnh và học hành, ưu tiên hộ nghèo người dân tộc thiểu số, trẻ em và phụ nữ nghèo;

- Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động có yêu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao được tập trung đầu tư theo tiêu chí nông thôn mới.

- Đảm bảo hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng khóm/ấp, cán bộ các hội đoàn thể và cán bộ an sinh xã hội các cấp được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án liên quan đến giảm nghèo.

- Triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

II. Đối tượng và phạm vi thực hiện:

1. Đối tượng: Là người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành; trong đó ưu tiên người nghèo, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

2. Phạm vi: áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên tập trung các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 15%, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn.

III. Thời gian thực hiện: giai đoạn 2013-2015.

IV. Nội dung các chính sách, dự án của Kế hoạch .

1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo: Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, bình quân mỗi năm giải quyết cho 20.000 hộ vay vốn với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng/năm (600 tỷ đồng trong 03 năm).

- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang

- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, xã và các đơn vị có liên quan khác.

2. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và cận nghèo:

- Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đội ngũ y, bác sỹ, các trang thiết bị y tế về tuyến cơ sở.

- Đảm bảo 100% người nghèo, hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, dự kiến mỗi năm cấp 150.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ngân sách trung ương đảm bảo 70% mệnh giá thẻ, 30% còn lại từ nguồn ngân sách tỉnh tự cân đối hỗ trợ hàng năm, nguồn vận động và cá nhân tự nguyện đóng góp.

- Phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ một phần viện phí cho đối tượng khó khăn cơ nhỡ đột xuất.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-TBXH

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội, Sở Tài chính, UBND cấp huyện, xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

- Nhu cầu vốn: bình quân 200 tỷ đồng/năm (600 tỷ đồng trong 03 năm).

3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo:

- Con em hộ nghèo được miễn 100% học phí, các khoản đóng góp khác và được hỗ trợ chi phí học tập… khi học các cấp học phổ thông trong tỉnh (kể cả dân lập, tư thục).

- Các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn là người DTTS được miễn giảm và cấp bù học phí theo các quy định hiện hành của Chính phủ.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục - đào tạo

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện, xã.

- Nhu cầu vốn: bình quân 120.000 học sinh các cấp/năm học, số tiền 100 tỷ đồng/năm (300 tỷ đồng trong 03 năm).

4. Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt:

4.1. Hỗ trợ về nhà ở: Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg giai đoạn 2008 – 2010 và Quyết định 67/QĐ-TTg đến nay đã hoàn thành, đã cất trên 9.500 căn nhà, với tổng kinh phí là 190 tỷ đồng. Căn cứ vào chương trình nhà ở cho hộ nghèo của Chính phủ trong giai đoạn tiếp theo và số liệu điều tra, rà soát nhu cầu về nhà ở của hộ nghèo theo chuẩn mới của địa phương, Tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhà cho người nghèo cụ thể.

- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, UBND cấp huyện, xã và các ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu vốn: Tổng số 10.000 căn với tổng kinh phí 250 tỷ đồng (bình quân hỗ trợ 3.500 căn nhà/năm).

4.2. Hỗ trợ điện sinh hoạt: Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo với mức là 30.000 đồng/hộ/tháng theo Quyết định số 268/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-TBXH.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, UBND cấp huyện, xã và các ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu vốn: Dự kiến trong 03 năm hỗ trợ cho 90.000 lượt hộ nghèo với kinh phí khoảng 32,40 tỷ đồng.

5. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số có nhu cầu học nghề được đào tạo miễn phí thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đối tượng đi học thuộc diện ưu tiên một, được miễn học phí, hỗ trợ tiền ăn, đi lại, hỗ trợ tiền ban đầu khi đi làm việc ngoài tỉnh và được ưu tiên giải quyết việc làm sau khi kết thúc khóa học thông qua chương trình vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các chương trình đào tạo nghề gắn với việc làm theo phương thức tay ba (người học – cơ sở đạo tạo – doanh nghiệp)…

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - TBXH.

- Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND huyện, xã và các ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu kinh phí: bình quân 5 tỷ đồng/năm (15 tỷ đồng trong 03 năm)

6. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:

- Hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí cho người nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực tại Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh.

