Quyết định 1055/QĐ-TTg năm 2002 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010
Số hiệu: 1055/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/11/2002 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1055/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề án quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 (kèm theo tờ trình số 3595/GTVT-KHĐT ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giao thông vận tải);

Căn cứ ý kiến của các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 04 tháng 10 năm 2002,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển quy hoạch:

a) Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (bao gồm mạng lưới các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thủy và công nghiệp phụ trợ) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, củng cố an ninh, quốc phòng; đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới cơ cấu đội tàu quốc gia và có sản phẩm tàu thủy xuất khẩu ra nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực.

b) Từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển, đồng thời chú trọng sản xuất các loại vật tư, thiết bị tàu thủy để tới năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới.

c) Nâng cao năng lực đóng mới, trong đó tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30.000 đến 100.000 DWT, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực.

d) Tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới quá trình đào tạo - nghiên cứu thiết kế, phấn đấu đến năm 2010 ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam chủ động được về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế, đăng kiểm đến đóng mới đối với loại tàu chở hàng có trọng tải đến 50.000 DWT.

2. Quan điểm phát triển quy hoạch:

a) Phát huy nội lực là chính, huy động mọi nguồn vốn để phát triển đồng bộ ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

b) Ưu tiên cải tạo, nâng cấp, mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có để đảm bảo khai thác có hiệu quả cao.

c) Nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bị hiện có; nâng cao khả năng ứng dụng và tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đại đặc biệt đối với các nhà máy trọng điểm được xây dựng mới. Trong đầu tư phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các nhà máy để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành.

d) Quá trình phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và của các ngành, các địa phương liên quan; đồng thời phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường đóng tàu khu vực.

đ) Phát triển ngành công nghiệp tàu thủy phải gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường đảm bảo an ninh - quốc phòng.

3. Nội dung quy hoạch:

a) Mạng lưới các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thủy:

Đến năm 2010 mạng lưới công nghiệp tàu thủy Việt Nam có 36 nhà máy đóng và sửa chữa tàu, 6 cơ sở công nghiệp phục vụ và 8 nhà máy đóng, sửa chữa tàu quân đội, bảo đảm việc đóng tàu và sửa chữa tàu thủy toàn quốc, trong đó các nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giữ vai trò chủ lực, nòng cốt trong quy hoạch; các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thuộc các ngành khác và địa phương quản lý có chức năng chủ yếu là sửa chữa, đóng mới các tàu thủy sản, tàu khách, tàu công trình, các phương tiện-thủy nội địa và tàu vận tải đến 3.500 DWT; mạng lưới các nhà máy đóng tàu quân đội chủ yếu được cải tạo, nâng cấp trên cơ sở hiện có với chức năng chính là đóng mới, sửa chữa các tàu quân sự và kết hợp tham gia đóng tàu vận tải có trọng tải đến 10.000DWT.

Mạng lưới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy được phân bố như sau:

Khu vực phía Bắc có 20 nhà máy, trong đó Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý 10 nhà máy, các ngành khác và địa phương quản lý 6 nhà máy và các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng quản lý 4 nhà máy.

Khu vực miền Trung có 9 nhà máy, trong đó Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý 6 nhà máy, các ngành khác và địa phương quản lý 1 nhà máy và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý 2 nhà máy. Khu vực miền Trung sẽ triển khai xây dựng mới Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thủy Dung Quất để đóng tàu chở dầu thô tới 100.000 tấn.

Khu vực miền Nam có 15 nhà máy, trong đó Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý 6 nhà máy, các ngành khác và địa phương quản lý 7 nhà máy và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý 2 nhà máy. Khu vực miền Nam có 2 nhà máy được xây dựng mới (Đồng Nai, Cà Mau).

