Quyết định 10/2007/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xã hội hoá giáo dục tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010
Số hiệu: 10/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trương Thị Ngọc Ánh
Ngày ban hành: 08/05/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2007/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;

Căn cứ Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND , ngày 27/3/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX, kỳ họp chuyên đề về việc thông qua Đề án xã hội hoá giáo dục tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xã hội hoá giáo dục tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các ngành chức năng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT-TU, TT- HĐND-UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Thị Ngọc Ánh

 

ĐỀ ÁN

XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND, ngày 08/5/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới có điểm xuất phát kinh tế thấp. Sau 15 năm tái lập tỉnh, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, đến năm 2005, tỉnh Kon Tum đã đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng.

Sau tái lập tỉnh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành: mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục từng bước được kiện toàn và tăng lên ở hầu hết các cấp học, bậc học, đặc biệt là bậc mầm non và cấp THPT; đội ngũ giáo viên, CBQL được bổ sung, bồi dưỡng và chuẩn hoá; chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm; thành quả CMC và PCGD tiểu học được duy trì, giữ vững; công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh và đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn I; công tác xã hội hoá đã đạt những thành công bước đầu.

Những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh nhà. Thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, trong giai đoạn 2006-2010, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Kon Tum cần có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ những bất cập khó khăn trước mắt, đồng thời cần xây dựng những chiến lược quan trọng để định hướng phát triển toàn diện, bền vững. Xã hội hoá giáo dục là xu thế chung của cả nước, và cũng là một tư tưởng chiến lược của tỉnh đối với sự phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung.

* Những căn cứ để xây dựng Đề án:

- Các văn bản:

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VII;

+ Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII;

+ Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX;

+ Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII.

+ Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá”;

+ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

+ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010”;

+ Công văn số 193/TTg-VX ngày 26/01/2006 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ;

+ Công văn số 6290/BGD&ĐT-KHTC về triển khai công tác xã hội hoá trong ngành giáo dục và đào tạo;

+ Công văn số 1953/UBND-TH, của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 43 của Chính phủ.

- Cơ sở thực tiễn:

+ Tình hình triển khai xã hội hoá trên các lĩnh vực trong đó có giáo dục trên địa bàn toàn quốc.

+ Tình hình phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

+ Tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Nội dung Đề án gồm 4 phần chính:

Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục;

Phần II: Quan điểm và mục tiêu phát triển xã hội hoá giáo dục;

Phần III: Các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục;

Phần IV: Tổ chức thực hiện;

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

1. Đánh giá chung về tình hình giáo dục

1.1. Về trường, lớp, học sinh

1.1.1. Giáo dục Mầm non

So với năm 2001, ngành học mầm non phát triển mạnh về số trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và đội ngũ giáo viên. Cụ thể:

Năm học

Tổng số trường

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhóm trẻ

Học sinh

Tổng số GV

Tổng số lớp

Học sinh

Tổng số GV

2000-2001

26

38

699

72

656

16.464

665

2001-2002

30

80

1098

81

680

16024

741

2002-2003

41

91

1145

135

765

16754

786

2003-2004

73

97

1659

101

801

17728

978

2004-2005

84

107

1.764

118

843

19.184

1054

Tổng số tăng (+) của năm 2004-2005 so với năm 2000-2001

+ 58

+ 69

+1.065

+ 46

+187

+ 2.720

+ 389

+ Nhà trẻ: Số nhóm trẻ tăng 69 nhóm, gấp 2,8 lần; học sinh tăng 1.065 cháu, gấp 2,5 lần và giáo viên tăng 46 người, gấp 1,6 lần.

+ Mẫu giáo: Số lớp tăng 187 lớp, gấp 1,2 lần; số học sinh là 2.720, gấp 1,1 lần và giáo viên tăng 389 người.

- Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ năm 2001 là 4,6%; số trẻ 3-5 tuổi tỷ lệ huy động học mẫu giáo là 63,9% (trong đó riêng trẻ 5 tuổi học mẫu giáo lớn là 91,3%). Năm 2004: Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi 0-2 là 6,6% (tăng 2,0%); số trẻ 3-5 tuổi huy động học mẫu giáo tỷ lệ là 67,6% (tăng 3,7%); trong đó riêng 5 tuổi học mẫu giáo lớn là 93,5% (tăng 2,2%).

- Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục Mầm non trong bốn năm đã từng bước chuyển biến tích cực; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 18% năm 2001, còn 12% vào năm 2004. Chương trình giảng dạy luôn được lồng ghép về giáo dục dân số, môi trường, an toàn giao thông qua hoạt động học tập vui chơi và sinh hoạt hàng ngày phù hợp với đặc thù từng địa bàn của tỉnh. Đặc biệt đã áp dụng và đưa chương trình “ Tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt” giảng dạy cho hầu hết trẻ mẫu giáo người DTTS, nhờ vậy chất lượng học tập được nâng cao, góp phần tạo tâm thế và điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp thu, học tập tốt chương trình lớp 1 phổ thông.

Việc huy động số trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo đạt tỷ lệ khá cao so với các tỉnh miền núi và khu vực Tây nguyên; song xét tỷ lệ huy động chung và riêng với đối tượng học sinh DTTS tại một số huyện, tỷ lệ còn thấp như: Huyện Sa Thầy, tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ: 4,4%, mẫu giáo: 77,3%; tỷ lệ tương ứng huyện ĐăkGlei, 5,4%; 64,4 %; KonPlông: 2,0%; 75,0%.

Mặc dù quy mô trường lớp phát triển mạnh, song ngành học Mầm non còn gặp nhiều khó khăn và bất cập lớn. Số phòng học tạm, xuống cấp hoặc phòng học mượn khá lớn (hiện có 360/944 phòng tạm hoặc mượn nhờ). Thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn thiếu và nghèo nàn; số trường có nước sạch, công trình vệ sinh, sân chơi còn ít (đặc biệt những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS). Số lượng giáo viên còn thiếu (nhất là các xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ); trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn tỷ lệ khá cao (mẫu giáo 12%, nhà trẻ 42,3%).

