Nghị quyết 82/2006/NQ-HĐND về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007; thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007 - 2010
Số hiệu: 82/2006/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Ngô Đức Vượng
Ngày ban hành: 08/12/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2006/NQ-HĐND

 Việt Trì, ngày 08 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007 THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 1711/TTr-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách; thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007 - 2010 (riêng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, định mức chỉ thực hiện cho năm 2007, từ năm 2008 sẽ được điều chỉnh định mức theo tiêu chí khác, còn các sự nghiệp khác thực hiện cho cả thời kỳ ổn định 2007 - 2010):

1. Chi sự nghiệp giáo dục:

1.1. Tiêu chí và cơ cấu phân bổ:

Đảm bảo chi cho sự nghiệp giáo dục chung của tỉnh theo tỷ lệ lương và các khoản có tính chất lương (nhóm I) tối đa 80% và chi cho công tác giảng dạy, học tập và các nghiệp vụ khác (nhóm II) tối thiểu 20%.

Căn cứ vào nguồn lực và đặc thù của từng địa phương, từng đơn vị, mức phân bổ cụ thể như sau:

- Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh, sự nghiệp giáo dục cấp huyện tỷ lệ (%) giữa lương và các khoản có tính chất lương (nhóm I) tối đa 85% và chi cho công tác giảng dạy và học tập (nhóm II) tối thiểu 15% (không tính trên phụ cấp ưu đãi và thu hút).

- Đối với các đơn vị số biên chế có mặt vượt so với số biên chế được giao thì định mức chỉ tính đủ chi cho nhóm I, không bố trí chi nhóm II cho số biên chế vượt.

- Đối với các đơn vị số biên chế có mặt thấp hơn so với số biên chế được giao thì định mức chi nhóm I tính theo số biên chế có mặt và được bổ sung thêm kinh phí cho số giáo viên thiếu với mức như sau:

+ Đối với huyện Thanh Sơn, Yên Lập: 650.000 đồng/giáo viên/tháng.

+ Đối với các huyện còn lại: 500.000 đồng/giáo viên/tháng.

- Các trường: Chuyên Hùng Vương, Dân tộc nội trú tỉnh: Đảm bảo cơ cấu chi nhóm I tối đa 75%, nhóm II tối thiểu 25%.

- Các trường: Dân tộc nội trú huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đảm bảo cơ cấu chi nhóm I tối đa 80%, nhóm II tối thiểu 20%.

- Đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế: Nguồn kinh phí chi trả bao gồm:

+ Nguồn đóng góp của cha, mẹ học sinh.

+ Đối với các xã đặc biệt khó khăn: Ngoài các khoản lương trả theo chế độ, ngân sách tỉnh đảm bảo chi trả 19% các khoản đóng góp (BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn).

+ Đối với các xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 19% các khoản đóng góp (BHYT, BHXH và kinh phí công đoàn) tính trên hệ số lương 1,86 và hỗ trợ tiền lương theo mức:

Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: 180.000 đồng/giáo viên/ tháng.

Các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập: 300.000 đồng/giáo viên/tháng.

Các huyện còn lại: 250.000 đồng/giáo viên/tháng.

+ Học bổng học sinh thuộc các trường Dân tộc nội trú: Tính theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

1.2. Các khoản chi khác phục vụ chung cho toàn ngành: Căn cứ vào khả năng ngân sách, bố trí bổ sung chi cho một số nhiệm vụ sau:

- Kinh phí sự nghiệp ngành (tại Sở Giáo dục - Đào tạo).

- Kinh phí sửa chữa lớn và tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp.

- Kinh phí đưa công nghệ thông tin vào trường học.

- Kinh phí đào tạo trên chuẩn cho giáo viên.

- Kinh phí đào tạo lớp năng khiếu chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng năm 2008.

- Học bổng cho học sinh giỏi THPT đoạt giải theo quy định của tỉnh.

- Dự kiến chi bổ sung cho các lớp học tập nghị quyết, các chuyên đề của Trung ương và các khoản chi khác theo quy định.

2. Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

2.1. Tiêu chí và định mức phân bổ:

a) Cấp tỉnh:

Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo gồm 02 phần:

- Chi cho con người: Bao gồm chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

- Chi khác: Căn cứ vào khả năng ngân sách, số lượng học sinh được giao bình quân trong năm. Định mức tối đa phân bổ theo đầu học sinh như sau:

+ Các hệ đại học, trung học, dạy nghề (không bao gồm trường Đại học Hùng Vương) được tính với mức chi tăng không quá 10% so với định mức chi năm 2005 - 2006.

+ Đối với hệ tại chức chỉ tính định mức chi cho các lớp chính trị, hành chính, còn lại các khối trường khác trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được giao tự đảm bảo kinh phí bằng nguồn thu học phí theo chế độ để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

Mức tính cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/học sinh/năm.

STT

NGÀNH ĐÀO TẠO

Phân theo cấp học

Đại học

Trung học

Dạy học

1

Nghệ thuật - TDTT

5.280

4.290

 

2

Khối tổng hợp sư phạm

4.158

2.640

 

3

Khối nông, lâm, thuỷ sản

3.894

2.337

 

4

Khối y tế dược

3.960

2.376

2.970

5

Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

3.696

2.244

2.772

6

Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

3.894

2.066

2.838

7

Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

3.630

1.980

2.706

8

Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

3.498

2.112

2.574

9

Khối văn hoá thông tin du lịch

3.564

2.112

2.640

10

Khối nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh cơ sở - hành chính pháp lý

3.432

2.046

 

11

Khối đào tạo lý luận chính trị, hành chính

1.980

 

 

- Riêng trường Đại học Hùng Vương được phân bổ tăng thêm 30% so với dự toán năm 2006 của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.

- Ngoài định mức phân bổ thêm, sự nghiệp đào tạo cấp tỉnh được bổ sung kinh phí để thực hiện đào tạo vận động viên phục vụ Hội khỏe Phù Đổng (trường Năng khiếu của Trung tâm Huấn luyện TDTT thuộc Sở Thể dục - Thể thao); kinh phí tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

b) Cấp huyện: Mức chi tính theo cơ chế khoán, được xác định trên số lượng học sinh đào tạo được giao; đảm bảo hoạt động sự nghiệp của Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành, thị tăng 5% so với dự toán năm 2006.

2.2. Đối với kinh phí đào tạo lại:

+ Cấp tỉnh: Căn cứ vào khả năng ngân sách và nhiệm vụ được giao hàng năm, cân đối nguồn lực hỗ trợ ở mức chi hợp lý, tiết kiệm.

+ Cấp huyện, xã: Bố trí kinh phí đào tạo lại theo kế hoạch chung của tỉnh.

3. Chi sự nghiệp y tế:

3.1. Tiêu chí phân bổ:

- Chi cho công tác chữa bệnh: Định mức được tính theo đầu giường bệnh.

- Chi cho công tác phòng bệnh: Định mức tính theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

- Đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em từ 1 - dưới 6 tuổi.

- Đối với cán bộ y tế xã trong định biên, nhân viên y tế thôn bản: Đảm bảo chi đủ các khoản lương, các khoản có tính chất lương và được bổ sung thêm cho hoạt động của trạm y tế xã hàng năm.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định của Nhà nước.

3.2. Cơ cấu và định mức chi:

3.2.1. Tuyến tỉnh:

a) Công tác chữa bệnh: Được tính theo định mức như sau:

Đơn vị

Định mức chi
(Triệu đồng/giường bệnh/năm)

- Bệnh viện tỉnh

24

- Bệnh viện đa khoa Phú Thọ; Bệnh viện lao, tâm thần; Bệnh viện y học cổ truyền và Bệnh viện phục hồi chức năng

25

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

10

Riêng đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh được bổ sung tăng thêm 30% so với dự toán năm 2006.

b) Công tác phòng bệnh: (tính theo biên chế)

Định mức chi: 26 triệu đồng/biên chế/năm.

3.2.2. Tuyến huyện:

- Chi cho công tác chữa bệnh:

+ Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập: Định mức chi: 25 triệu đồng/giườngbệnh/năm.

+ Các huyện còn lại: Định mức chi: 24 triệu đồng/giường bệnh/năm.

- Chi cho công tác phòng bệnh:

+ Định mức chi: 27 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Ngoài định mức trên công tác phòng bệnh tuyến huyện được bổ sung thêm kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi ngành y tế theo quy định.