Danh mục các cơ sở đóng và sửa chữa tàu trong mạng lưới được nêu tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

b) Mạng lưới các nhà máy công nghiệp phục vụ đóng tàu:

Để đạt được mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 60% trong sản phẩm đóng mới tàu thủy, đến năm 2010 phát triển các khu công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam như sau:

- Xây dựng mới khu công nghiệp tàu thuỷ tại Cái Lân (Quảng Ninh): sản xuất thép tấm đóng đóng tàu 250.000T/năm, sản xuất thép cường độ cao, đúc sản phẩm gang cầu.

- Xây dựng mới khu công nghiệp tàu thủy tại An Hồng (Hải phòng): lắp ráp động cơ diezen có công suất tới 6.000CV; chế tạo một số thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp đóng tàu.

- Duy trì năng lực 2 cơ sở sản xuất của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tại thành phố Hải Phòng để sản xuất khí công nghiệp, vật liệu chống cháy nổ, sửa chữa, đóng mới container, phá dỡ tàu cũ và tái chế nguyên liệu sau phá dỡ, sau năm 2010 sẽ di dời 2 cơ sở này ra khỏi khu vực thành phố.

- Sau năm 2010 sẽ xây dựng mới khu công nghiệp tàu thủy tại Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tại Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) để lắp rắp động cơ diezen, sản xuất các trang thiết bị phục vụ đóng tàu.

c) Lực lượng lao động và công tác đào tạo, nghiên cứu thiết kế và đăng kiểm:

- Lực lượng lao động và đào tạo.

Dự kiến lực lượng lao động toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 có khoảng 36.000 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 16%; trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chiếm 74%; lao động đào tạo ngắn hạn, công nhân phổ thông chiếm 10%.

- Công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thủy:

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho 2 trung tâm nghiên cứu thiết kế: Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ Hà Nội và Công ty Thiết kế công nghiệp giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua chương trình trọng điểm quốc gia, đầu tư nâng cấp hoàn thiện bể thử mô hình tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ Hà Nội.

- Công tác đăng kiểm:

Hoàn thiện hệ thống quy phạm đóng tàu để phù hợp với các yêu cầu của Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, phấn đấu đổi mới và tăng cường công tác đăng kiểm để đến năm 2010 Đăng kiểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế IACS.

d) Quy mô và năng lực sản xuất:

Về đóng mới:

Đóng mới hầu hết các phương tiện thuỷ nội địa, tàu công trình, tàu hải sản, tàu biển trọng tải đến 15.000 DWT; phấn đấu đảm nhận 70-75% nhu cầu đóng tàu hàng tổng hợp loại từ 20.000 DWT đến 50.000 DWT và tàu chở dầu thô 100.000 DWT, trong đó giai đoạn 2001-2005 tập trung đáp ứng chương trình đóng 32 tàu cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các chương trình đóng tàu của Tổng công ty Nhà nước khác.

Đến năm 2010, đạt tỷ lệ nội địa hoá tới 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới.

Về sửa chữa:

Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp đội tàu quốc gia có trọng tải đến 100.000 DWT tại các nhà máy đóng tàu trong nước và đến 400.000 DWT tại các nhà máy liên doanh với nước ngoài.

đ) Tiến độ thực hiện:

Giai đoạn 2002-2005:

- Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ của các nhà máy hiện có, trong đó ưu tiên các nhà máy: Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn, Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn, theo hướng chuyên môn hoá cao để phấn đấu đóng các loại tàu: phương tiện thuỷ nội địa, tàu khách, tàu công trình, tàu thuỷ sản, tàu hàng tổng hợp, tàu container, tàu chở dầu trọng tải đến 12.000 DWT; sửa chữa tàu đến 20.000 DWT tại các nhà máy trong nước và sửa chữa tàu 400.000 DWT tại Liên doanh Hyundai - Vinashin.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ đóng mới tàu hàng tổng hợp, tàu container có trọng tải từ 30.000 DWT đến 50.000 DWT, tàu chở dầu thô 100.000 DWT.

- Liên kết với các ngành thép, cơ khí trong nước, liên doanh hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ để đến năm 2005 có thể sản xuất các loại thép tấm đóng tàu thông dụng, lắp ráp động cơ diezen đến 6.000 CV cùng các trang thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải tại khu công nghiệp Cái Lân (Quảng Ninh) và An Hồng (Hải Phòng).

- Đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh bể thử mô hình tàu thuỷ tại Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ tàu thuỷ Hà Nội để phục vụ công tác thiết kế.

Giai đoạn 2006-2010:

- Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy đóng tàu thuộc Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu để đóng và sửa chữa tàu container đến 50.000DWT.

- Tập trung xây dựng có trọng điểm một số nhà máy mới tại các khu vực có tiềm năng như Dung Quất, Đồng Nai, Cà Mau, trong đó tại Dung Quất để đóng và sửa chữa tàu dầu đến 100.000 DWT; tại Đồng Nai để đóng và sửa chữa tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 30.000 DWT; tại Cà Mau để đóng tàu phục vụ khai thác kinh tế biển phía Vịnh Thái Lan.

- Mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ để nâng dần tỷ lệ nội địa hoá lên 60% cho các sản phẩm đóng tàu trong nước.

Giai đoạn sau năm 2010 đến 2020:

Di chuyển dần một số nhà máy ở trung tâm đô thị (khu vực Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) ra các khu công nghiệp tập trung của thành phố. Tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu (bao gồm cả thiết bị nâng chuyển cỡ lớn để phục vụ đóng các tàu trọng tải từ 50.000 DWT đến 100.000 DWT); nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ đạt mức tiên tiến trong khu vực.

4. Các giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010:

- Thực hiện tốt việc đầu tư phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010 theo tiến độ nêu tại Quyết định này.

- Đầu tư chiều sâu 30 nhà máy hiện có để đồng bộ hoá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ sẵn có, trong đó có 7 nhà máy ưu tiên đầu tư là : Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn, Công ty đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn.

- Hợp tác, liên doanh với nước ngoài để tiếp nhận công nghệ đóng tàu chở đầu 100.000 DWT, lắp ráp, chế tạo động cơ, nghi khí hàng hải, trang thiết bị khác; đầu tư các thiết bị, phần mềm phục vụ công tác nghiên cứu - thiết kế tàu thuỷ.

- Phối hợp tốt hoạt động giữa Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với các cơ sở đóng, sửa tàu thuộc các ngành, địa phương, quân đội để đóng tàu đến 3.500 DWT, sửa chữa tàu đến 10.000 DWT, trong đó chú trọng tận dụng năng lực chuyên sâu của các đơn vị khác sản xuất nghi khí hàng hải, máy bơm, động cơ điện, thép hình và các phụ tùng, phụ kiện... phục vụ cho công tác đóng, sửa chữa tàu.

- Cơ chế, chính sách ưu đãi: các dự án đóng và sửa chữa tàu trong quy hoạch được hưởng các ưu đãi tại Quyết định số 117/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan theo nguyên tắc: "Dự án đang hưởng cơ chế nào thì tiếp tục thực hiện theo cơ chế đó".

Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện quy hoạch:

1. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Quản lý quy hoạch và căn cứ quy hoạch để xem xét, thoả thuận đầu tư các dự án cụ thể theo quy hoạch này.

- Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã duyệt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, Quyết định. Đối với một số cơ sở đóng và sửa chữa tàu đến 400 DWT của các địa phương, các doanh nghiệp vận tải, đánh cá không thuộc quy hoạch này nếu có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi và có thị trường ổn định thì cho phép các Bộ, ngành và các địa phương xem xét, quyết định xây dựng với quy mô thích hợp, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế địa phương, ngành và khả năng huy động vốn.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước tạo điều kiện để nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm tàu thuỷ đóng mới lên 60% vào năm 2010.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các chính sách tài chính nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

b) Cân đối trong ngân sách chung và ưu tiên cấp đủ vốn cho các dự án đã có Quyết định phê duyệt theo Điều 2 của Quyết định số 117/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ và các hạng mục bổ sung tại Điều 2 Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng cơ chế huy động, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho các dự án trọng điểm của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo quy hoạch đến năm 2010.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi cho việc nhập khẩu công nghệ để nội địa hoá từng phần ngành công nghiệp tàu thuỷ.

b) Chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam triển khai nâng cấp, hoàn thiện bể thử mô hình tàu thuỷ tại Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ Hà Nội trong 2 năm 2002 - 2003.

c) Tạo điều kiện để Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam triển khai các chương trình chuyển giao công nghệ đóng tàu chở đầu 100.000 DWT và nhập các thiết bị, phần mềm chuyên dùng phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế, đăng kiểm tàu thuỷ.

4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:

Căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010, lập đề án chi tiết phát triển mạng lưới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu hải sản theo hướng xã hội hoá loại sản phẩm này.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành công nghiệp tàu thuỷ ở trong và ngoài nước; đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các trường dạy nghề xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và 5 năm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp tàu thuỷ theo quy hoạch này.

6. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời chỉ đạo quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng các nhà máy, cơ sở công nghiệp của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đâu tư, Tài chính, Quốc phòng, Thương mại, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Thuỷ sản, Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các Tổng công ty liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

Tên cơ sở

Định hướng đến năm 2010

Định hướng sau năm 2010 đến năm 2020

Mục tiêu dự án

Công suất (ch/n)

D.tích chiếm đất (ha)

Sửa chữa

Đóng mới

A- Các cơ sở khu vực miền bắc

I- Các nhà máy thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (vinashin)

1. Nhà máy đóng tàu Hạ Long

- Đóng mới tàu đến 15.000/30.000DWT

 

3/2

42

Đầu tư chiều sâu, đóng và sửa chữa tàu đến 50.000DWT

 

- Sửa chữa tàu đến 30.000DWT

10

 

 

 

- Gia công kết cấu thép và các dịch vụ khác (4.000T/năm)

 

 

 

2- Nhà máy sửa chữa Tàu biển Phả Rừng

- Đóng mới tàu đến 10.000DWT

 

3

13.5

Duy trì năng lượng

 

- Sửa chữa tàu đến 15.000DWT

30

 

 

3- Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu

- Đóng mới tàu Conainer kết hợp tàu bách hóa 600/3.000/50.000DWT

 

2/2/2

100

Mở rộng, nâng công suất

 

Sửa chữa tàu 600/3.000/50.000DWT

30/20/0

 

 

 

- Sản xuất que hàn và thiết bị tàu thủy

 

 

 

 

4- Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng

- Đóng mới tàu đến 20.000DWT

 

6

24

Di chuyển ra khỏi khu vực thành phố Hải Phòng (dự kiện trên sông Bạch Đằng)

 

- Sửa chữa tàu đến 10.000DWT

30

 

 

5- Nhà máy đóng tàu Nam Hà

- Đóng mới phương tiện thủy nội địa kết hợp vận tải đến 1.000DWT

 

20-25

5.7

 

 

- Sửa chữa tàu đến 1.000DWT

60

 

 

 

6- Nhà máy đóng tàu Bến Kiên

- Đóng mới tàu công trình, tàu khách, tàu vận tải, tàu container, tàu thủy sản 600CV/2.500DWT/8.000DWT (~ 550TEU)

 

6/2/3

15

 

 

- Sửa chữa tàu công trình, tàu thuỷ sản, tàu vận tải đến 2.500DWT

15

 

 

 

7- Các nhà máy khác:

+ Nhà máy đóng tàu Hải Dương

- Đóng mới phương tiện thuỷ nội địa, tàu vận tải đến 1.000DWT

 

30

2.7

 

 

- Sửa chữa tàu đến 1.000DWT

50

 

 

 

 

- Sản xuất phụ kiện cho tàu lớn

 

 

 

 

+ Nhà máy đóng tàu Tam Bạc

- Đóng mới tàu khách, tàu công trình, tàu vận tải đến 400DWT

 

30-35

2,6

Di chuyển ra khỏi khu vực thành phố Hải Phòng (dự kiến trên sông Bạch Đằng)

