Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu: | 06/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/01/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2015/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 20 tháng 01 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP , ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP , ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP , ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BXD , ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP , ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1797/TTr-SXD, ngày 30 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Tây Ninh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm của Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố Tây Ninh (gọi tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) trong việc phối hợp kiểm tra, phát hiện xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1. Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan UBND cấp huyện, UBND cấp xã, thanh tra viên, công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
1. Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn là bộ phận thuộc Thanh tra Sở Xây dựng được phân công quản lý trật tự xây dựng địa bàn.
2. Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng (gọi tắt là công chức quản lý trật tự xây dựng), bao gồm:
a) Thanh tra viên, công chức thuộc Thanh tra Sở Xây dựng;
b) Công chức thuộc Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh (gọi tắt là Phòng chuyên môn về xây dựng cấp huyện), Ban Quản lý khu kinh tế được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng;
c) Công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng cấp xã.
3. Thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng là việc tố giác, báo tin của các cá nhân, tổ chức bằng hình thức điện thoại, hộp thư thoại, hộp thư điện tử, tin nhắn, tin báo trực tiếp, đơn trình báo gửi đến các cơ quan nhà nước và các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin theo quy định.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý
a) Việc phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, đúng pháp luật trong quá trình kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Nguyên tắc xử lý
a) Công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (gọi tắt là công trình) vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, đúng quy định pháp luật;
b) Mọi thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
Quyết định đình chỉ thi công, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ, thông báo thời gian tổ chức cưỡng chế phải được niêm yết công khai tại công trình xây dựng và tại trụ sở UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công công trình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng phải bị xử lý và công bố công khai hành vi vi phạm trên trang tin điện tử của Sở Xây dựng Tây Ninh theo quy định.
Trường hợp xử lý công trình vi phạm theo thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân chuyển đến thì phải thông báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để biết và tham gia giám sát. Mọi bí mật về thông tin cá nhân và các thông tin có liên quan đến người cung cấp thông tin về công trình vi phạm trật tự xây dựng được đảm bảo đúng quy định.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 6 của Quy chế này để xác minh, xử lý theo quy định.
1. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin
a) UBND cấp xã;
b) Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn;
c) UBND cấp huyện;
d) Ban Quản lý khu kinh tế;
đ) Thanh tra Sở Xây dựng.
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng theo quy định.
2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin
a) Chủ tịch UBND cấp xã;
b) Trưởng Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn;
c) Chủ tịch UBND cấp huyện;
d) Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế;
đ) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải công bố số điện thoại cá nhân và đảm bảo liên lạc 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng và chỉ đạo xử lý theo quy định.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn lập các loại sổ, biểu mẫu ghi chép quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin để thống nhất thực hiện.
1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm quy định tại Điều 6 của Quy chế này có trách nhiệm kịp thời phân công thanh tra viên, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn kịp thời kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày.
2. Trong trường hợp thông tin về một hành vi vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyển tiếp đến người có trách nhiệm xử lý công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này. Việc chuyển tiếp thông tin phải được cập nhật vào sổ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định.
Điều 8. Kiểm tra và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng
1. UBND cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định các công trình:
a) Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý;
b) Công trình xây dựng sai thiết kế do UBND cấp xã phê duyệt;
c) Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng hoặc sai thiết kế do UBND cấp huyện cấp hoặc phê duyệt.
2. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định các công trình:
a) Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp;
b) Công trình xây dựng sai thiết kế do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở chuyên ngành phê duyệt; sai nội dung giấy phép xây dựng hoặc sai thiết kế do Ban Quản lý khu kinh tế được UBND tỉnh ủy quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc phê duyệt;
c) Công trình xây dựng sai thiết kế do các chủ đầu tư khác (không phân biệt nguồn vốn) phê duyệt;
d) Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh;
đ) Công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng.
Trường hợp việc xử phạt hành vi vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thì Chánh Thanh tra Sở Xây dựng trình Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử phạt theo quy định.
2. Trong trường hợp phát hiện công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã mà công chức quản lý trật tự xây dựng cấp xã buông lỏng, không kịp thời xử lý thì Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định và tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Trường hợp phát hiện công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền xử lý của Thanh tra Sở Xây dựng mà Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn buông lỏng, không kịp thời xử lý thì Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi Chánh Thanh tra Sở Xây dựng để kịp thời chỉ đạo xử lý và kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo quy định.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý các Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng và trách nhiệm phối hợp quản lý trật tự xây dựng theo Quy chế này.
3. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND cấp huyện xử lý vi phạm theo thẩm quyền, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, không xử lý kịp thời đối với các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
4. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng theo dõi, giám sát, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quy chế này trên địa bàn tỉnh để Sở Xây dựng kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh khi thực hiện Quy chế và báo cáo theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng
1. Chỉ đạo Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn theo dõi, phối hợp với UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các vụ việc đã xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra một cách thường xuyên đối với hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn có trách nhiệm kiểm tra, lập hồ sơ, biên bản vi phạm trật tự xây dựng, chuyển hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng và đề xuất biện pháp xử lý đến người có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
3. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND cấp xã xử lý vi phạm theo thẩm quyền, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, không xử lý kịp thời đối với các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
4. Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; tham mưu đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng để Thanh tra Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan
Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và cập nhật thông tin các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trật tự xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng để xử lý công việc theo thẩm quyền.
Ngoài ra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan đến việc quản lý trật tự xây dựng mà có các trách nhiệm sau:
Xem xét tạm dừng việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các cá nhân, tổ chức theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện trong các trường hợp chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính và chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các cá nhân, tổ chức theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện trong các trường hợp chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính và chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra.
Chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã xử lý kiên quyết các trường hợp xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã xử lý kiên quyết các trường hợp xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
5. Sở Tài chính
a) Theo dõi, hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng thực hiện trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng;
b) Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước đối với các vi phạm hành chính về trật tự xây dựng.
6. Kho bạc Nhà nước
a) Hướng dẫn việc thu, tổ chức thu tiền phạt theo đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền;
b) Định kỳ hàng tháng, Kho bạc Nhà nước gửi cho cơ quan ra quyết định xử phạt bảng kê thu phạt chi tiết theo từng cơ quan có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng để xác nhận, đối chiếu số liệu, kịp thời phát hiện các sai sót để xử lý (nếu có).
a) Chủ trì, phối hợp Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn;
b) Khi phát hiện công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý thì kịp thời lập biên bản yêu cầu chủ đầu tư ngưng thi công xây dựng công trình, lập thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
c) Trong quá trình lập thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng nếu chủ đầu tư tiếp tục cho triển khai thi công xây dựng công trình, Ban Quản lý khu kinh tế sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Đồng thời, cử công chức trực thuộc Ban Quản lý khu kinh tế chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn giám sát chủ đầu tư chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành.
a) Công an cấp xã có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP .
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Công an tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm:
- Phối hợp, giải quyết những kiến nghị do Chánh Thanh tra Sở Xây dựng chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị theo quy định; phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
- Xem xét tạm dừng việc đăng ký tạm trú, thường trú cho các cá nhân, hộ gia đình tại địa chỉ có công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng và bị buộc phải tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm theo quy định.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Công an tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì thông tin cho các cơ quan được quy định tại Điều 6 Quy chế này.
- Các trách nhiệm khác có liên quan được quy định trong Quy chế phối hợp giữa Công an Tây Ninh và Sở Xây dựng Tây Ninh.
9. Cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước
a) Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và chỉ được cung cấp lại dịch vụ khi có xác nhận của UBND cấp xã hoặc của Thanh tra Sở Xây dựng về việc tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành các quyết định xử lý công trình vi phạm; không cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác đối với các công trình xây dựng vi phạm bị buộc phải tháo dỡ;
b) Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì thông tin cho các cơ quan được quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn trong công tác quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
5. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của Sở Xây dựng để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra; các vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã xử lý xong theo thẩm quyền.
6. Cử công chức tham gia các hoạt động phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan có liên quan.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Chỉ đạo Công an cấp xã; yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
3. Kịp thời chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng vượt thẩm quyền để xử lý theo quy định.
4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình xây dựng trên địa bàn.
5. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình các công trình xây dựng trên địa bàn; các tài liệu, hồ sơ vi phạm theo đề nghị của Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã xử lý xong theo thẩm quyền.
6. Cử công chức tham gia các hoạt động phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan có liên quan.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai Quy chế để thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương./.
Thông tư 02/2014/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 12/02/2014 | Cập nhật: 19/02/2014
Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở Ban hành: 10/10/2013 | Cập nhật: 15/10/2013
Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 02/04/2013
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Ban hành: 07/12/2007 | Cập nhật: 18/12/2007