Quyết định 1420/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Số hiệu: 1420/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Đang cập nhật
Ngày ban hành: 02/11/2001 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1420/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (tờ trình số 247 TT/TCCB-LĐ ngày 07 tháng 4 năm 2001 của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và tờ trình số 3272/ GTVT ngày tháng 10 năm 2001 của Bộ Giao thông Vận tải);

Căn cứ ý kiến các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 02 tháng 8 năm 2001,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu:

- Xây dựng và phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, trở thành nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thực hiện chiến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

2. Về năng lực

- Đóng mới được các loại tàu hàng có trọng tải tới 50.000 tấn, các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, dàn khoan dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng...

- Sửa chữa đồng bộ (cả vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động v.v..) tàu có trọng tải tới 50.000 tấn.

- Đến năm 2010, phấn đấu đạt tới 60% tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm trong đó Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phấn đấu sản xuất, chế tạo, lắp ráp được các loại vật tư, thiết bị sau:

+ Thiết bị điện tàu thuỷ, vật liệu trang trí nội thất tàu thuỷ, xích neo tàu thuỷ, hộp số và chân vịt biến bước, nồi hơi tàu thuỷ, que hàn, sơn tàu thuỷ...

+ Sản xuất được thép tấm đóng tàu thông dụng (phối hợp với Tổng công ty Thép Việt Nam).

+ Lắp ráp và sản xuất động cơ diezel đến 3.000 sức ngựa (phối hợp với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp-Bộ Công nghiệp).

3. Về đầu tư phát triển:

a. Đối với các cơ sở hiện có:

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nâng cấp, mở rộng và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có, hợp lý hoá cơ cấu sản xuất kinh doanh từng đơn vị thành viên nhằm nâng cao năng lực, chất lượng sửa chữa và đóng mới các loại sản phẩm nhỏ.

b. Đối với các cơ sở mới:

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển tại các địa điểm thuận lợi; đồng thời nghiên cứu, xây dựng một số nhà máy sản xuất vật tư, máy móc thiết bị tàu thuỷ, cơ sở nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ để hình thành ba cụm công nghiệp đóng tàu tại ba vùng Bắc-Trung-Nam

4. Về hợp tác liên doanh với nước ngoài:

- Mục tiêu hợp tác đến năm 2010 là: nghiên cứu, đầu tư đóng mới được tàu dầu có trọng tải đến 100.000 tấn; sửa chữa được tàu có trọng tải đến 400.000 tấn; chế tạo và lắp ráp được động cơ tàu thủy có công suất lớn, thiết bị, vật tư cho ngành công nghiệp tàu thuỷ.

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chủ động tìm kiếm, chọn lựa đối tá nước ngoài là những tập đoàn, công ty của các nước có kỹ nghệ đóng tàu cao để thiết lập các dự án liên doanh xây dựng các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu với công nghệ tiên tiến. Địa điểm cho các nhà máy mới phải tập trung tại những vị trí thuận lợi cho việc khai thác các thế mạnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.

5. Nhu cầu đầu tư:

Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ước tính khoảng 6.325 tỷ VNĐ, trong đó:

- Giai đoạn 2002-2005 khoảng 4.210 tỷ VNĐ

- Giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.115 tỷ VNĐ

(Xem chi tiết phụ lục kèm theo)

Điều 2. Một số chính sách và cơ chế hỗ trợ thực hiện đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010;

- Cho phép các dự án đầu tư của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được hưởng các cơ chế ưu đãi sau:

+ Các dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu hiện có đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 29/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và các dự án đóng tàu xuất khẩu được vay vốn theo cơ chế quy định tại điểm 11 của Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ.

+ Các dự án sẽ triển khai theo “Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, nếu phù hợp với quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ thì được hưởng ưu đãi đầu tư.

- Ngoài các hạng mục cơ sở hạ tầng quy định tại Khoản b Điều 2 Quyết định số 117/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, cho phép bổ sung các hạng mục: Hệ thống đường đường nội bộ, điện, nước, nạo vét luồng tàu thuộc các dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng tàu cảu Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư.