3.2.3. Tuyến xã:

- Đảm bảo chi đủ các khoản lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định.

- Đảm bảo kinh phí chi phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản theo quy định.

- Bổ sung kinh phí hỗ trợ hoạt động trạm y tế xã theo Thông tư số 119/TT-BTC:

+ Huyện Thanh Sơn, Yên Lập: 15 triệu đồng/trạm/năm.

+ Các huyện còn lại (không bao gồm các phường của thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ): 10 triệu đồng/trạm/năm.

3.3. Ngoài các định mức chi trên căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm cân đối bố trí:

- Kinh phí nghiệp vụ ngành.

- Kinh phí đào tạo bác sĩ trên đại học, bác sĩ xã.

- Kinh phí phòng, chống dịch bệnh (bổ sung cho cả tuyến tỉnh và huyện).

- Tăng cường cơ sở vật chất ngành y tế (bổ sung cho cả tuyến tỉnh, huyện và xã).

4. Chi quản lý hành chính:

4.1. Tiêu chí phân bổ:

- Tính theo số biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm.

- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Căn cứ vào khả năng ngân sách được hỗ trợ theo Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4.2. Cơ cấu và định mức chi:

a) Cấp tỉnh:

- Các đơn vị quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể, định mức chi được tính:

+ Dưới 10 biên chế: 37 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Từ 10- 25 biên chế: 35 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Trên 25 biên chế: 33 triệu đồng/biên chế/năm.

- Các đơn vị sự nghiệp: Định mức chi: 26 triệu đồng/biên chế/năm.

- Bổ sung kinh phí nghiệp vụ đảm bảo hoạt động cho: Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ủy ban MTTQ và các cơ quan tổng hợp; phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đại biểu HĐND tỉnh; hỗ trợ kinh phí cho Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Kinh phí kỳ họp HĐND tỉnh: 90 triệu đồng/kỳ họp.

- Bổ sung kinh phí cho các Ban của Đảng; các văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trên cơ sở nguồn lực và khả năng cân đối ngân sách để bố trí.

- Bổ sung kinh phí các Ban của HĐND tỉnh: 70 triệu đồng/ban/năm.

b) Cấp huyện:

- Các đơn vị quản lý Nhà nước, Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Định mức chi: 31 triệu đồng/biên chế/năm.

- Ngoài định mức trên, các đơn vị cấp huyện được bổ sung kinh phí hoạt động:

+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao: 680 triệu đồng/huyện/năm.

+ Các huyện còn lại: 750 triệu đồng/huyện/năm.

- Đảm bảo kinh phí chi phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm của đại biểu HĐND cấp huyện, kinh phí thi đua khen thưởng. Căn cứ vào nguồn lực bố trí chi ở mức hợp lý. Riêng kinh phí các kỳ họp HĐND đảm bảo mức chi 20 triệu đồng/kỳ họp.

c) Cấp xã:

- Đảm bảo chi đủ các khoản lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức; phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; Bảo hiểm y tế cho đại biểu HĐND không hưởng lương, phụ cấp thư ký các kỳ họp. Riêng kinh phí các kỳ họp HĐND đảm bảo mức chi 1,5 triệu đồng/kỳ họp.

- Chi cho hoạt động của Đảng theo Quyết định 84.

- Đảm bảo phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, khu dân cư; phụ cấp cho các chức danh phó công an, phó quân sự, công an viên, phụ cấp dân quân tự vệ theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ.

- Bố trí chi cho các nhiệm vụ:

+ Duy trì tủ sách pháp luật 01 triệu đồng/xã/năm.

+ Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân: 02 triệu đồng/xã/năm.

+ Kinh phí hoạt động Hội người cao tuổi: 2,2 triệu đồng/xã/năm.

+ Bổ sung kinh phí hoạt động cấp xã:

Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: 30 triệu đồng/xã/năm.

Huyện Thanh Sơn, Yên Lập: 40 triệu đồng/xã/năm.

Các huyện còn lại: 35 triệu đồng/xã/năm.

