Quyết định 1045/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Số hiệu: | 1045/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 17/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 29/08/2018 | Số công báo: | Từ số 887 đến số 888 |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1045/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và Quyết định số 2169/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục các nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” (gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần phát huy và hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần gắn với thực tiễn, cập nhật theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng đất nước, bám sát các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
3. Lồng ghép nội dung chương trình với các nhiệm vụ có liên quan nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết nội dung về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội.
2. Tuyên truyền kịp thời các chủ trương, giải pháp, biện pháp và kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mỗi giai đoạn phát triển đất nước.
III. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
1. Truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Truyền thông sâu rộng về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, các chương trình nghị sự và sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Việt Nam tổ chức, tham gia; phổ biến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên thế giới tới các tổ chức và người dân.
- Truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình thực hiện và những kết quả đạt được qua các năm.
- Truyền thông về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thi đua xây dựng đất nước, các điển hình tiên tiến và các việc làm thiết thực góp phần thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Truyền thông các nội dung về lĩnh vực kinh tế: truyền thông về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
3. Truyền thông các nội dung về lĩnh vực văn hóa - xã hội: truyền thông về các mục tiêu phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội.
4. Truyền thông các nội dung về lĩnh vực môi trường: truyền thông về các nội dung khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; cách sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức công tác tổng kết và báo cáo việc thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước.
b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí ở trung ương và các đơn vị liên quan triển khai công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng lợi thế của hình thức truyền thông qua mạng viễn thông, Internet.
2. Bộ Tài chính bố trí kinh phí hàng năm cho việc triển khai thực hiện Chương trình ở trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan đến phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông biên tập, xây dựng các tài liệu về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, phục vụ công tác tuyên truyền những nội dung liên quan tới các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tại địa phương trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh tới các tổ chức và người dân trên địa bàn.
b) Bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông về phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh tại địa phương.
5. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin, truyền thông khác
a) Căn cứ Chương trình truyền thông được phê duyệt, xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng, cung cấp cho các tầng lớp xã hội những thông tin về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai sản xuất, biên tập các chuyên mục, đoạn phim, phóng sự về quá trình thực hiện, những kết quả đạt được về các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2020 Kế hoạch thực hiện Nghị định về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Ban hành: 27/03/2020 | Cập nhật: 31/03/2020
Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Ban hành: 10/05/2017 | Cập nhật: 12/05/2017
Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2017 về hỗ trợ kinh phí cho địa phương khắc phục thiệt hại do mưa lũ miền Trung và Tây Nguyên từ 30 tháng 10 đến 09 tháng 11 năm 2016 Ban hành: 03/02/2017 | Cập nhật: 08/02/2017
Quyết định 2169/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu Lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 03/12/2015 | Cập nhật: 09/12/2015
Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2015 về xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Nghệ An, Tuyên Quang, Bình Định Ban hành: 30/01/2015 | Cập nhật: 03/02/2015
Quyết định 2169/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi Danh mục nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 kèm theo Quyết định 160/QĐ-TTg Ban hành: 11/11/2013 | Cập nhật: 15/11/2013
Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 Ban hành: 15/01/2013 | Cập nhật: 18/01/2013
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 21/04/2012
Quyết định 2169/QĐ-TTg năm 2010 phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2004-2011 Ban hành: 01/12/2010 | Cập nhật: 03/12/2010
Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2010 hỗ trợ bổ sung kinh phí cho thành phố Hải Phòng để khắc phục hậu quả cơn bão số 10 Ban hành: 25/01/2010 | Cập nhật: 30/01/2010
Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2009 sửa đổi Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2009 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng chính sách xã hội Ban hành: 17/05/2009 | Cập nhật: 21/05/2009
Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 26/05/2008 | Cập nhật: 30/05/2008
Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ cho Trường Trung học phổ thông chuyên Quang Trung, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước Ban hành: 04/02/2008 | Cập nhật: 14/02/2008
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2005 thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam thuộc Bộ Y tế và đổi tên Cục Y tế dự phòng và Phòng,chống HIV/AIDS thành Cục Y tế dự phòng Việt Nam Ban hành: 20/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án "hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng" Ban hành: 22/05/2001 | Cập nhật: 26/03/2009
Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2000 phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 05/07/2000 | Cập nhật: 11/04/2007