Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
Số hiệu: | 05/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 19/01/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/QĐ-UBND |
Vinh, ngày 19 tháng 01 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 299/2009/NQ.HĐND ngày 23/12/2009 của HĐND tỉnh về việc thông qua Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 71/TTr.SGTVT-KHTH ngày 13/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng hỗ trợ
Các công trình giao thông nông thôn (GTNT) được xây dựng theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bao gồm các tuyến đường huyện (Cụ thể: Các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, các tuyến đường trục chính liên xã và một số tuyến đường quan trọng khác); các tuyến đường từ trung tâm xã đến trung tâm thôn, bản thuộc các xã khu vực III; công tác sửa chữa cầu treo; trừ các dự án giao thông nông thôn đã được hưởng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, các chương trình mục tiêu, các nguồn vốn nước ngoài.
Điều 2. Công tác kế hoạch hoá đầu tư xây dựng
1. Việc đầu tư xây dựng giao thông nông thôn phải có kế hoạch và theo quy hoạch giao thông được duyệt. UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định chủ trương lập các dự án đầu tư xây dựng công trình GTNT theo phân cấp của UBND tỉnh.
2. Hàng năm, UBND cấp huyện cân đối khả năng các nguồn vốn, lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình GTNT. UBND tỉnh cân đối ngân sách, bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ cho các huyện đầu tư xây dựng GTNT để UBND cấp huyện có cơ sở triển khai thực hiện. Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ, UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) bố trí cụ thể danh mục công trình và báo cáo các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để theo dõi quá trình thực hiện.
1. Có chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng công trình của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện theo phân cấp.
2. Có dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết toán vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đúng chế độ quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
3. Về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:
a) Đối với các xã và thị trấn vùng đồng bằng, các xã thuộc khu vực I và xã vùng bãi ngang ven biển: Xây dựng đường nhựa, BTXM (khuyến khích xây dựng đường BTXM) đạt tiêu chuẩn cấp VI (TCVN 4054 - 2005) trở lên (trong điều kiện đặc biệt thì cấp đường tối thiểu là GTNT loại A (22TCN 210 - 92)). Công trình trên tuyến (cầu, tràn, cống…) vĩnh cửu.
b) Đối với các xã khu vực II : Xây dựng đường nhựa, BTXM, đường cấp phối (khuyến khích xây dựng đường BTXM) đạt tiêu chuẩn từ đường GTNT loại A (22TCN 210 - 92) trở lên. Công trình trên tuyến (cầu, tràn, cống…) vĩnh cửu.
c) Đối với các xã khu vực III: Xây dựng đường nhựa, BTXM, đường cấp phối (khuyến khích xây dựng đường BTXM) đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại B trở lên (22TCN 210 - 92; nền đường rộng 4 m, mặt đường rộng 3m; trong điều kiện khó khăn nền đường rộng 3,5m, mặt đường rộng 2,5m). Đối với đường từ trung tâm xã về trung tâm bản nơi đặc biệt khó khăn thì mở đường mới tối thiểu đảm bảo xe máy đi lại được (<=2m). Công trình trên tuyến (cầu, tràn, cống…) vĩnh cửu, bán vĩnh cửu.
1. Hàng năm ngân sách các cấp hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn cho các chủ đầu tư:
a) Theo giá trị xây dựng thực tế đối với các xã và thị trấn vùng đồng bằng, khu vực I, khu vực II, vùng bãi ngang ven biển; với tỷ lệ quy định như sau:
- Đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng: Tỉnh hỗ trợ 20%, huyện, xã, thị trấn và nhân dân đầu tư 80%.
- Đối với các xã, thị trấn khu vực I: Tỉnh hỗ trợ 50%; huyện, xã, thị trấn và nhân dân đầu tư 50%.
- Đối với các xã, thị trấn khu vực II: Tỉnh hỗ trợ 65%; huyện, xã, thị trấn và nhân dân đầu tư 35%.
- Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (theo Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ): Tỉnh hỗ trợ 40%; huyện, xã, thị trấn và nhân dân đầu tư 60%.
b) Theo giá trị xây dựng thực tế và chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các xã khu vực III, với tỷ lệ quy định như sau: Tỉnh hỗ trợ 80%; huyện, xã, thị trấn và nhân dân đầu tư 20%.
c) Tỷ lệ đầu tư của huyện, xã, thị trấn và nhân dân do UBND cấp huyện quy định.
2. Việc hỗ trợ đảm bảo giao thông và các trường hợp đột xuất, khẩn cấp, tuỳ tình hình cụ thể, UBND tỉnh sẽ có quyết định hỗ trợ cho từng trường hợp.
Điều 5. Huy động nguồn lực và Quản lý đầu tư
1. Huy động nguồn lực:
Nguồn lực đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bao gồm:
- Huy động ngày công, vật tư, vật liệu, đóng góp kinh phí của nhân dân, nguồn vốn từ đóng góp của các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện, xã.
2. Quản lý đầu tư:
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng đường GTNT được quản lý theo sự phân cấp quản lý ngân sách của UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, chấp hành đúng chính sách và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh Nghệ An về quản lý đầu tư xây dựng.
Điều 6. Quản lý và sửa chữa thường xuyên đường GTNT
Theo phân cấp quản lý, hàng năm UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, dành nguồn vốn ngân sách để bố trí kinh phí và huy động ngày công để thực hiện công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên hệ thống cầu đường.
Điều 7. Quy trình, phương thức hỗ trợ
1. Các công trình trong quá trình xây dựng được cấp tạm ứng kinh phí trên cơ sở khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, nhưng tổng số kinh phí được cấp tạm ứng không vượt quá 70% kế hoạch vốn hỗ trợ. UBND cấp huyện nghiệm thu và có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định.
2. Các địa phương có công trình xây dựng xong, Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính cấp kinh phí cho UBND cấp huyện.
3. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền theo mức quy định tại Điều 4 và được quyết định cụ thể đối với từng danh mục công trình nhưng không vượt quá số kinh phí đã phân bổ cho các huyện theo kế hoạch vốn từ đầu năm.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng:
Hàng năm căn cứ tình hình và kết quả phát triển GTNT của các huyện, xã, Sở Giao thông vận tải đề xuất với UBND tỉnh quyết định các danh hiệu thi đua kèm theo mức thưởng cho các địa phương có thành tích trong phong trào xây dựng GTNT.
Mức thưởng: Theo quy định tại Luật thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng.
2. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định này, gây thất thoát trong công tác quản lý vốn đầu tư và xây dựng đường giao thông nông thôn, thì căn cứ tính chất, mức độ sai phạm phải đền bù thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư , Sở Tài chính kiểm tra việc thực hiện nội dung Quy định này; đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện triển khai thực hiện.
2. UBND các huyện, UBND các xã, các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án có công trình chịu trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của Quy định này.
3. Đối với các dự án có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh thực hiện theo Quyết định 96/2006/QĐ.UBND ngày 02/10/2006 của UBND tỉnh nhưng chưa phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước ngày Quy định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì áp dụng theo chính sách hỗ trợ tại Quy định này.
Nếu xây dựng xong trước ngày Quy định này có hiệu lực nhưng chưa quyết toán thì vẫn áp dụng theo Quyết định số 96/2006/QĐ.UBND ngày 02/10/2006 của UBND tỉnh.
4. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các ngành, các cấp phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh kịp thời./.
Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 15/10/2009 | Cập nhật: 20/10/2009
Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 12/02/2009 | Cập nhật: 17/02/2009
Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 23/04/2008
Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi Ban hành: 30/09/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Ban hành: 16/12/2004 | Cập nhật: 05/05/2007
Quyết định 106/2004/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo Ban hành: 11/06/2004 | Cập nhật: 02/04/2013