1.1.2. Giáo dục phổ thông

- Hệ thống trường, lớp

Cấp học

2000 - 2001

2001 - 2002

2002 - 2003

2003 - 2004

2004 - 2005

So sánh (+ , -)

Số trường

Số lớp

Số trường

Số lớp

Số trường

Số lớp

Số trường

Số lớp

Số trường

Số lớp

Số trường

Số lớp

1.Tiểu học

76

2295

85

2285

95

2383

95

2586

105

2266

+29

-29

2.THCS

25

712

33

745

45

846

52

74

60

909

+35

+197

3.TH -THCS

28

26

19

24

16

-12

4.DTNT (2-3)

9

263

8

118

7

214

9

231

9

292

0

+ 29

5.THPT

2

2

4

4

5

+3

Tổng cộng:

140

3270

154

3148

170

3443

184

2891

195

3467

+54

+197

So với năm 2001, số trường phổ thông tăng 54 trường (gấp 1,3 lần) trong đó tiểu học tăng 29 trường và THCS tăng 23 trường. Số lớp tiểu học giảm do thực hiện chủ trương việc tăng số học sinh / lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT, do điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh ta có sự phát triển theo hướng tập trung dân cư.

- Học sinh:

Năm học

Tổng số HS

Tiểu học

THCS

THPT

2000-2001

92.197

61.309

24.047

6.841

2001-2003

95.120

60.301

27.171

7.648

2002-2003

99.172

60.368

30.047

8.757

2003-2004

100.586

58.925

31.675

9.986

2004-2005

102.954

58.073

33.131

11.750

Trong khi quy mô học sinh bậc tiểu học ổn định và có hướng giảm dần do huy động hầu hết số trẻ 6-14 tuổi ra lớp, từng bước thực hiện PCGD TH đúng độ tuổi; số học sinh THCS và THPT tăng mạnh (học sinh THCS tăng 8.084 em, gấp 1,3 lần; THPT tăng 4.909 em, gấp 1,7 lần. Kết quả là cơ cấu giữa 3 cấp học trong giáo dục phổ thông (biểu hiện ở tỷ lệ giữa quy mô tiểu học, THCS và THPT so với tổng quy mô của cả 3 cấp học) đã thay đổi. Cụ thể: Năm học 2000-2001: Học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ 65,7%; THCS: 26,8% và THPT tỷ lệ 7,35%. Năm học 2004-2005: Học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ 56,4%; THCS: 32,1% và THPT tỷ lệ 11,4% (tỷ lệ tương ứng toàn quốc là: 47,5%, 37,6%, 14,9%).

Tuy nhiên, xét trong toàn bộ hệ thống giáo dục của tỉnh, cơ cấu giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chưa có sự chuyển biến đáng kể. Việc phân luồng sau THCS và THPT vẫn là một thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh và cụ thể để khắc phục tình trạng này trong vài năm tới.

Do đặc thù của tỉnh, nhiều huyện có diện tích tự nhiên rộng, địa bàn phức tạp, mật độ dân cư thưa; giữa các huyện cũng có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, nhiều xã tại các huyện như ĐăkGlei, KonPlông còn rất khó khăn; vì vậy, việc phát triển quy mô, số lượng, cơ cấu học sinh các bậc học giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn. Cụ thể:

Huyện, thị

Tổng số học sinh các bậc học

Cơ cấu HS các bậc học (%)

TH

THCS

THPT

T. số

TH

THCS

THPT

TX Kon Tum

17.292

11.113

5.767

34.172

50,6

32,5

16,8

Đăk Hà

7.887

5.818

1.676

15.381

51,2

37,8

10,8

Sa Thầy

3.844

2.885

746

7.475

51,4

38,5

9,9

Đăk Tô

10.588

4.796

1.205

16.589

63,8

24,4

7,2

Ngọc Hồi

5.087

2.577

860

8.524

59,6

30,2

10,0

ĐăkGlei

5.915

3.186

632

9.733

60,7

32,7

6,4

Kon Rẫy

3.297

1712

453

5.462

60,3

31,3

8,2

KonPlông

3.182

834

76

4.038

78,8

20,6

1,8

1.2. Về giáo viên, CBQL, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên hàng năm được bổ sung và tăng cường. Năm 2001 có 5.937 người; năm 2005 có 7.694 người; tăng 1.757 người (gấp 1,29 lần). Cụ thể:

Năm học

Tổng số GV

Giáo viên trực tiếp giảng dạy các ngành học, bậc học

MN

Tiểu học

THCS

THPT

Dạy nghề, THCN, CĐ

2000-2001

5.020

737

2.678

1.179

322

105

2001-2002

5317

822

2766

1342

387

120

2002-2003

6132

921

3151

1601

459

126

2003-2004

5590

1079

2627

1396

488

137

2004-2005

6.583

1.054

2.869

1.923

563

174

Số tăng của năm 2004-2005 so với năm 2000-2001:

+1.563

+ 317

+ 191

+ 744

+241

+ 71

So với năm học 2000-2001, số giáo viên mầm non tăng 317 người (tăng 43,0%); giáo viên tiểu học tăng 191 người (tăng 7,1%); giáo viên THCS tăng 744 người (tăng 63,1%) và giáo viên THPT tăng 241 người (tăng 74,8%).

