Quyết định 08/2019/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: 08/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 25/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2019/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 25 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định s 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chng thiên tai; khai thác và bảo vệ Công trình thủy lợi; đê điều;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê;

Căn cứ Quyết định số 3300/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân loại, phân cấp các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ tnh số 164/TTr-SNN ngày 18 tháng 3 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 4 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-B Tư pháp;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học-Công báo;
- Lưu: VT, NNTN (BD60)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

QUY ĐỊNH

HÀNH LANG BẢO VỆ ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến đê cp IV, cp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê và cống qua đê

1. Hành lang bảo vệ đê (đối với tất cả các loại đê) ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5m (năm mét) về phía sông và phía đồng.

2. Hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác (ngoài khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch) được quy định như sau:

a) Đối với đê sông: Hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra 15m (mười lăm mét) về phía đồng và phía sông.

b) Đối với đê bối, đê bao và đê chuyên dùng: Hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra 05m (năm mét) về phía đồng và phía sông.

3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cui cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ đê điều

1. Phá hoại đê điều.

2. N, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

7. Đổ chất thi trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trphòng, chống lũ, lụt, bão.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Đê điều như sau: Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Điều 5. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều

Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều quy định tại Điều 25 Luật Đê điều như sau:

1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:

a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;

b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;

c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông.

d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;

đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;

e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;

g) Đvật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;

h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.

2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tnh:

a) Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép;

b) Xem xét tính hợp lệ, hp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đđiều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

d) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép và những hoạt động không có giấy phép, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khi người được cấp giấy phép vi phạm quy định của giấy phép;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Người được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.

Điều 6. Cắm mốc km, biển báo các loại và mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, có trách nhiệm tổ chức cắm mc Km, bin báo các loại và mc chỉ giới hành lang bảo vệ đê, kè, cng trên thực địa cho tất cả các tuyến đê kè được giao quản lý trực tiếp và thực hiện quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy định.

2. Đối với các dự án được đầu tư xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê các Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn của dự án để thực hiện việc cắm mốc Km, biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê, kè, cống; đây là nội dung bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nêu trên. Việc cắm mốc Km, biển báo phải triển khai trên thực địa và hoàn thành trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng công trình.

Điều 7. Xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ đê điều

Các vi phạm hành chính trong trong phạm vi bảo vệ đê điều phải được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời đảm bảo đúng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, cấp xã; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Các Sở ngành:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ, chủ trì phối hợp các Sở, ngành địa phương kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện quy định này, nhằm quản lý, bảo vệ đê điều an toàn, bền vững; tổng hợp, đề xuất các khó khăn vướng mắc, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi quy định cho phù hợp;

- Các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng; Công an tỉnh hướng dẫn theo chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn các địa phương thực hiện, xử lý các vi phạm trong phạm vi hành lang bảo vệ đê điều.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Có trách nhiệm quản lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ đê điều và chỉ đạo chính quyền cấp xã:

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên chóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

- Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;

- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

b) Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chng thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Điều 9. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V hiện có hành lang bảo vệ không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình đê điều trước ngày Quy định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng quy mô hoặc thay đổi kết cấu. Nếu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình đê điều phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và thực hiện giải phóng hoặc di dời công trình nằm trong hành lang bảo vệ của các tuyến đê cp IV cấp V do địa phương quản lý.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy định này; Các Sở, Ban, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đê điều thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.