- Cho phép các nhà máy đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được giữ lại toàn bộ số thu sử dụng vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm (giai đoạn 2002-2010), coi đây là khoản ngân sách nhà nước cấp để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho Tổng công ty.

- Các dự án xây dựng mới của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được miễn, giảm tiền thuê đất và thuế đất theo quy định.

- Bổ sung Bể thử mô hình tàu thuỷ thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy là Phòng thí nghiệm Quốc gia và được đầu tư ngay từ năm 2001 cho Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ.

- Cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải (nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định và nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định.

- Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ được huy động và thu hút các nguồn vốn theo quy định để đầu tư cho các dự án của Tổng công ty.

Điều 3.

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình đóng mới và sửa chữa tàu, các phương tiện nổi khác của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước.

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phối hợp Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu, xây dựng dự án trung tâm điều hành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 4. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2001.

- Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, căn cứ vào nhu cầu thị trường và năng lực thực tế đóng tàu trong nước, Bộ Giao thông Vận tải công bố danh mục cụ thể những loại tàu được phép nhập khẩu trong đó quy định rõ: chủng loại, số liệu về tính năng kỹ thuật, tổng trọng tải hoặc dung tích toàn phần của tàu.

- Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm về đóng tàu trong nước và mua tàu từ thị trường nước ngoài giữa Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam để hai Tổng công ty chủ động kinh doanh và đầu tư phát triển.

- Thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản về phân công, hợp tác giữa các đơn vị của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản trong việc đóng mới và sửa chữa tàu cho hai ngành này.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan (có sự tham gia của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) nghiên cứu sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu thiết kế, đào tạo thuộc ngành công nghiệp tàu thuỷ vào Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nhằm đồng bộ hoá năng lực của Tổng công ty.

Điều 5. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các chính sách tài chính nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

- Cân đối trong ngân sách chung và ưu tiên cấp đủ vốn lưu động cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo Điều 2 của Quyết định số 117/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan giúp Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam xây dựng cơ chế huy động, thu hút các nguồn trong và ngoài nước cho các dự án trọng điểm của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong kế hoạch 2001-2010.

Điều 6. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủy sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các Tổng công ty có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
 PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2010
(ban hành kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 2 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục dự án

Mục tiêu dự án

Dự kiến tổng mức đầu tư

2002-2005

2006-2010

 

Tổng mức vốn đầu tư (dự kiến)

 

6.325

4.210

2.115

A

Nâng cấp và mở rộng các có sở đóng, sửa chữa tàu hiện có

 

2.657

1.857

800

1

Nâng cấp nhà máy đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh)

- Đóng, sửa chữa tàu đến 30.000

 

 

 

2

Nâng cấp mở rộng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Hải Phòng)

- Đóng, sửa chữa tàu đến 50.000 tấn

Sản xuất que hàn

 

 

 

3

Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở sửa chữa đóng tàu

- Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh)

- Hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ, thiết bị để đóng tàu, sửa chữa tàu đến 15.000 tấn

 

 

 

4

Xây dựng cơ sở sửa chữa- Công ty đóng tàu và CNHHSG (giai đoạn II) thành phố Hồ Chí Minh

- Đóng tàu đến 5.000 tấn

- Sửa chữa tàu đến 20.000 tấn

 

 

 

5

Mở rộng, nâng cấp nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng)

- Đóng và sửa chữa tàu đến 20.000 tấn

 

 

 

6

Mở rộng, nâng cấp SCTB vận tải Phà Rừng (Hải Phòng)

- Đóng tàu đến 10.000 tấn

- Sửa chữa tàu đến 15.000 tấn

 

 

 

7

Mở rộng, nâng cấp thủy Cần Thơ (thành phố Cần Thơ)

- Đóng tàu đến 1.000 tấn

- Sửa chữa tàu đến 5.000 tấn

 

 

 

8

Di chuyển, mở rộng nhà máy đóng tàu Sông Hàn (thành phố Đà Nẵng)

- Đóng tàu 3.000 tấn

- Sửa chữa tàu 10.000 tấn

 

 

 

9

Nâng cấp Công ty sản xuất nông thuỷ sản XNK Tuy Hoà (tỉnh PHú yên)