- In ấn và phát hành tờ rơi, tờ gấp với nội dung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND cấp huêỵn, xã và các ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu kinh phí: bình quân 0,2 tỷ đồng/năm (0,6 tỷ đồng trong 3 năm)

7. Các chính sách, dự án hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

7.1. Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các ấp đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các ấp đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Lao động-TBXH, UBND cấp huyện, xã và các Sở, ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu vốn: bình quân 10 tỷ đồng/năm (30 tỷ đồng trong 03 năm).

7.2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 74/QĐ-TTg và Quyết định số 1592/QĐ-TTg:

Tập trung hỗ trợ đất sản xuất, đất ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề, học nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ban Dân tộc, UBND cấp huyện, xã và các Sở, ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu vốn: trong 03 năm 300 tỷ đồng.

7.3. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-TTg

Trợ cấp trực tiếp cho hộ nghèo đang sinh sống ở vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, UBND cấp huyện, xã và các Sở, ngành có liên quan khác.

- Nhu cầu vốn: 5 tỷ đồng/ năm (15 tỷ đồng/03 năm).

8. Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá:

Nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng và đội ngũ cán bộ cơ sở tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trên cơ sở có sự tham gia, đảm bảo giảm nghèo bền vững; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng nhu cầu quản lý.

8.1. Các hoạt động:

a) Hoạt động 1: Nâng cao năng lực giảm nghèo.

- Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham của người dân.

- Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cộng đồng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước, quốc tế; tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về giảm nghèo.

b) Hoạt động 2: Truyền thông về giảm nghèo.

- Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp về chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015 (tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông; thực hiện các chương trình, các đợt truyền thông…).

- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh đến địa phương, cơ sở.

c) Hoạt động 3: Giám sát, đánh giá.

- Xây dựng khung giám sát, đánh giá theo kết quả cuối cùng; khung lộ trình thực hiện chương trình.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, cơ chế vận hành của chương trình và từng dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp.

- Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở.

- Nâng cao năng lực cho việc vận hành hệ thống giám sát, đánh giá.

d) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-TBXH

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện, xã.

- Nhu cầu vốn: 1,5 tỷ đồng/năm (4,5 tỷ đồng/03 năm).

9. Dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững:

Nghiên cứu xây dựng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, dựa trên tiềm lực sẵn có của địa phương có gắn kết với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng mô hình điểm tại các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% . Sau đó, tổ chức triển khai nhân rộng tại các xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 15%, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-TBXH.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện, xã.

- Nhu cầu vốn bình quân 1 tỷ đồng/năm (3 tỷ đồng/03 năm).

10. Dự án cán bộ làm công tác giảm nghèo:

Các xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên, các xã thuộc vùng khó khăn, xã biên giới… sẽ được bố trí 01 cán bộ làm công tác giảm nghèo, được hưỏng lương và phụ cấp như công chức cấp xã.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-TBXH

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện, xã.

- Nhu cầu vốn: bình quân chi trả số tiền 1,5 tỷ đồng/năm (4,5 tỷ đồng/03 năm).

VI. Kinh phí thực hiện Kế hoạch:

Tổng kinh phí dự kiến trong 03 năm: 2.155 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 1.957,5 tỷ đồng (trong đó vốn tín dụng 600 tỷ đồng )

- Ngân sách tỉnh: 137,49 tỷ đồng

- Nguồn vận động: 60 tỷ đồng

(Xem biểu phụ lục chi tiết đính kèm)

VII. Giải pháp:

1. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

2. Nguồn vốn thực hiện:

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tăng cường cơ chế lồng ghép vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh để kế hoạch giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả cao.

3. Xã hội hóa công tác giảm nghèo:

-Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cộng đồng xã hội, các thành phần kinh tế tham gia hỗ trợ cho các xã nghèo.

- Mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

4. Cơ chế thực hiện: Thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho cơ sở.

- Các Sở, ngành: xây dựng kế hoạch hàng năm; giao nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.

- UBND cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm đến tận cơ sở và đối tượng thụ hưởng chương trình.

- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; sắp xếp thứ tự ưu tiên; triển khai thực hiện ở cấp xã; quản lý nguồn lực; giám sát và đánh giá.

5. Về nguồn lực thực hiện:

- Bố trí cán bộ làm thường trực chương trình giảm nghèo ở cấp xã.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường cán bộ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

6. Điều hành, quản lý:

- Thành lập Ban điều hành cấp tỉnh do Giám đốc Sở Lao động – TBXH làm Trưởng ban ; thành viên là Lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan.

- Thành lập ban điều hành chương trình giảm nghèo bền vững ở các cấp để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

- Thành lập Tổ điều phối Chương trình giúp Ban điều hành cấp tỉnh.

VIII. Tổ chức thực hiện:

Các Sở ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở, cụ thể:

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Điều hành thực hiện Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm về mục tiêu, giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì thực hiện các dự án: dạy nghề, nâng cao năng lực và truyền thông giảm nghèo, cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo, nâng cao nhận thức người nghèo, hỗ trợ người nghèo các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và hoạt động giám sát, đánh giá.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan cân đối và phân bổ nguồn lực cho Chương trình từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

3. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - TBXH bố trí ngân sách cho các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo quy định; phối hợp với Sở Lao động - TBXH xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính.

4. Sở Xây dựng: chủ trì trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

5. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: chủ trì trong việc cho vay các đối tượng chính sách ( trong đó tập trung cho hộ nghèo, cận nghèo ).

6. Sở Giáo dục – Đào tạo: chủ trì và phối hợp trong việc tổ chức thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ và miễn, giảm học phí cho HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo…theo quy định.

7. Sở Y tế: chủ trì và phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, cận nghèo.

8. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách về nông nghiệp cho hộ nghèo.

9. Sở Tư pháp: chủ trì trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo.

10. Ban Dân tộc tỉnh: chủ trì, chỉ đạo hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số; các dự án đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn

11. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã:

- Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, cụ thể hoá thành Kế hoạch của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn.

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân.

- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn cho mục tiêu giảm nghèo; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm.

12. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể:

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Phụ nữ… chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư…, xây dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo.

 

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Nội dung

Kinh phí b/quân hàng năm

Nguồn TW hàng năm

NS Tỉnh hàng năm

Huy động hàng năm

Tổng số 03 năm

Ghi chú

I

Thực hiện các chính sách giảm nghèo:

699,33

636

43,33

20

2.098

 

1

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo

200

180

10

10

600

NH.CSXH

2

Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và cận nghèo

200

180

20

-

600

Ngành Y tế

3

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo và cận nghèo

100

90

-

10

300

Ngành Giáo duc

4

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

83,33

80

3,33

-

250

10.000 căn nhà. Ngành Xây dựng

5

Hỗ trợ tiền điện

10,8

10,8

 

 

32,4

 

6

Hỗ trợ DTTS ( QĐ 74 )

100

90

10

 

300

 

7

Hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn

5

5

 

 

15

 

8

Hỗ trợ pháp lý

0,2

0,2

 

 

0,6

Ngành Tư pháp

II

Thực hiện các dự án giảm nghèo

19

16,5

2,5

 

57

 

1

DA dạy nghề cho người nghèo, cận nghèo

5

5

-

-

15

QĐ 1956 DN -LĐNT

2

DA cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK, xã biên giới

10

10

-

-

30

CT MTQG GN

3

DA năng cao năng lực cán bộ GN

1,5

1

0,5

-

4,5

CT MTQG GN

 

- Tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động giám sát

 

 

 

 

 

 

4

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

1

0,5

0,5

-

3

CT MTQG GN

5

DA cán bộ làm công tác giảm nghèo

1,5

-

1,5

-

4,5

CT MTQG GN

 

Tổng cộng

718,33

652.50

45,83

20

2.155

 

Ghi chú: Nguồn vốn thực hiện các chính sách, dự án là nguồn lồng ghép được phân bổ hàng năm (nguồn TW, địa phương, huy động…) thuộc các Sở, ngành có liên quan.

 





Quyết định 268/QĐ-TTg năm 2011 về biểu giá bán lẻ điện Ban hành: 23/02/2011 | Cập nhật: 24/02/2011