 

- Sửa chữa tàu khách, tàu công trình, tàu vận tải đến 400DWT

40-45

 

 

+ Nhà máy đóng tàu Sông Cấm

- Đóng mới tàu cao tốc, tàu công trình, tàu vận tải đến 600DWT

 

15

3,3

Di chuyển ra khỏi khu vực thành phổ Hải Phòng (dự kiến trên sông Bạch Đằng)

 

- Sửa chữa tàu cao tốc, tàu công trình, tàu vận tải đến 600DWT

35

 

 

+ Nhà máy đóng tàu Sông Lô

- Đóng mới phương tiện thủy nội địa đến 600DWT

 

120

6,4

 

 

- Sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa đến 600DWT

100

 

 

 

+ Các nhà máy tiềm năng khác:

+ Nhà máy đóng tàu Sông Hồng

- Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ nội địa đến 1.000DWT

 

 

 

 

+ Nhà máy đóng tàu Hoà Bình

- Gia công cầu kiện thép phục vụ cho thủy điện Sơn La và vùng Tây Bắc

 

 

 

 

II- Các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng

1- Công ty Hồng Hà (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng)

- Sửa chữa và đóng mới tàu vỏ thép đến 1.200DWT, tàu vỏ hợp kim nhôm đến 400DWT

 

 

11,4

 

2- Công ty 189 (Bộ Tư lệnh Hải quân)

- Đóng mới tàu vỏ nhôm, vỏ thép đến 400DWT (Dự kiến mở rộng, nâng công suất)

 

 

3

 

3- Công ty Hải Long (Bộ Tư lệnh Hải quân)

- Đóng mới tàu cao tốc 300DWT, tàu vận tải 600DWT và các loại xà lan

 

 

4

 

4- Nhà máy đóng tàu Nam Sơn - Cty Sơn Hải (Bộ đội Biên phòng)

- Đóng mới tàu vỏ thép, vỏ nhôm, tàu cao tốc, tàu khách, tàu vận tải đến 400DWT

 

 

 

 

III- Các nhà máy thuộc bộ, ngành khác

1- Xí nghiệp đóng tàu Hạ Long (Sở Công nghiệp Quảng Ninh)

- Sửa chữa và đóng mới tàu khách, tàu dịch vụ thủy sản, tàu vận tải 1.000/3.000DWT (Di chuyển đến khu công nghiệp Cái Lân)

150

15/1

12,7

 

2- Công ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (LILAMA - Bộ Xây dựng)

- Đóng mới tàu 300/6.500DWT

 

10/1

10

 

 

- Sửa chữa tàu đến 300/6.500DWT

40/10

 

 

 

 

- Sản xuất kết cấu thép

 

 

 

 

3- Công ty cơ khí tàu thuyền Hạ Long (Bộ Thủy sản)

- Đóng mới tàu thủy sản vận tải đến 3.000DWT

 

20

 

 

 

- Sửa chữa tàu thủy sản, tàu vận tải đến 1.000DWT

100

 

 

 

4- Nhà máy đóng tàu Hà Nội (Sở Công nghiệp Hà Nội)

- Đóng mới tàu đến 1.000DWT

 

5

5,5

 

 

- Sửa chữa tàu đến 600DWT

30

 

 

 

5- Các nhà máy khác:

+ Xí nghiệp cơ khí thủy Quảng Ninh (Tổng công ty Đường sông miền Bắc)

- Đóng mới phương tiện thủy nội địa đến 600DWT

 

50

12

 

 

- Sửa chữa phương tiện thủy nội địa đến 600DWT

220

 

 

 

+ Xí nghiệp 81 - Công ty Vận tải thủy 4 (Tổng công ty Đường sông miền Bắc)

- Đóng mới phương tiện thủy nội địa đến 1000DWT

 

60

6

 

 

- Sửa chữa phương tiện thủy nội địa đến 1000DWT

200

 

 

 