4.3. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, dự kiến bổ sung một số nhiệm vụ: Kinh phí khoán biên chế theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ; dự kiến tăng biên chế và một số nhiệm vụ khác; kinh phí cải cách hành chính; sinh viên về công tác tại xã; hỗ trợ hoạt động của khối đoàn thể; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương; kinh phí trả nợ tiền mua sắm phương tiện; kinh phí đảm bảo hoạt động cho các đoàn thể; kinh phí thi đua khen thưởng; kinh phí trả nợ các khoản chi chưa có nguồn từ năm 2006 trở về trước.

5. Chi sự nghiệp Văn hóa - Thông tin:

5.1. Tiêu chí phân bổ: Định mức phân bổ đối với cấp tỉnh và cấp huyện được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng (sau khi đã tính mức chi cụ thể cho sự nghiệp văn hóa thông tin cấp xã quy định tại phần cuối mục 5.2).

5.2. Cơ cấu và định mức chi:

Vùng

Định mức phân bổ
(Đồng/người)

- Đô thị

6.996

- Đồng bằng

7.656

- Miền núi, vùng sâu

10.537

Sự nghiệp VHTT cấp tỉnh được phân bổ theo tỷ trọng 70%; sự nghiệp VHTT cấp huyện 30% (riêng đối với thành phố Việt Trì đảm bảo tỷ trọng 40% - 60%). Ngoài định mức phân bổ trên, các cấp ngân sách được bổ sung kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ:

- Đối với cấp tỉnh: Hỗ trợ Đoàn nghệ thuật truyền thống; kinh phí hoạt động Văn hóa thông tin du lịch về nguồn; hỗ trợ hoạt động văn hóa thông tin các ngành đoàn thể; kinh phí chi cho Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

- Đối với cấp huyện: Kinh phí chi cho Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư: 20 triệu đồng/huyện/năm.

- Đối với cấp xã: Mức chi cho 01 xã: 10 triệu đồng/xã/năm.

+ Kinh phí hoạt động khu dân cư thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư: 01 triệu đồng/khu/năm.

+ Kinh phí Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư: 02 triệu đồng/xã/năm.

+ Kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa khu dân cư: Mỗi xã 02 khu (10 triệu đồng/khu).

6. Chi sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình:

6.1. Tiêu chí phân bổ: Định mức chi được tính theo số lượng Đài Phát thanh truyền hình, các trạm phát lại.

6.2. Cơ cấu và định mức chi:

- Đài Truyền hình tỉnh: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tình hình thực hiện các năm trước, chế độ chính sách bổ sung và các nhiệm vụ tỉnh giao, bố trí đủ kinh phí chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo quy định. Ngoài ra bố trí kinh phí cho hoạt động của ngành trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách, đảm bảo không vượt quá định mức chi theo quy định của Chính phủ.

- Đài PTTH huyện, thành, thị: 200 triệu đồng/đài/năm.

- Trạm phát lại: 80 triệu đồng/đài/năm.

- Đài truyền thanh xã: 10 triệu đồng/đài/xã/năm.

Định mức trên đã bao gồm kinh phí thực hiện tăng thời lượng phát sóng PTTH bằng tiếng dân tộc.

7. Chi sự nghiệp Thể dục - Thể thao:

7.1. Tiêu chí phân bổ:

Định mức phân bổ đối với cấp tỉnh và cấp huyện được tính theo tiêu chí dân số và có tính theo vùng (sau khi đã tính mức chi cụ thể cho sự nghiệp Thể dục - Thể thao cấp xã theo mức 05 triệu đồng/xã/năm) và được phân bổ theo:

7.2. Cơ cấu và định mức chi:

Vùng

Định mức phân bổ
(Đồng/người)

- Đô thị

6.261

- Đồng bằng

4.404

- Miền núi, vùng sâu

5.060

Sự nghiệp TDTT tỉnh được phân bổ theo tỷ trọng 70%, sự nghiệp TDTT huyện 30% (riêng đối với thành phố Việt Trì đảm bảo tỷ trọng 40% - 60%).

8. Chi đảm bảo xã hội:

8.1. Tiêu chí phân bổ:

Là đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định.

