Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 01/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Giàng Thị Hoa |
Ngày ban hành: | 04/01/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 04 tháng 1 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư số: 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp Quy định về Báo cáo viên pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số: 17/2006/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy chế báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh của tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, các Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh)
Điều 1. Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
1 Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở là những người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Quy chế này ra quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật quy định tại Quy chế này bao gồm:
a) Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh).
b) Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện).
3. Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp được lựa chọn từ cán bộ xã, phường, thị trấn; cán bộ làm công tác pháp chế của doanh nghiệp; người đã công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tuyên giáo được nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế này (gọi tắt là Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở).
Điều 2. Tiêu chuẩn của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
1. Tiêu chuẩn Báo cáo viên pháp luật:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật;
c) Có uy tín trong công tác và được cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc tổ dân phố, thôn, bản nơi cư trú (đối với cán bộ nghỉ theo chế độ bảo hiểm) giới thiệu;
d) Có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; có trình độ Trung cấp luật trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
Trường hợp không có bằng đại học Luật, nhưng có bằng đại học khác thì phải có thời gian công tác từ 03 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 02 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.
2. Tiêu chuẩn Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Có trình độ Trung cấp luật trở lên; hoặc có bằng trung cấp khác nhưng phải có thời gian công tác từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.
1. Tuân thủ pháp luật, đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, không trái đạo đức xã hội.
2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải chính xác, ngắn gọn, phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng.
3. Dễ hiểu, có sức thuyết phục, có tác động tích cực đến người nghe.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
1. Báo cáo viên pháp luật trực tiếp thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác hoặc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác tại Hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, doanh nghiệp nơi cư trú hoặc làm việc; phối hợp với cơ quan, tổ chức cấp trên khi triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn hoặc doanh nghiệp nơi làm việc.
Điều 5. Hình thức hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
1. Qua các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nói chuyện chuyên đề pháp luật.
2. Qua các buổi phỏng vấn trên báo chí, trên Đài Phát thanh - Truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Qua trợ giúp pháp lý lưu động, các cuộc họp nhân dân, sinh hoạt đoàn thể, Câu lạc bộ, các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động tại cơ sở và các hình thức hợp pháp khác.
CÔNG NHẬN VÀ CẤP THẺ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CƠ SỞ
Điều 6. Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên cơ sở
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện được áp dụng theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp phát hành. Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở do Giám đốc Sở Tư pháp quy định và phát hành để áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.
2. Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở là căn cứ xác định tư cách pháp lý của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở khi thực thi nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc dùng Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận, cấp Thẻ và thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận, cấp Thẻ và thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở theo đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp.
Điều 8. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật
1. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật
a. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là cơ quan, đơn vị, tổ chức) cùng cấp lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn Quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức xem xét, có văn bản gửi về cơ quan Tư pháp cùng cấp, để cơ quan Tư pháp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
b. Trường hợp Báo cáo viên pháp luật chuyển công tác hoặc không còn thuộc sự quản lý của mình thì cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Tư pháp cùng cấp về việc thay đổi và lựa chọn ít nhất một người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này gửi Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức có ít nhất một Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của mình.
c. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật bao gồm:
- Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
- Danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật, kèm theo bản sao (có chứng thực) các văn bằng chứng chỉ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy chế này và xác nhận thời gian công tác (nếu có):
- 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4);
- Phôi Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
d. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
2. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
a. Phòng Tư pháp hướng dẫn Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã), doanh nghiệp trên địa bàn huyện lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này để đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận và cấp Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
b. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở bao gồm:
- Công văn đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện;
- Danh sách trích ngang của cá nhân được đề nghị công nhận và cấp Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở, kèm theo bản sao (có chứng thực) các văn bằng chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quy chế này và xác nhận thời gian công tác (nếu có).
- 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4).
- Phôi Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
c. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
Điều 9. Đổi, cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
Trường hợp Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất thì người được cấp Thẻ được đổi hoặc cấp lại Thẻ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được cấp Thẻ, Công văn đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp xem xét và trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét đổi hoặc cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
Điều 10. Tước quyền sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật
1. Tước quyền sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật trong các trường hợp sau:
a. Có hành vi lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi thì bị tước quyền sử dụng Thẻ từ 03 đến 06 tháng.
b. Có hành vi lợi dụng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị tước quyền sử dụng Thẻ không thời hạn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của lãnh đạo cơ quan Tư pháp, Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp ra Quyết định tước quyền sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
Điều 11. Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a. Người được cấp Thẻ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Người được cấp Thẻ bị tước quyền sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật hoặc Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở không thời hạn hoặc có thời hạn hai lần theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
c. Phát ngôn trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; truyền đạt không đúng nội dung, tinh thần văn bản quy phạm pháp luật; hoặc tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của lãnh đạo cơ quan Tư pháp, Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp ra Quyết định thu hồi Thẻ và xóa tên Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở khỏi danh sách Báo cáo viên pháp luật hoặc tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
Điều 12. Quyền của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở
1. Được cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cần thiết phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Được tham dự các khoá bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật…
3. Được sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Được hưởng thù lao từ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
5. Các quyền lợi khác trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 13. Nghĩa vụ của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phát ngôn đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; truyền đạt đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; không tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Không lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Thực hiện có chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm kế hoạch đã đề ra.