- Nhờ tích cực tạo mọi điều kiện và đa dạng các hình thức mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời sự cố gắng vươn lên của giáo viên nên số giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn cũng tăng đáng kể:

Ngành học, bậc/cấp học

Tỷ lệ % GV đạt chuẩn đào tạo

Tỷ lệ % GV vượt chuẩn đào tạo

2000-2001

2004-2005

2000-2001

2004-2005

Mầm non

57

82,6

2,0

3,23

Tiểu học

89

91,6

7,0

18,9

THCS

92

94,0

28,0

33,2

THPT

95

97,8

0,23

0,89

THCN và Dạy nghề

82

82,2

0

0

CĐSP

98

100

20

40,8

Nhìn chung, đội ngũ các nhà giáo yên tâm công tác, bám trường, bám lớp, rất ít giáo viên xin chuyển công tác hoặc bỏ việc; giảng dạy đảm bảo nội dung chương trình, không ngừng tự học, tự rèn để từng bước nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; gương mẫu trước học sinh, được nhân dân tin yêu. Sau 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, hầu hết giáo viên có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và phương pháp dạy học mới; số giáo viên dạy giỏi các cấp tăng nhiều hơn. Đặc biệt, công tác phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục được chú trọng và tăng cường. Năm 2000-2001 toàn ngành GD&ĐT có 860 Đảng viên, chiếm tỷ lệ 15,2% trong tổng số CBGV; năm 2001-2002 là 979 chiếm 15,31%; năm 2002-2003 là 1140 chiếm 16,4%; năm 2003-2004 là 1602 chiếm 23,45%; năm 2004-2005 tổng số CBGV là Đảng viên có 1.695 người chiếm tỷ lệ 22,6%. Trong đó Đảng viên là giáo viên trực tiếp đứng lớp là: 1.168/6.583 chiếm tỷ lệ 17,7%.

Mặc dù đội ngũ giáo viên hàng năm được tăng cường đáng kể, về cơ bản đủ số lượng, song hiện còn thiếu không ít giáo viên dạy các môn: Thể dục, Công nghệ, Mỹ thuật, Anh văn và một số giáo viên đặc thù dạy một số bộ môn tại các trường chuyên nghiệp. Đại bộ phận giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ; số giáo viên đầu đàn có kinh nghiệm chưa nhiều; đội ngũ giáo viên nhìn chung chất lượng không đồng đều giữa các ngành học, bậc học, giữa các huyện trong tỉnh. Không ít giáo viên còn lúng túng về phương pháp dạy- học nhằm khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của học sinh; một số giáo viên (nhất là giáo viên tiểu học) hạn chế về năng lực chuyên môn, không đáp yêu cầu của việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (số giáo viên này đa số tập trung tại những vùng khó khăn) đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập chưa cao và hiệu quả đào tạo thấp tại nhiều vùng DTTS.

Hầu hết cán bộ quản lý được đề bạt, bổ nhiệm đều qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, chỉ đạo được nâng lên, góp phần xây dựng nhiều trường tiên tiến xuất sắc. Tuy nhiên một số cán bộ quản lý tại một số trường còn thiếu năng lực chỉ đạo, điều hành; chưa có nhiều sáng tạo và vận dụng phù hợp, cụ thể do vậy ít tạo ra sự đột phá, chậm chuyển biến tại nhiều đơn vị trường học.

1.3. Về CSVC, trang thiết bị dạy học

Trong 4 năm, cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế bảng đen; trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy- học không ngừng được đầu tư, tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại. Năm 2001, số phòng học tạm cả tỉnh chiếm tỷ lệ 28%, hiện nay còn 13%. Thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo thư viện cũng được tăng cường; hiện có hơn 40% số trường tiểu học; 50% số trường THCS và 100% trường THPT, DTNT có thư viện và hoạt động thường xuyên. Các trường THPT, các Phòng Giáo dục đã nối mạng Internet; 100% số trường THCS và 20% số trường tiểu học được trang bị máy tính văn phòng. Năm 2001 chỉ có 02 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, năm 2004 đã có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia (trường mầm non và 10 trường tiểu học).

Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông. Số phòng chức năng, thư viện, thiết bị dạy - học, phòng bộ môn nhiều trường còn thiếu (thậm chí nhiều trường chỉ có 01 phòng kho); số phòng học tạm, phòng học nhờ hoặc xuống cấp tỷ lệ còn cao, đặc biệt ở ngành học mầm non. Do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều nơi thiết bị dạy học không phát huy được hiệu quả sử dụng.

1.4. Về chất lượng giáo dục

Đi đôi với sự quan tâm chỉ đạo về chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến mạnh; thể hiện qua việc nâng cao hiệu quả đào tạo và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp qua các năm. Năm 2000-2001, hiệu quả chung về giáo dục tiểu học đạt 54,5%; THCS 50,3%; THPT 84,9%; Năm 2001-2002, hiệu quả chung về giáo dục tiểu học đạt 54,5%; THCS 50,3%; THPT 84,9% Năm 2004-2005 hiệu quả đào tạo tiểu học đạt 68%; THCS đạt 59% và THPT đạt 86%. Số học sinh giỏi các cấp, đặc biệt cấp quốc gia cũng tăng đáng kể (năm 2001 có 8 học sinh đạt giải; năm 2002 có 14 học sinh, năm 2003 có 14 học sinh và năm 2004 có 24 học sinh).

Các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp và phong phú. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội được chú trọng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy - học được tăng cường. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên luôn được ngành quan tâm và chỉ đạo thường xuyên. Nhờ vậy trong vài năm gần đây tình hình an ninh chính trị có nơi thiếu ổn định, song mọi hoạt động dạy - học được giữ vững. Chất lượng chung của học sinh người Kinh và DTTS đều tăng rõ rệt so các năm trước.

2. Đánh giá về xã hội hoá giáo dục

2.1. Về nhận thức của xã hội đối với xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục đã có bước chuyển mới; chính quyền địa phương các cấp đã có sự quan tâm, chăm lo đối với sự nghiệp GD&ĐT; đã huy động được sự đóng góp tích cực của nhân dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể. Đặc biệt, cha mẹ học sinh có sự quan tâm nhiều trong việc đóng góp công sức xây mới, sửa chữa trường lớp, vận động học sinh đi học. Nhiều xã đã thành lập hội Khuyến học, bước đầu tạo được phong trào toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên là tỉnh nghèo, với hơn 54% dân số là đồng bào DTTS, sự nhận thức về việc nâng cao dân trí có những hạn chế nên công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp không ít khó khăn. Nhiều nơi các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể chưa nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục; sự phối kết hợp với ngành giáo dục trong việc cùng nhau chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo chưa chặt chẽ, còn xem nhiệm vụ về công tác giáo dục chỉ là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục.

