Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Số hiệu: 04/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành: 07/03/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 07 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG- AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2011/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức vận động đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Giao Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC ĐÓNG GÓP, THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG- AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2012/QĐ-UBND ngày 07/03/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định việc tổ chức vận động đóng góp, nguyên tắc hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh ở các xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Đối tượng và mức vận động đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh.

1. Đối tượng vận động đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

b) Cá nhân trong độ tuổi lao động cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

2. Đối tượng không vận động đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh:

a) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; bố, mẹ vợ ( chồng), con của liệt sỹ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người mất sức lao động từ 61%, người hết tuổi lao động, người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người đã và đang công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân; dân quân tự vệ; công an xã; hội viên cựu chiến binh, thanh niên xung phong; học sinh, sinh viên; người cư trú thuộc xã, phường, thị trấn nơi bị thiên tai, dịch bệnh và thảm họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

b) Đơn vị vũ trang nhân dân, hội cựu chiến binh, hội thanh niên xung phong, tổ chức xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các cơ quan, tổ chức xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi bị thiên tai, dịch bệnh và thảm họa khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh.

3. Mức vận động đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh:

a) Cơ quan, tổ chức đã có tổ chức tự vệ ở cấp huyện mức vận động đóng góp là 300.000đ/ năm; ở cấp tỉnh mức vận động đóng góp là 500.000đồng/ năm.

b) Cơ quan, tổ chức chưa có tự vệ ở cấp huyện mức vận động đóng góp là 500.000 đồng/ năm; ở cấp tỉnh mức vận động đóng góp là 700.000 đồng/ năm.

c) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tổ chức tự vệ mức vận động đóng góp là 500.000 đồng/ năm; chưa có tổ chức tự vệ mức vận động đóng góp là 700.000 đồng/ năm.

d) Cá nhân vận động đóng góp là 01kg thóc/ người/ năm, tính bằng tiền theo giá thóc do UBND tỉnh quy định hằng năm.

Điều 3. Nguyên tắc vận động đóng quỹ quốc phòng- an ninh

Việc vận động đóng góp quỹ Quốc phòng- an ninh được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật, phù hợp với khả năng kinh tế của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Điều 4. Các hành vi nghiêm cấm:

1. Tuyên truyền xuyên tạc làm sai mục đích, ý nghĩa và bản chất của quỹ quốc phòng- an ninh.

2. Xúi giục công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không tự nguyện đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh.

3. Cản trở, gây khó khăn cho công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tự nguyện đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh.

4. Ép buộc công dân hoặc cơ quan, tổ chức đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh dưới mọi hình thức.

5. Gian lận trong thu, nộp, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh không đúng mục đích theo quy định.

Chương II

TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH

Điều 5. Tổ chức vận động đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch tổ chức vận động đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh, tạo sự đồng thuận và thực hiện quyền đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và nhân dân bảo đảm chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ quốc phòng- an ninh. Đồng thời thông báo rộng rãi đến các đối tượng thuộc diện đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh.

Điều 6. Hình thức đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh.

1. Hình thức đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh bằng tiền Việt Nam đồng với các hình thức sau:

a) Đóng góp trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đóng góp thông qua tài khoản của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Đóng góp thông qua người được Ủy ban nhân dân cấp xã ủy quyền vận động.

2. Thời điểm đóng góp:

Thời điểm tổ chức vận động đóng góp vào quý I và quý II hằng năm.

Điều 7. Quyền hạn, trách nhiệm:

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân đóng góp quỹ quốc phòng- an ninh có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan hoặc người vận động thu quỹ quốc phòng- an ninh phải viết biên lai thu tiền và đăng ký vào sổ thu quỹ;

b) Yêu cầu người vận động thu quỹ quốc phòng- an ninh xuất trình giấy ủy nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Yêu cầu cơ quan và Ban Tài chính cấp xã công khai, minh bạch tài chính theo quy định.

2. Cơ quan và người vận động khi tiếp nhận quỹ có trách nhiệm:

a) Nắm chắc quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của địa phương về quỹ quốc phòng- an ninh, tuyên truyền, vận động người dân và cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tự nguyện đóng góp;

b) Phải xuất trình giấy ủy nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Khi tiếp nhận quỹ quốc phòng- an ninh phải viết biên lai thu tiền theo quy định của pháp luật hiện hành và đăng ký vào sổ thu quỹ;

d) Sau mỗi ngày vận động thu quỹ, phải tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và nộp cho Ban Tài chính cấp xã.