8.2. Cơ cấu và định mức chi:

a) Với cấp tỉnh:

Đảm bảo định mức chi cho các Trung tâm Bảo trợ giáo dục xã hội, Trung tâm điều dưỡng người có công, Trung tâm giáo dục lao động xã hội; chi phục vụ cho công tác xã hội bao gồm: Quà cho các đối tượng chính sách (theo mức Trung ương quy định); kinh phí điều tra, thu gom các đối tượng, công tác vệ sinh an toàn lao động, thăm viếng mộ liệt sĩ, đón nhận hài cốt, đưa đón các đối tượng nghỉ điều dưỡng, chế độ phụ cấp đặc thù ngành.

b) Đối với cấp huyện:

Định mức chi đảm bảo thực hiện: Trợ cấp người cao tuổi, trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; chi quản lý các đối tượng thuộc diện chính sách như: Gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, người già yếu không nơi nương tựa; quà cho các đối tượng chính sách (theo mức Trung ương quy định).

c) Đối với cấp xã:

Chi thực hiện chế độ theo quy định đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định của Chính phủ.

9. Chi Quốc phòng:

9.1. Tiêu chí phân bổ:

Định mức phân bổ đối với cấp tỉnh và huyện được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng (sau khi đã tính mức chi cụ thể cho nhiệm vụ quốc phòng cấp xã theo mức 12 triệu đồng/xã/năm) và được phân bổ theo:

9.2. Cơ cấu và định mức chi:

Vùng

Định mức phân bổ
(Đồng/người)

- Đô thị

8.085

- Đồng bằng

8.270

- Miền núi, vùng sâu

8.555

Trong đó định mức chi được phân chia theo tỷ trọng cấp tỉnh 70%, cấp huyện 30%.

Định mức trên đối với tỉnh đã bao gồm chi cho các nhiệm vụ quốc phòng địa phương, trang phục dân quân tự vệ cho huyện, xã, phụ cấp quân dự bị.

10. Chi An ninh:

10.1. Tiêu chí phân bổ:

Định mức phân bổ đối với cấp tỉnh và huyện được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng (sau khi đã tính mức chi cụ thể cho nhiệm vụ an ninh cấp xã theo mức 03 triệu đồng/xã/năm) và được phân bổ theo:

10.2. Cơ cấu và định mức chi:

Vùng

Định mức phân bổ
(Đồng/người)

- Đô thị

5.280

- Đồng bằng

4.012

- Miền núi, vùng sâu

4.488

Trong đó định mức chi được phân chia theo tỷ trọng: An ninh tỉnh 70%, an ninh huyện, thành, thị 30% theo dân số từng vùng trên địa bàn.

11. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ:

Định mức được Trung ương phân bổ theo số tuyệt đối, nhiệm vụ chi được tập trung ở ngân sách tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ tỉnh giao về công tác khoa học - công nghệ trên địa bàn.

12. Chi sự nghiệp kinh tế:

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các chủ trương, chính sách mới ban hành của Trung ương và của tỉnh; trên cơ sở nguồn lực của địa phương, bố trí định mức chi thực hiện các chỉ tiêu được giao đảm bảo mức tăng:

- Cấp tỉnh: Tăng tối thiểu 10% so với dự toán năm 2006.

- Cấp huyện: Tăng tối thiểu 5% so với dự toán 2006.

Riêng thành phố Việt Trì (đô thị loại II) được phân bổ thêm 10.000 triệu đồng/năm.

- Đối với cấp xã, phân bổ theo mức 20 triệu đồng/xã/năm.

13. Chi trợ giá, trợ cước:

- Trợ giá cước đối với một số mặt hàng, sản phẩm cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.

- Trợ giá điện ảnh miền núi theo quy định, mức cụ thể căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm để cân đối cụ thể.

- Trợ giá đối với một số sản phẩm khác theo quy định.

14. Chi sự nghiệp môi trường:

Định mức chi sau khi cân đối sự nghiệp môi trường của NSNN sẽ giao số tuyệt đối; trong đó tập trung chi ở cấp tỉnh, đối với cấp huyện, thành, thị, tỉnh căn cứ vào khả năng ngân sách và xét đặc thù của từng địa phương để tính mức chi hợp lý.

15. Chi khác ngân sách:

Định mức phân bổ chung cho cả 3 cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã đảm bảo mức tăng tối thiểu 5% so với dự toán năm 2006.

16. Dự phòng ngân sách:

Được phân bổ chung cho cả 3 cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã theo mức 3% trên tổng chi thường xuyên đã được tính theo định mức phân bổ.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Đức Vượng