IV- Các cơ sở vệ tinh phục vụ công nghiệp đóng tàu

1- Cụm công nghiệp tàu thủy tại Cái Lân - Quảng Ninh (Vinashin)

- Sản xuất thép tấm cán nóng đóng tàu

 

 

79

Nâng cấp mở rộng

 

- Sản xuất thép xây dựng cường độ cao

 

 

 

 

- Sản xuất gang cầu

 

 

 

 

- Nhà máy nhiệt điện 600MW

 

 

 

2- Khu công nghiệp tàu thủy tại An Hồng - Hải Phòng (Vinashin)

- Lắp ráp động cơ DIEZEN đến 6.000CV

 

 

37

Nâng cấp mở rộng

 

- Chế tạo nồi hơi tàu thủy

 

 

 

 

- Chế tạo bảng, tụ điện tàu thủy

 

 

 

 

- Chế tạo xích neo

 

 

 

 

- Chế tạo chân vịt biến bước

 

 

 

 

- Chế tạo hộp số và hệ truyền động

 

 

 

 

- Chế tạo các thiết bị chuyên dùng khác

 

 

 

3- Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền (Vinashin)

- Sản xuất khí công nghiệp

 

 

3,8

Di chuyển ra khỏi khu vực thành phố Hải Phòng (dự kiến trên sông Bạch Đằng)

 

- Sửa chữa và đóng mới container kết hợp phá dỡ tàu cũ, tái chế nguyên vật liệu

 

 

 

4- Công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Hồng Bàng (Vinashin)

- Sản xuất vật liệu chống cháy nổ

 

 

3,8

Di chuyển ra khỏi khu vực thành phố Hải Phòng (dự kiến trên sông Bạch Đằng với chức năng đóng và sửa chữa tàu đến 3000DWT)

 

- Phá dỡ tàu cũ và tái chế nguyên vật liệu

 

 

 

5- Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Hà Nội (Vinashin)

- Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm mô hình tàu trong bể thử phục vụ tàu đóng mới trong nước đến 50.000DWT

 

 

 

 

6- Trường đào tạo công nhân kỹ thuật Hải Phòng (Vinashin)

- Đào tạo công nhân kỹ thuật ngắn hạn, dài hạn cho các ngành đóng tàu

 

 

 

 

7- Trường kỹ thuật nghiệp vụ GTVT2 Kiến An - Hải Phòng (Bộ Giao thông vận tải)

- Đào tạo công nhân, trung cấp kỹ thuật cho các ngành đóng tàu

 

 

 

 

8- Trung tâm điều hành Công nghiệp tàu thủy Hà Nội

 

 

 

 

 

B- Các cơ sở khu vực miền Trung

I- Các nhà máy thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin)

1- Nhà máy đóng tàu Sông Hàn

- Đóng mới tàu thủy sản, phương tiện thủy nội địa, tàu vận tải đến 3.000DWT

 

12/5/1

20

Đầu tư mở rộng

 

- Sửa chữa tàu thủy sản, phương tiện thủy nội địa, tàu vận tải đến 10.000DWT

15/10/35

 

 

(Di chuyển đến vịnh Mận Quang - Tiên Sa Đà Nẵng)

2- Nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Đầu tư xây dựng mới)

- Sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu 100.000DWT

 

2

80

Đầu tư mở rộng sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu đến 400.000DWT

 

- Phá dỡ tàu cũ sản xuất và tái chế thép đóng tàu

 

 

 

3- Nhà máy tàu biển HYUNDAI - VINASHIN (Liên doanh Hyundai - Vinashin)

- Sửa chữa tàu 30.000 - 50.000DWT loại lớn nhất 100.000 - 400.000DWT

 

 

100

Phát triển theo giấy phép đầu tư

4- Nhà máy sửa chữa tàu biển Nghi Sơn

- Chuẩn bị thực hiện đầu tư nhà máy sửa chữa tàu dầu đến 100.000DWT và công nghiệp phụ trợ: phá dỡ tàu cũ, tái chế nguyên vật liệu, sản xuất các cấu kiện, thiết bị đóng tàu phù hợp với tiến trình xây dựng khu công nghiệp lọc hóa dầu số 2