4. Học tập chuyên môn, trau dồi kỹ năng, tìm hiểu thực tiễn và thu thập thông tin để nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Định kỳ 6 tháng, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở có trách nhiệm báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, cơ quan Tư pháp cùng cấp về tình hình hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của mình.
6. Có nghĩa vụ trả lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CƠ SỞ
Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan Tư pháp các cấp.
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tham mưu cho UBND cùng cấp: xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; ban hành các chế độ, chính sách đối với Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở ở địa phương; ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Rà soát, lập, quản lý danh sách, hồ sơ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở ở địa phương; tham mưu cấp, đổi, tước quyền sử dụng và thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; quản lý Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở khi bị tước quyền sử dụng Thẻ, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; giới thiệu Báo cáo viên pháp luật thực hiện tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cập nhật các nội dung, quy định pháp luật mới được ban hành cho Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực Báo cáo viên pháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở đăng ký thực hiện.
5. Quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở;
6. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp mình và đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở tại địa phương.
7. Làm đầu mối hướng dẫn Báo cáo viên pháp luật cấp mình thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương.
8. Biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, đề cương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết khác cho Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
9. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong công tác xây dựng, quản lý và trong hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
10. Chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Cử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý có đủ năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
2. Phân công Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mình hoặc theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương có liên quan.
3. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu, các hoạt động có liên quan để Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở đang công tác, cư trú có trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với mọi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu cho Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực đã đăng ký hoặc tham gia tuyên uyên, phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 12 và Điều 13 Quy chế này.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức được yêu cầu Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp hỗ trợ, giúp đỡ Báo cáo viên pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi lĩnh vực được giao quản lý; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý Báo cáo viên pháp luật trong việc quản lý công tác của Báo cáo viên pháp luật trong thời gian Báo cáo viên pháp luật được cử đến thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mình.
6. Đưa tiêu chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình được cử làm Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở có thành tích xuất sắc trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xét khen thưởng tại cơ quan, đơn vị tổ chức, địa phương; được xét khen thưởng hàng năm và được các cấp, các ngành xét các hình thức khen thưởng khác theo quy định chung của nhà nước.
Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở có hành vi vi phạm Quy chế này thì tùy theo mức độ có thể bị tước quyền sử dụng Thẻ hoặc thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật, Thẻ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở và xóa tên khỏi danh sách Báo cáo viên pháp luật, danh sách Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở hoặc bị áp dụng các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Thông tư 18/2010/TT-BTP quy định về Báo cáo viên pháp luật Ban hành: 05/11/2010 | Cập nhật: 10/11/2010
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về Tiêu chuẩn Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 15/09/2006 | Cập nhật: 22/08/2014
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND quy chế báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Ban hành: 23/11/2006 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ban hành: 11/08/2006 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của ban dân tộc và tôn giáo Ban hành: 29/06/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND quy định về lập, chấp hành, quyết toán ngân sách phường Ban hành: 10/05/2006 | Cập nhật: 15/04/2014
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Long An Ban hành: 24/04/2006 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Đắk Nông Ban hành: 09/05/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND bổ sung 05 chức danh công tác đoàn thể ở ấp, khóm được hưởng chế độ phụ cấp địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 13/04/2006 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND quy định đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh Ban hành: 30/05/2006 | Cập nhật: 20/08/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND bổ sung Bảng giá ca máy và thiết bị thi công áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 28/04/2006 | Cập nhật: 29/09/2012
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 Ban hành: 05/05/2006 | Cập nhật: 19/12/2014
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam Ban hành: 31/03/2006 | Cập nhật: 18/08/2014
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND bãi bỏ một số quy định trái pháp luật Ban hành: 10/04/2006 | Cập nhật: 21/08/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy đến năm 2010 của tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 08/03/2006 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về Quy chế vận hành Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 20/02/2006 | Cập nhật: 20/02/2014
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về giá của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá thuộc tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 24/02/2006 | Cập nhật: 15/10/2009
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về giá tiêu thụ nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 21/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 16/02/2006 | Cập nhật: 28/10/2009
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND quy định thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 18/10/2010
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về quy chế quản lý xây dựng khu nhà ở Sóng Thần 2 (giai đoạn 2) thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 16/01/2006 | Cập nhật: 06/09/2013
Quyết định 17/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 09/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006