2.2. Về tỷ lệ trường, học sinh, GV ngoài công lập (NCL) (chỉ tính năm học 2004-2005, không tính GV dạy nghề và THCN, CĐ)

Cấp học, bậc học

Trường

HS

GV

TS trường

Số trường NCL

%

TS HS

Số HS NCL

%

TS GV

Số GV NCL

%

Mầm non

84

4

4,7

21.191

1.164

5,5

1.054

83

7,9

Tiểu học

105

0

 

58.073

0

 

2.869

0

 

THCS

76

0

 

33.131

0

 

1.923

0

 

THPT

14

0

 

11.750

0

 

563

0

 

Tổng

279

4

1,4

124.145

1164

0,9

6.409

83

1,3

Tính đến cuối năm học 2004-2005, số trường, số GV và học sinh ngoài công lập ở tiểu học, THCS, THPT chưa có. Số trường, số GV và học sinh ngoài công lập ở ngành học mầm non chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập: 4,7%; tỷ lệ học sinh mầm non ngoài công lập: 5,5%; tỷ lệ giáo viên mầm non ngoài công lập: 7,9% (tỷ lệ của cả nước tương ứng là: 57%; 65,5%; 60,5%).

2.3. Tình hình huy động các nguồn ngân sách phục vụ cho sự nghiệp GD từ năm học 2001 đến năm học 2005 ( đơn vị tính triệu đồng)

Năm

Kinh phí

Thực hiện 2001

Thực hiện 2002

Thực hiện 2003

Thực hiện 2004

Thực hiện 2005

1. Ngân sách NN

101.128

112.626

130.685

143.482

151.760

2.Quỹ học phí

1.932

2.029

2.381

2.585

2.686

3. Quỹ xây dựng

638

657

676

698

718

4.Các chương trình, dự án Trung ương

16.160

12.510

36.485

25.235

55.996

5. Các chương trình, dự án tỉnh thực hiện

3.500

4.000

5.500

6.520

6.000

Tổng cộng

123.358

131.822

175.727

178.520

217.160

2.3.1. Đánh giá tình hình huy động, thực hiện các nguồn kinh phí cho sự nghiệp giáo dục các năm từ 2001-2005.

Kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh chủ yếu từ nguồn ngân sách cấp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách toàn ngành. Kinh phí ngân sách cấp tập trung chi các khoảng chi lương, phụ cấp và chế độ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số. Ngân sách chi thường xuyên hàng năm được tăng lên tương ứng với số lượng học sinh, giáo viên tăng và phù hợp yêu cầu của xã hội.

Nguồn huy động từ quỹ học phí và quỹ xây dựng góp phần chi tăng lương và sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất. Tuy nhiên nguồn huy động này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi ngân sách toàn ngành (bình quân 2%).

Các chương trình dự án trung ương, tỉnh có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục, trong việc phát triển giáo dục ở tỉnh Kon Tum. Đặc biệt chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được trung ương phân bổ kinh phí thường xuyên hàng năm, ngành đã thực hiên xây dựng các trường Dân tộc nội trú tỉnh và huyện, thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/NQ-10 và trong việc đẩy mạnh công tác phổ cập tiểu học, trung học cơ sở. Chương trình 159/2002/QĐ-TTg của Chính phủ mục tiêu xóa lớp học tranh tre triển khai tại tỉnh là 593 phòng học, đến tháng 7/2005 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 247 phòng học. Kinh phí hỗ trợ theo chương trình 159 đối với tỉnh Kon Tum năm 2003: 22,99 tỷ đồng; năm 2004: 7 tỷ đồng; năm 2005: 35,24 tỷ đồng.

Từ khi có Quyết định 161/2002/QĐ-TTg và Quyết định số 636/QĐ-UB, ngày 10/5/2004 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg , giáo dục mầm non đã có những khởi sắc đáng kể, hiện nay cả tỉnh có 100% xã có trường(lớp) mầm non, 06 huyện/thị đã xoá được “làng trắng” về mầm non. Đội ngũ giáo viên mầm non được tăng cường, tổng số CBGV là 1.281, trong đó ngoài công lập 227, tỷ lệ 17,7%. Hiện có 12/89 trường mầm non thực hiện Nghị định 10, tỷ lệ 13,5%.

2.3.2. Về các chính sách riêng của UBND tỉnh góp phần đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục

Đầu tư ban đầu và hỗ trợ cho học sinh các lớp bán trú trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ học sinh DTTS đủ tiêu chuẩn học nội trú nhưng học ở các trường phổ thông được hưởng 50% học bổng của học sinh trường nội trú.

- Hàng năm, học sinh, sinh viên người DTTS học ở các trường THCN, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh được hỗ trợ một phần kinh phí.

- Học sinh DTTS được hỗ trợ đóng tiền bảo hiểm thân thể, sách giáo khoa, vở học tập.

- Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về xây dựng loại hình bán trú dân nuôi xã, liên xã. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và ngành GD&ĐT, hệ thống trường bán trú dân nuôi từng bước phát triển, hiện cả tỉnh có 40 trường (điểm trường) bán trú dân nuôi xã, liên xã, với hơn 3.000 HS theo học.