3. Cơ quan Tài chính cấp xã:

a) Có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý quỹ quốc phòng- an ninh ( thực hiện thu, chi tổ chức hạch toán, quyết toán, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định).

b) Tổng hợp kết quả mỗi đợt đóng góp quỹ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã và nộp toàn bộ số tiền thu đ­ược vào kho bạc cấp huyện quản lý.

c) Phối hợp với Ban CHQS, Công an cấp xã xây dựng dự toán thu, chi cho nhiệm vụ quốc phòng- an ninh trình Chủ tịch UBND cấp xã duyệt.

Điều 8. Quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng- an ninh như sau:

1. Chi nhiệm vụ quốc phòng 60 %: Quỹ quốc phòng- an ninh thu được hằng năm, các nội dung chi cho hoạt động của dân quân trên các nhiệm vụ sau:

a) Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; đấu tranh với âm mư­u thủ đoạn của các thế lực thù địch.

b) Phối hợp với các đơn vị quân đội, công an và lực l­ượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền Quốc ph­òng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà N­ước.

c) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi tr­ường và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

d) Tuyên truyền vân động nhân dân thực hiện chủ ch­ương, đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nư­ớc về quốc phòng- an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

đ) Học tập chính trị, Pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập, luyện tập chiến đấu trị an.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi cho nhiệm vụ an ninh 40%: Quỹ quốc phòng- an ninh thu được hằng năm với các nội dung sau:

a) Hoạt động của công an ở cơ sở trong giữ gìn an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà N­ước.

b) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi tr­ường và phòng thủ dân sự.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ nhiệm vụ quốc phòng và kế hoạch giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cấp xã; nguồn quỹ quốc phòng - an ninh, Ban chỉ huy quân sự, Công an cấp xã lập dự toán thông qua cơ quan tài chính cấp xã thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân cùng cấp phê duyệt.

4. Sở Tài chính h­ướng dẫn cụ thể việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán thu, chi quỹ quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật.

5. Tồn quỹ cuối năm được chuyển sang năm sau sử dụng.

Điều 9. Công khai quỹ quốc phòng - an ninh

Nội dung công khai quỹ quốc phòng- an ninh phải được thể hiện bằng văn bản, thông báo rộng rãi đến các đối tượng đóng góp quỹ. Đồng thời thực hiện theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và h­ướng dẫn tại Thông t­ư số 19/2005/TT-BTC ngày 11 tháng 3 năm 2005 về công khai tài chính đối với các quỹ có vốn ngân sách nhà nư­ớc và các quỹ có nguồn từ khoản đóng góp của nhân dân.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

1. Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính giúp UBND tỉnh hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức quán triệt văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và xây dựng các văn bản chỉ đạo cấp mình về quỹ quốc phòng- an ninh. Tổ chức tuyên truyền, vận động cơ quan tổ chức, cán bộ và nhân dân trên địa bàn về mục đích và ý nghĩa xây dựng quỹ quốc phòng- an ninh, nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới; làm cơ sở vận động ý thức tự nguyện đóng góp xây dựng quỹ quốc phòng - an ninh đạt kết quả thiết thực.

3. Ng­ười đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên trong cơ quan, tổ chức mình tự nguyện đóng góp xây dựng quỹ quốc phòng - an ninh với phương châm: cấp trên gương mẫu tr­ước cấp dưới, cán bộ đảng viên g­ương mẫu tr­ước quần chúng.

Điều 11. Báo cáo quỹ quốc phòng - an ninh

1. Thời gian báo cáo:

Hằng năm, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã báo cáo kết quả vận động đóng góp, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh theo phân cấp như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tr­ước ngày 10/7 hằng năm.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện báo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tr­ước ngày 20/7 hằng năm.

2. Nội dung báo cáo:

a) Khái quát tình hình chung: Đơn vị hành chính, tổng số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổng số công dân cư­ trú trên địa bàn, phân tích chất l­ượng (độ tuổi, lao động, ngành nghề, thu nhập…); tình hình thiên tai, dịch bệnh, thảm họa….;

b) Kết quả tuyên truyền vận động đóng góp, thu, chi quỹ puốc phòng - an ninh theo năm tài khóa (phản ánh bằng số liệu cụ thể);

c) Phương h­ướng vận động đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh năm tới;

d) Kiến nghị.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, ng­ười đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh chịu thi hành quyết định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân phản ánh về Bộ CHQS tỉnh để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo đề xuất với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.





Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ Ban hành: 01/06/2010 | Cập nhật: 04/06/2010