 

 

 

Sửa chữa và đóng mới tàu dầu đến 100.000DWT, công nghiệp phụ trợ

5- Nhà máy đóng tàu Bến Thủy

- Đóng mới tàu thủy sản, tàu vận tải đến 600DWT

 

56

5,7

 

 

- SC tàu thuỷ sản, tàu vận tải đến 1000DWT

150

 

 

 

6- Xí nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Phú Yên

- Đóng mới tàu thủy sản, tàu vận tải đến 600CV

 

50

10

 

 

- SC tàu thủy sản, tàu vận tải đến 600CV

100

 

 

 

7- Nhà máy đóng tàu Nha Trang

- Đóng mới tàu thủy sản, tàu vận tải đến 600CV

 

59

2,7

 

 

- Sửa chữa tàu dưới 1000CV

30

 

 

 

 

- Gia công kết cấu thép (800T)

 

 

 

 

8- Các cơ sở khác: Nhà máy đóng tàu Thuận An, Nhà máy đóng tàu Quảng Bình)

- Sửa chữa và đóng mới tàu thủy sản, tàu du lịch dưới 1.000DWT

100

40

 

 

II- Các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng

1- Công ty Sông Thu (Quân khu V)

- Đóng mới tàu kéo đến 4.000CV, tàu vận tải đến 1.000DWT

 

 

7,3

 

2- Công ty Sơn Hải (Bộ đội Biên Phòng)

- Đóng mới tàu vỏ thép, vỏ nhôm, cao tốc, vận tải, khách đến 400DWT

 

 

 

 

III- Các nhà máy thuộc bộ, ngành khác

1- Nhà máy Cơ khí Thủy sản II (Bộ Thủy sản)

- Đóng mới tàu thủy sản đến 1.000CV

 

40

10

 

 

- Sửa chữa tàu thủy đến 1.000CV (Di chuyển đến vịnh Mận Quang - Tiên Sa Đà Nẵng)

100

 

 

 

2- Nhà máy tiềm năng:

- Nhà máy SC & Đóng mới phương tiện thủy Bình Định

 

 

 

 

 

C- Các cơ sở khu miền nam

 

 

 

 

I- Các nhà máy thuốc tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin)

 

 

 

 

1- Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn

- Đóng mới tàu dầu khí, tàu công trình, tài vận tải đến 10.000DWT

 

3

11,4

Duy trì năng lực

 

- Sửa chữa tàu đến 10.000DWT

35

 

 

 

 

- Di chuyển cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ từ Hiệp Ân về Bình Chánh

60

40

25

 

2- Công ty Đong tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn

- Đóng mới tàu công trình, tàu khách, tàu vận tải đến 6.500DWT

 

5

9,6

 

 

- Sửa chữa tàu đến 20.000DWT

30-40

 

 

 

3- Nhà máy đóng tàu 76

- Sửa chữa và đóng mới tàu đến 1.000DWT

14

6

4

 

4- Nhà máy đóng tàu Đồng Nai

- Sửa chữa và đóng mới tàu vận tải đến 30.000DWT (Đầu tư xây dựng mới)

10

2

50

Đầu tư mở rộng

5- Xí nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu Cần Thơ

- Đóng mới tàu đến 1.000DWT

 

10

2,8

 

 

- Sửa chữa tàu 1.000/5.000DWT

20/30

 

 

 

 

(Dự kiến: mở rộng tại khu công nghiệp Hưng Phú: sửa chữa tàu đến 10.000DWT)

 

 

 

 

6- Nhà máy đóng tàu Cà Mau

- Đóng mới tàu thủy sản, tàu vận tải đến 1.000DWT

 

15

30

Đầu tư mở rộng

 

- Sửa chữa tàu 1.000 - 5.000DWT (Đầu tư xây dựng mới)

75

 

 

7- Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu tiềm năng

 