2.4. Tình hình thực hiện Nghị định 10 và Nghị định 43 của Chính phủ

Trong những năm qua, đã có 12/89 trường mầm non thực hiện Nghị định 10, tỷ lệ 13,5%. Năm 2007, thực hiện Nghị định 43, riêng khối đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT có 01 đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, 03 đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí và 14 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

2.5. Về sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục

Các ban, ngành cấp tỉnh, huyện có liên quan như Nội vụ, Tài nguyên môi trường, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Bưu điện, Lao động-TBXH… đều có sự phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo trong việc phân bổ biên chế, điều hành ngân sách, tổ chức đánh giá thi cử, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tổ chức các lớp xoá mù chữ, PCGDTH... Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể quần chúng đã phát động phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng quỹ khuyến học. Ngành Y tế, Công an, UBDSGĐ&TE, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với ngành giáo dục trong việc giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, chăm sóc sức khoẻ, phát triển nha học đường, chăm sóc nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Chương trình phát triển trẻ thơ của Unicef hỗ trợ ĐDDH, công trình vệ sinh, tập huấn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho giáo viên ở ba huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông, Đăk Tô; Chương trình “vì sư mệnh trẻ thơ” của Mô Na Cô đã xây dựng phòng học, trang bị ĐDDH, tập huấn giáo viên mầm non…

3. Đánh giá chung về công tác xã hội hoá giáo dục

3.1. Kết quả đạt được

- Nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục và xã hội hoá giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, môi trường giáo dục đã có những khởi sắc đáng kể.

- Các hình thức học tập đã được đa dạng hoá và mang lại cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống trường công lập phát triển ở các bậc học, cấp học mở rộng trên khắp địa bàn tỉnh.

- Giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Đây là điểm xuất phát quan trọng để tiến tới xã hội hoá các cấp học, bậc học còn lại.

- Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục.

- Phong trào học tập đã thực sự sôi nổi trong cán bộ, nhân dân; việc học tập đã có mặt ở mỗi gia đình và trong cộng đồng dân cư, không chỉ học văn hoá, ngoại ngữ, tin học, mà còn cả việc học kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, khuyến nông, lâm, bảo vệ môi trường, y tế cộng đồng….

3.2. Những tồn tại, yếu kém

- Nhận thức về xã hội hoá giáo dục của CBQL giáo dục, cán bộ quản lý nhà nước và của nhân dân còn nhiều mặt hạn chế, chưa nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội trong việc tham gia vào các hoạt động của giáo dục, còn định kiến với giáo dục ngoài công lập. Việc hiểu một cách toàn diện về xã hội hoá giáo dục và vai trò của nó đối với sự phát triển giáo dục nói riêng và KT-XH của địa phương nói chung còn khiếm khuyết và mang tính chung chung.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để triển khai thực hiện các chủ trương xã hội hoá còn chậm, thiếu đồng bộ, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, tiềm năng trí tuệ của địa phương vẫn chưa được phát huy đầy đủ.

- Công tác quản lý xã hội hoá giáo dục còn bất cập trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai xã hội hoá giáo dục còn chậm, lúng túng. Việc quan tâm và động viên kịp thời những nơi làm tốt công tác xã hội hoá chưa kịp thời.

- Việc hình thành các cơ sở ngoài công lập ở tỉnh ta còn mang tính tự phát, thiếu điều tra khảo sát kỹ càng, thiếu các điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học.

- Một số cơ chế chính sách xã hội hoá giáo dục còn bất cập, chưa thật sự phát huy tác dụng, hoặc chậm ban hành hướng dẫn cụ thể, như: về phí và lệ phí; về chính sách đất đai và cơ sở vật chất; chính sách về nhân lực phục vụ xã hội hoá giáo dục…

- Môi trường giáo dục còn nhiều bất cập, động cơ học tập của một bộ phận người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS còn thấp.

3.3. Phân tích nguyên nhân của kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém

3.3.1. Nguyên nhân đạt được những kết quả

- Chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước và của địa phương về xã hội hoá giáo dục.

- Sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và của nhân dân về xã hội hoá giáo dục.

- Sự phối hợp kịp thời của các cấp chính quyền địa phương và linh hoạt trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục của ngành giáo dục.

3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

- Công tác tuyên truyền vận động và tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chưa có hiệu quả.

- Nhận thức chưa rõ ràng, chưa đầy đủ về xã hội hoá của một bộ phận cán bộ và nhân dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xã hội hoá giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Kinh tế xã hội của địa phương chậm phát triển, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến xã hội hoá giáo dục.

Phần II

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

1. Quan điểm và định hướng chung

1.1. Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

1.2. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáo dục phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động.

1.3. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập với hai hình thức dân lập và tư thục, mở rộng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

1.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc giám sát các hoạt động xã hội hoá giáo dục. Tạo môi trường để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng.

1.5. Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu chung

2.1. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.

2.2. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục, xác đinh rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

2.3. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt các loại hình giáo dục công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước và nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

3. Mục tiêu cụ thể

3.1. Tài chính

Đảm bảo nguồn tài chính bằng ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng lên, đồng thời tăng nguồn huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước; ngân sách nhà nước chi thường xuyên hàng năm cho sự nghiệp giáo dục đảm bảo tỷ lệ: 70% chi phục vụ con người và 30% phục vụ chi khác.

3.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

- Đảm bảo đủ biên chế, loại hình giáo viên giảng dạy ở các cấp học, bậc học.

- Từng bước phấn đấu tăng dần tỷ lệ giáo viên là người dân tộc thiểu số lên: 18% và tỷ lệ giáo viên là đảng viên lên 25 %.

- Nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đối với nhà trẻ đạt 80%, giáo viên mẫu giáo 100% và 100% CBQL ngành học mầm non qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành.

 - Giáo viên tiểu học đạt chuẩn 90%, trong đó 50% đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn và 100% cán bộ quản lý qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; 100% thanh tra viên kiêm nhiệm được bồi dưỡng qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra.