Đóng sửa chữa tàu đánh bắt, chế biến hải sản đến 1.000 tấn

 

 

 

10

Nâng cấp nhà máy đóng tàu Nam Hà (thành phố Nam Định)

Đóng, sửa chữa tàu phương tiện thủy đến 1.000 tấn

 

 

 

11

Nâng cấp nhà máy đóng tàu Tam Bạc (thành phố Hải Dương)

Đóng, sửa chữa các loại tàu khách, tàu hàng có chất lượng cao đến 400 tấn

 

 

 

12

Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Hải Dương (thành phố Hải Dương)

Sản xuất phụ kiện cho tàu lớn; đóng tàu 1000 tấn, sửa chữa tàu tới 600 tấn

 

 

 

13

Nâng cấp nhà máy đóng tàu 76 (cơ sở II tại Đồng Nai)

- Đóng, sửa chữa tàu đến 3.000 tấn

 

 

 

14

Nâng cấp: Sông Cấm, Bến Kiền, Sông Lô, Bến Thủy, Nha Trang, Công ty Thiết bị điện tử

Đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá công nghệ thiết bị

 

 

 

B

Xây dựng mới các có sở đóng tàu, sửa chữa tàu

 

 

 

 

1

Nhà máy cán thép tấm đóng tàu tại Quảng Ninh

- Cán thép tấm đóng tàu chiều dày5-50 ly

- Khu phát điện 60KW chạy than

 

 

 

2

Nhà máy đóng tàu Cà Mau (tỉnh Cà Mau)

- Đóng tàu đến 1.000 tấn và sửa chữa tàu đến 5.000 T

 

 

 

3

Xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Nghị Sơn Thanh Hoá

- Phá dỡ, sửa chữa tàu đến 100.000 tấn

 

 

 

4

Xây dựng nhà máy tàu biển Dung Quất (Quảng Ngãi)

- Đóng, sửa chữa tàu đến 100.000 tấn

 

 

 

5

Xây dựng nhà máy đóng tàu lớn Long Sơn hoặc Thị Vải (Vũng Tàu hoặc Đồng Nai)

- Đóng và sửa chữa tàu 50.000 tấn

 

 

 

C

Nâng cấp và xây dựng các cơ sở vệ sinh ngành công nghiệp

 

778

558

220

1

Khu công nghiệp tàu thuỷ tại An Hồng (thành phố Hải Phòng)

- xây dựng hạ tầng, xây dựng phân xưởng lắp ráp động cơ diezel đến 3.000 HP, sản xuất xích neo >25 ly, thiết bị điện, trang trí nội thất,; sản xuất container

- Lắp ráp nồi hơi thiết bị điện, nghi khí HH, trạm bảo hành, kho ngoại quan...

 

 

 

2

Nâng cấp Công ty khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ (thành phố Hải Phòng)

- Phá dỡ tàu 20.000 tấn; sửa chữa container

 

 

 

3

Nâng cấp Công ty phá dỡ tàu thuỷ, xuất nhập khẩu và xây dựng (thành phố Hải Phòng)

- Sửa chữa tàu 3.000 tấn, phá dỡ tàu 10.000 tấn

- Sản xuất vật liệu chống cháy nổ

 

 

 

4

Xây dựng trạm điều dưỡng tại Hà Tĩnh của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ

100 giường

 

 

 

D

Nâng cấp và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa, tư vấn thiết kế và đào tạo

 

140

125

15

1

Nâng cấp Viện Khoa học tàu thủy Hà Nội

Đầu tư chiều sâu bê thử mô hình và đầu tư trung tâm thiết kế công nghiệp và tạo mẫu

 

 

 

2

Xây dựng trung tâm điều hành công nghệ tàu thủy Hà Nội

 

 

 

 

3

Xây dựng trường đào tạo kỹ thuật công nghệ tàu thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nghề vỏ, máy, sơn, hàn (100 công nhân/năm)

 

 

 

4

Xây dựng trường đào tạo khí tượng và thủy văn - Tổng công ty công nghệ tàu thủy (Quảng Ninh và Hà Nội)

Cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề (100 người/năm)