 

 

 

Khi cảng tiềm năng phát triển

- Nhà máy đóng tàu Long Sơn

 

 

 

 

- Nhà máy đóng tàu Côn Đảo hoặc Phú Quốc

 

 

 

 

III- Các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng

1- Xí nghiệp Liên hợp Ba Sơn (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng)

- Đóng mới đến 10.000DWT

 

 

 

 

 

- Sửa chữa tàu từ 10.000DWT đến 20.000DWT

 

 

22,5

 

2- Công ty Hải Minh (Bộ Tư lệnh Hải quân)

- Đóng mới tàu vận tải đến 5.000DWT, tàu kéo 300CV và tàu thủy sản

 

 

16

 

3- Nhà máy đóng tàu Bắc Sơn, Thái Sơn (Cty Nam Sơn (Bộ đội biên phòng)

- Đóng mới tàu vỏ thép, vỏ nhôm, cao tốc, vận tải, tàu khách đến 400DWT và tương đương

 

 

 

 

III- Các nhà máy thuộc các bộ, ngành khác

1- Vũng Tàu SHIPYARD (UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Đóng mới tàu 1.000 - 3.000DWT

 

1

2,25

 

 

- Sửa chữa tàu 1.000/3.000DWT

30/10

 

 

 

2- Xí nghiệp liên hợp trục vớt cứu hộ (Cục Hàng hải Việt Nam)

- Sửa chữa tàu dưới 3.000DWT

25

 

1,7

 

 

- Hợp tác kỹ thuật, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, dịch vụ kỹ thuật dưới nước cho các ngành kinh tế biển

 

 

 

 

3- Sài Gòn Shipvard (Liên doanh với ATS)

- Đóng mới tàu 1.000/5.000DWT

 

20/2

10

 

 

- Sửa chữa tàu đến 1.00DWT

100

 

 

 

4- Nhà máy đóng tàu An Phú (Sở Giao thông vận tải TP. HCM)

- Đóng mới tàu 300/3.000DWT

 

20/3

5,3

 

 

- Sửa chữa tàu 300/2.000DWT

60/30

 

 

 

5- Công ty Cơ khí thủy sản II (Bộ Thủy sản)

- Sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ, tàu Composit trọng tải đến 1.000DWT

90

25

4,4

 

6- Nhà máy sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ thuỷ Nhà Bè (Tổng công ty Đường sông miền Nam)

- Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ đến 1.000DWT

150

40

5

 

7- Nhà máy sửa chữa phương tiện thuỷ Cần Thơ (Tổng công ty đường sông miền Nam)

- Đóng mới phương tiện thủy nội địa, tàu vận tải đến 1.000DWT

 

10

17,5

 

 

- Sửa chữa tàu đến 2.000DWT

50

 

 

 

IV- các cơ sở vệ tinh phục vụ đóng và sửa chữa tàu

1- Khu công nghiệp tàu thủy thuộc Vinashin (tàu Long Sơn hoặc Bình Chánh)

- Chuẩn bị thực hiện đầu tư

 

 

80

Lắp ráp động cơ DIEZEN, sản xuất phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy

2- Trường đào tạo công nhân kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh thuộc Vinashin)

 

 

 

 

 

3- Công ty Thiết kế công nghiệp giao thông vận tải (Vinashin)

Dự kiến lập Nhà máy thực nghiệm tàu thuỷ tại Đồng Nai

 

 

 

 

Ghi chú: Hệ thống các nhà máy, cơ sở công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trên chưa tính đến các cơ sở nhỏ thuộc địa phương và các doanh nghiệp vận tải, đánh cá với chức năng chủ yếu là đóng mới và sửa chữa phương tiện nội địa, tàu công trình, tàu thủy sản, tàu khách có trọng tải dưới 400DWT. Hệ thống các cơ sở này có khả năng tham gia thị trường sửa chữa và đóng mới tàu thủy chiếm 30% thị phần giai đoạn 2005 và khoảng 15% giai đoạn đến 2010.