 - Đảm bảo đủ số lượng giáo viên THCS và đồng bộ về cơ cấu các bộ môn; nâng số giáo viên THCS đạt chuẩn lên 100%, trong đó 60% giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn. 100% giáo viên THPT đạt chuẩn, trong đó ít nhất 10% có trình độ chuyên môn trên chuẩn.

- Đội ngũ giảng viên ở trường CĐ sư phạm và CĐ kinh tế có trình độ từ thạc sỹ trở lên đạt trên 50%

3.3. Cơ sở vật chất trường lớp

- Đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định chung cho các trường mới thành lập; từng bước phấn đấu mở rộng diện tích sân chơi bãi tập cho các trường chưa có đủ diện tích sân chơi bãi tập.

- Số phòng học đạt tiêu chuẩn nhà từ cấp 4 trở lên chiếm tỷ lệ 90%; 70% trường học có thư viện, thí nghiệm, phòng học bộ môn theo quy định; 100% các trường có phòng kho đủ tiêu chuẩn chứa thiết bị dạy học.

- 100% các trường THPT, THCS, TTGDTX duy trì và phát huy có hiệu quả kết nối INTERNET, Sở GD&ĐT phát huy trang WEB của ngành; xây dựng và phát triển mạng giáo dục (edunet) và phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục.

- Phấn đấu đến năm 2010 mỗi xã, phường có một trường MN độc lập, 35% số trường MN của tỉnh đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, phường có trường tiểu học, THCS độc lập, 30-35% trường tiểu học, THCS đạt chuẩn Quốc gia. Tất cả các huyện đều có trường THPT và hoàn thành việc tách trường THPT ra khỏi trường PT–DTNT (trừ trường PT - DTNT Kon Plong và Tu Mơ Rông vì có đến 100% HS là người DTTS), 30% trường THPT, DTNT đạt chuẩn Quốc gia.

3.4. Về tỷ lệ huy động và tỷ lệ học sinh bán trú, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày

- Đối với mầm non

+ Tỷ lệ huy động đối với nhà trẻ 15%; mẫu giáo 75%; riêng 5 tuổi 98%.

+ Đến năm 2010, nâng tỷ lệ học sinh nhà trẻ, mẫu giáo học bán trú đạt tỷ lệ 35-40%.

- Đối với tiểu học

+ Huy động trẻ 6 đến 11 tuổi học các lớp tiểu học đạt tỷ lệ 99%; riêng trẻ 6 tuổi huy động vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 98%

+ 50-60% học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày; 20% học sinh học ngoại ngữ.

- Đối với THCS

+ Vùng thuận lợi đạt 100%, vùng khó khăn đạt 95%, vùng đặt biệt khó khăn đạt 90%

+ 10-30% học sinh THCS được học 2 buổi/ ngày, 80% học sinh được học Tin học; 100% học sinh được học môn tự chọn.

+ Tăng số lượng học sinh học tại các trường (lớp) nội trú xã, liên xã; nâng số học sinh được học tập, chăm sóc hiện nay 3000 em, lên 5000 em vào năm 2010.

- Đối với THPT

+ Huy động 70-75% tổng số HS trong độ tuổi vào THPT ( không tính bổ túc THPT).

+ 100% học sinh THPT được hướng nghiệp nghề.

3.5. Về CMC, PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở

- Số người 15-35 tuổi biết chữ đạt tỷ lệ 98%. Nâng số trẻ 11 tuổi học hết chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 80% và số trẻ 14 tuổi học hết chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 100%. Có 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi.

- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 -18 được công nhận học xong THCS các hệ (phổ thông hoặc bổ túc văn hoá) đạt tỷ lệ 80%, riêng những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. 100% huyện, thị xã được công nhận PCGD THCS; PCGD THPT ở những địa bàn thuận lợi.

3.6. Giáo dục dân tộc

- Nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú lên 3.500 em/năm (hiện nay 2.500 em/ năm). Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy và rèn luyện toàn diện đối với học sinh học tại các trường DTNT. Thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng, tăng chỉ tiêu học sinh THPT, giảm mức tối thiểu học sinh THCS nhằm đáp ứng việc tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các địa phương trong tỉnh. Đến năm 2010, có ít nhất 02 trường phổ thông DTNT đạt chuẩn quốc gia.

- Mở rộng quy mô và đảm bảo tốt các điều kiện về học tập và nhu cầu sinh hoạt, ăn ở đối với học sinh bán trú.

- Đầu tư mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng dạy- học. Nâng hiệu quả đào tạo đối với học sinh DTTS, đến năm 2010 nâng hiệu quả đào tạo bậc tiểu học đạt 90% và cấp THCS đạt 80-85%.

- Làm tốt công tác tạo nguồn và cử tuyển; phấn đấu có khoảng 20-25% thanh niên người DTTS trong độ tuổi lao động được qua lớp huấn luyện và đào tạo nghề.

3.7. Về tỷ lệ học sinh ngoài công lập và lộ trình chuyển đổi hệ thống trường lớp

3.7.1. Về tỷ lệ học sinh ngoài công lập đến năm 2010:

TT

Loại hình

Tỷ lệ HS NCL của tỉnh (%)

Tỷ lệ HS NCL của cả nước (%)

Ghi chú

1

Nhà trẻ

65

80

 

2

Mẫu giáo

25

70

 

3

Tiểu học

0,8

1,0

 

4

THCS

1,0

3,5

 

5

THPT

10

40

 

3.7.2.Lộ trình chuyển đổi trường, lớp

- Đối với Mầm non

+ Tiếp tục củng cố và khuyến khích phát triển các hệ thống trường lớp ngoài công lập ở những vùng nông thôn thuận lợi, thị trấn, thị xã, nông lâm trường, xí nghiệp.

+ Đến năm 2010 chuyển trường mầm non Quang Trung- thị xã Kon Tum sang loại hình trường tư thục dưới dạng cổ phần hoá. Các trường sau đây chuyển sang loại hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự trang trải kinh phí một phần, tiến tới tự chủ hoàn toàn sau năm 2010, cụ thể:

Năm học

Tên trường

Tỷ lệ tự đảm bảo

2007-2008

Quyết Thắng, MN THSP- TX Kon Tum

60%

2008-2009

- Hoa Hồng, Duy Tân, Thống Nhất, Thắng Lợi- TX Kon Tum;

- Sơn Ca, Hoa Hồng- Đăk Hà;

- MN số 1,2 thị trấn Đăk Tô;

- MN thị trấn PleiKần- Ngọc Hồi

50%

2009-2010

- MM thị trấn Sa Thầy;

- Mầm non thị trấn Kon Rẫy;

- Mầm non thị trấn ĐăkGlei

40%

- Đối với Tiểu học: Chuyển trường tiểu học Lê Hồng Phong - thị xã Kon Tum sang loại hình trường tư thục dưới dạng cổ phần hoá.

- Đối với THCS và THPT

+ Chuyển trường Bán công Duy Tân sang trường tư thục theo dạng cổ phần hóa với mô hình trường trung học gồm THCS và THPT, cụ thể:

* Tên trường: trường Trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm (hoặc…)

* Trong năm học 2007-2008, chuyển các lớp THCS ở trường TH Chuyên sang mô hình trường này để làm nền cho việc mở các lớp THPT chất lượng cao trong những năm tiếp theo. Trường TH Chuyên sẽ tăng cường mở các lớp THPT không chuyên.

* Không tuyển mới học sinh bán công, số học sinh còn lại của trường Bán công Duy Tân sẽ đưa về các trường THPT trên địa bàn thị xã (kể cả trường THPT ở Trung Tín - TX Kon Tum).

* CBQL và giáo viên trường Bán công Duy Tân sẽ được điều chuyển sang các trường công lập theo quy định.

+ Từ nay đến năm 2010, chuyển 60% trường THPT công lập sang thực hiện cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục, cụ thể:

Năm học

Tên trường

Tỷ lệ tự đảm bảo

2007-2008

THPT Kon Tum; TH Chuyên

30%

2008-2009

THPT Lê Lợi, THPT Đăk Hà

20%

2009-2010

THPT Ngọc Hồi, THPT Đăk Tô

10%

+ Số trường THPT công lập còn lại sẽ chuyển sang thực hiện cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên sau năm 2010.

- Đối với THCN

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo của trường CĐSP, CĐ kinh tế - kỹ thuật, trung học y tế, trường dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của tỉnh.

+ Thực hiện từng bước cơ chế tự trang trải kinh phí chi thường xuyên để hoạt động theo hướng đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

+ Chuẩn bị các điều kiện để thành lập và phát triển Phân hiệu đào tạo của Đại học Đà Nẵng.

- Đối với giáo dục thường xuyên: Phấn đấu 100% huyện có TTGDTX cấp huyện, trên 85% số xã phường, thị trấn có TTHTCĐ. Thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học ở những huyện có điều kiện như Đăk Hà, Ngọc Hồi.

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

1. Tuyên truyền, vận động mọi đối tượng, thành phần trong xã hội nhận thức đúng đắn về chủ trương xã hội hoá giáo dục

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức và các tổ chức xã hội, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

- Vận động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

- Tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nhận thức được rằng: Văn bằng các cấp học có giá trị như nhau để học lên hoặc để tuyển dụng, không phụ thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục là công lập hay ngoài công lập.

2. Đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước về giáo dục

Để đẩy nhanh tiến độ xã hội hoá giáo dục trước hết cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới tư duy và phương thức quản lý. Điều chỉnh, sửa đổi những cơ chế chính sách, phương thức quản lý không phù hợp, kém hiệu quả, ban hành chính sách mới đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục; tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngành và địa phương, gắn quản lý chuyên môn với quản lý nhà nước trong quá trình quản lý sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Đầu tư của nhà nước cần tập trung cho các hướng trọng điểm, then chốt có tính chiến lược, không dàn trải, đặc biệt chú ý đến hiệu quả và đảm bảo vai trò chủ đạo của các trường công lập; ưu tiên đến các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập. Khuyến khích và hỗ trợ ban đầu đối với các cơ sở giáo dục công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập.

- Ban hành chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa kế đối với phần vốn góp và lợi tức của cá nhân tập thể tham gia xã hội hoá giáo dục.

- Ban hành các quy định về chính sách đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập như: đất đai, học phí, nhân lực, quy chế hoạt động…

- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà nước quy định dành cho sự nghiệp giáo dục, ban hành một số chính sách đặc thù để ưu tiên phát triển loại hình trường ngoài công lập.

- Triển khai tích cực Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 18/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đất đai, áp dụng chính sách ưu đãi về thuế và phí, các lệ phí liên quan đến hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Thực hiện dân chủ hoá trong công tác quản lý giáo dục và trong các cơ sở giáo dục.

3. Đa dạng hoá chương trình và phương thức đào tạo

- Đa dạng hoá chương trình và phương thức đào tạo để tạo thuận lợi cho mọi cá nhân có cơ hội tiếp nhận giáo dục.

- Phát triển mạng lưới phổ biến kiến thức đến từng thôn, bản, gia đình nhằm tạo điều kiện cho dân cư ở vùng sâu, vùng xa tiếp nhận các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức.

4. Huy động, tạo nguồn vốn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

- Xác định chi phí của từng cấp học để có căn cứ điều chỉnh học phí, tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp học, đảm bảo tính công bằng trong hưởng thụ giáo dục.

- Tập trung huy động các lực lượng xã hội cộng đồng trách nhiệm tham gia làm giáo dục.

- Xây dựng quỹ khuyến học từ tỉnh đến cơ sở do nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện đóng góp nhằm khuyến khích tài năng và trợ giúp người nghèo đi học.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức hội để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân đóng góp tài trợ cho giáo dục, nhất là giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

5. Kiện toàn các tổ chức giáo dục

- Các cấp chính quyền lãnh đạo việc tổ chức Đại hội giáo dục. Đây là biện pháp tổng hợp, là công việc quan trọng đầu tiên của việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

- Kiện toàn và tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp và Hội phụ huynh ở các cơ sở giáo dục.

- Lồng ghép nội dung cuộc vận động xây dựng các “gia đình hiếu học”, “thôn làng khuyến học”, “dòng họ khuyến học” với cuộc vận động “làm kinh tế giỏi” và “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

6. Phát triển mạng lưới trường lớp

- Quy hoạch mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hoá loại hình trường lớp, xác định tỷ lệ hợp lý giữa học sinh công lập và ngoài công lập, nhất là ở mầm non và phổ thông trung học.

- Phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học, ngành học; phát triển TTHTCĐ, TTGDTX, TTNT và tin học… đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân. Phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập, đặc biệt là ở bậc học mầm non và THPT.

- Phát triển loại hình trường bán trú ở những vùng có nhiều học sinh DTTS, quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa. Tăng cường chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, con thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng… đảm bảo công bằng trong giáo dục.

- Tăng cường công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, nhất là đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để giải pháp này có hiệu quả cần kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn.

7. Giải pháp về định hướng mô hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trường tư thục, cụ thể:

7.1. Mô hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

7.1.1. Xác định yêu cầu về chất lượng giáo dục của nhà trường;

7.1.2. Chương trình dạy học: Bao gồm: Chương trình dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT; Chương trình các bộ môn văn hoá học 2 buổi/ ngày; Chương trình các môn năng khiếu: TDTT, nghệ thuật (các chương trình dạy học phải có đề cương, chương trình khung và phân phối chương trình…phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt).

7.1.3. Xác định quy mô hiện tại và quy mô sau chuyển đổi;

7.1.4. Tổ chức bộ máy và đội ngũ:

- Tổ chức bộ máy: BGH, các tổ chuyên môn, thư ký hội đồng, các tổ chức đoàn thể.

- Tổ chức bộ máy hiện tại và sau chuyển đổi;

- Đội ngũ hiện tại và đội ngũ sau chuyển đổi;

Biên chế tự chủ là biên chế tính theo định biên trên cơ sở quy mô nhà trường, tiến tới bỏ dần khái niệm “biên chế” chuyển dần sang chế độ “hợp đồng” lao động dài hạn.

Được chủ động quyết định việc sắp xếp đội ngũ trong nhà trường theo vị trí, chức năng công việc nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ nhà trường.

Được quyền tiếp nhận số lao động trong biên chế bằng hoặc thấp hơn số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, trong trường hợp số biên chế được giao thấp hơn chỉ tiêu vẫn được cấp có thẩm quyền giao kinh phí quản lý sự nghiệp theo biên chế (áp dụng trong trường hợp nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên và giao biên chế).

Căn cứ vào yêu cầu công việc, vào khả năng cung ứng dịch vụ, Hiệu trưởng có thể hợp đồng lao động theo từng nội dung công việc theo quy định hiện hành.

7.1.5. Tài chính

- Nguồn thu: Từ PHHS

- Ngân sách nhà nước cấp (nếu có):

+ Cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có),

+ Cấp trả lãi vay vốn ngân hàng (nếu có),

+ Cấp chi thường xuyên (như khi chưa chuyển đổi hoặc nhà nước không cấp, đơn vị tự cân đối qua thu học phí và dịch vụ)

- Thu qua học phí và phí dịch vụ.

- Thu qua thực hiện vốn vay kích cầu.

- Chi: chi trả lãi vay; chi đầu tư xây dựng (nếu có); chi thường xuyên, phải đảm bảo chi đủ cho nhu cầu hoạt động kể cả trong khi nhà nước không cấp kinh phí (thể hiện qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 10).

7.2. Mô hình trường tư thục, dân lập

Thực hiện theo Quyết định số: 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.

Đối với tỉnh Kon Tum:

- Đối với việc xây dựng trường tư thục mới

+ Tỉnh cho thuê đất lâu dài theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân;

+ Tỉnh áp dụng mức thuế cho thuê đất thấp nhất trong khung do Chính phủ quy định.

+ CSVC, trường, lớp, trang thiết bị dạy và học do cá nhân hoặc tổ chức tự đầu tư.

- Đối với việc chuyển loại hình trường công lập, bán công sang tư thục, dân lập

+ CSVC, trường, lớp, trang thiết bị dạy và học (gọi tắt là tài sản trên đất) sẽ được định giá và xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm, giao cho trường sử dụng, tỉnh thu khấu hao tài sản hàng năm theo tỷ lệ xác định; 10 năm đầu tỉnh hỗ trợ bằng cách không thu khấu hao, số tiền khấu hao 10 năm đầu trường mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất.

+ Đất được tỉnh cho thuê lâu dài theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân, tỉnh áp dụng mức thuế cho thuê đất thấp nhất trong khung do Chính phủ quy định.

- Mức học phí được thoả thuận giữa PHHS và HĐQT nhà trường theo nguyên tắc: lấy thu bù chi và tích luỹ một khoảng nhất định để tái đầu tư và khấu hao tài sản.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các cấp chính quyền có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ Đảng quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục, lãnh đạo việc tổ chức các đại hội giáo dục, xem đây là biện pháp tổng hợp, là công việc quan trọng đầu tiên của việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện/thị, các xã phường, thị trấn ban hành các Nghị quyết, Quyết định xây dựng chương trình kế hoạch để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành và chính quyền địa phương các huyện/thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển xã hội hoá ngành giáo dục và đào tạo để chỉ đạo đôn đốc, tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủ trương thực hiện xã hội hoá giáo dục.

4. Các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục ở địa phương.

5. Các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục xây dựng chương trình hành động tham gia làm giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.