Nghị quyết 575/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”
Số hiệu: 575/NQ-UBTVQH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 13/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 07/10/2018 Số công báo: Từ số 963 đến số 964
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC
HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 575/NQ-UBTVQH14

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018”

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”;

Căn cứ Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019;

Xét đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát

1. Thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao:

- Ông Nguyễn Đức Hải, y viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;

- Ông Nguyền Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;

- Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát;

3. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các cơ quan, cá nhân có liên quan

1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 11 tháng 01 năm 2017) và các quy định pháp luật liên quan.

3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2019; chuẩn bị dự thảo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề; chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

4. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

5. Tng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

6. Căn cứ điều kiện của địa phương và yêu cầu cụ thcủa Đoàn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề nói trên tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH; Thường trực Chính phủ;
- Ủy ban TW MTTQ Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
CP;
- TANDTC, VKSNDTC, KTNN;
- HĐDT, UB của Q
H, các Ban thuộc UBTVQH;
- VPTƯ Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Các vị đại biểu Quốc hội;
- UBND, Đoàn ĐBQH TTPTTTW;
- VP UBND TTPTTT
W;
- Các Vụ, đ
ơn vị thuộc VPQH, VP Đoàn ĐBQHTTTTTTW;
- Lưu: HC, GS;
- Số Epas:
70344

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH14)

I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Ông Nguyễn Đức Hải, y viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát;

2. Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ giúp việc;

3. Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát;

4. Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên;

5. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thành viên;

6. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, thành viên;

7. Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; thành viên;

8. Ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; thành viên;

9. Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; thành viên;

10. Ông Lê Thanh Vân, y viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;

11. Ông Trn Quang Chiểu; y viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;

12. Bà Vũ Thị Lưu Mai; y viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;

13. Bà Nguyễn Vân Chi; y viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;

14. Ông Hoàng Quang Hàm; y viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;

15. Ông Nguyễn Tuấn Anh, y viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thành viên;

16. Ông Đỗ Văn Sinh, y viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên;

17. Ông Bùi Văn Xuyền, y viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thành viên;

18. Ông Nguyễn Quốc Hưng, y viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thành viên;

19. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.

II. ĐẠI BIU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT

Chuyên gia về lĩnh vực giám sát do Đoàn giám sát quyết định (tối đa không quá 03 người).

 

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH14)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích

- Xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện nghiêm và có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018; hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

2. Yêu cầu

- Xem xét, đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan, đúng quy định của pháp luật;

- Đảm bảo thời gian và tiến độ theo Kế hoạch giám sát.

II. PHẠM VI

Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018.

III. ĐI TƯỢNG GIÁM SÁT

1. Cơ quan chịu sự giám sát ở trung ương

- Chính phủ báo cáo chung về tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Các Bộ, ngành và tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Kiểm toán Nhà nước báo cáo về kết quả kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng các qutài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018.

2. Cơ quan chịu sự giám sát ở địa phương

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về nội dung chuyên đề giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan giai đoạn 2013-2018.

IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018 và các văn bản có liên quan. Rà soát các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018 đthấy được những tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

2. Thực trạng công tác quản lý, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan về quản lý, sử dụng các qutài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018. Hạn chế, bất cập về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013- 2018; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan.

3. Xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật thông qua kết quả đạt được; xác định ngun nhân của hạn chế, yếu kém và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

V. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT

Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động giám sát theo các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”1 (sau đây gọi tắt là Quy chế giám sát); cụ thể gồm các hoạt động sau đây:

1. Tổ chức hội nghị đtriển khai hoạt động của Đoàn giám sát;

2. Tổ chức các cuộc họp của Đoàn giám sát, cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại trung ương về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

3. Tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

4. Tổ chức 02 hội thảo để đóng góp ý kiến, thu thập thông tin phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát;

5. Hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2019;

6. Xây dựng dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua và chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

VI - TCHỨC THC HIỆN

1. Triển khai công tác chuẩn bị (trước 30/11/2018)

1.1. Thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Điều 39 Quy chế giám sát;

1.2. Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo (bao gồm: Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

1.3. Xây dựng đề cương báo cáo để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát;

1.4. Xây dựng đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và ban hành đồng thời với Kế hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát (theo Điều 28 Quy chế giám sát), ban hành chậm nhất là ngày 30/10/2018;

1.5. Thời gian gửi báo cáo đến Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 của Quy chế giám sát.

1.6. Tổ chức hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn giám sát để công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát (kèm thành phần, kế hoạch giám sát), Tổ giúp việc Đoàn giám sát, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát, tuyên truyền về hoạt động giám sát chuyên đề...

2. Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; tổng hợp báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát (tháng 12/2018-7/2019)

- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác đtiến hành giám sát tại một số địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ, bộ, ngành, các cơ quan có liên quan về nội dung chuyên đề giám sát;

- Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan gửi báo cáo theo nội dung được yêu cầu;

- Đoàn giám sát chỉ đạo Tổ giúp việc tiếp nhận, nghiên cứu, tập hợp, tng hp các tư liệu, tài liệu, báo cáo và thông tin có liên quan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi tới Đoàn giám sát; tổng hợp báo cáo của các cơ quan theo các đề cương báo cáo đã gửi và yêu cầu báo cáo bổ sung (nếu có);

- Đoàn giám sát tổ chức hội thảo, hội nghị, phiên giải trình lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tiến hành giám sát tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.

3. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát (tháng 7-8/2019)

- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề; nghiên cứu, đánh giá các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan ở trung ương và địa phương về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018; nghiên cứu, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018;

- Tiếp tục tổ chức hội thảo, hội nghị, phiên giải trình lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đóng góp vào dự thảo Báo cáo;

- Tổ chức làm việc với đại diện Chính phủ về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát;

- Đoàn giám sát tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2019.

4. Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Quốc hội (tháng 8-11/2019)

Đoàn giám sát giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề; hoàn thiện báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.



1 Ban hành theo Nghquyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Điều 27. Giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội
...
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;

b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;

c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; phân công các thành viên Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;

đ) Xem xét báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, trưng cầu giám định, mời chuyên gia tư vấn, thu thập thông tin, tiếp xúc, trao đổi với người có liên quan về những vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;

e) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

g) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 39. Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Trên cơ sở thống nhất với Trưởng Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát và phân công phục vụ hoạt động giám sát.

Tổ giúp việc bao gồm:

a) Tổ trưởng là thành viên Đoàn giám sát, phụ trách chung;

b) 01 Tổ phó phụ trách về nội dung;

c) 01 Tổ phó phụ trách về chương trình, kế hoạch, tổ chức phục vụ;

d) Các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị liên quan của Văn phòng Quốc hội.

2. Hoạt động của Tổ giúp việc:

a) Tổ trưởng Tổ giúp việc chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn giám sát về công việc của Tổ;

b) Các thành viên triển khai công việc theo phân công và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng.

Thành viên Tổ giúp việc có trách nhiệm tham dự các cuộc họp, cuộc làm việc của Đoàn giám sát, Đoàn công tác, tham gia ý kiến khi có yêu cầu; thành viên Tổ giúp việc là lãnh đạo đơn vị được sử dụng bộ máy của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ;

c) Thành viên Tổ giúp việc có thể được bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu của Trưởng Đoàn giám sát;

d) Tổ giúp việc tự giải thể khi Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ.

3. Tổ giúp việc có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp các tư liệu, tài liệu, báo cáo và thông tin có liên quan phục vụ hoạt động của Đoàn giám sát;

b) Tham mưu, phục vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, chuẩn bị các văn bản, tổ chức phục vụ, công tác bảo đảm các hoạt động của Đoàn giám sát; giúp Đoàn giám sát theo dõi, tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn.

Xem nội dung VB
Điều 28. Xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát

1. Trên cơ sở kế hoạch giám sát ban hành kèm theo nghị quyết thành lập Đoàn giám sát, chậm nhất là ngày 15 tháng 9, Đoàn giám sát của Quốc hội ban hành kế hoạch giám sát chi tiết; chậm nhất là ngày 30 tháng 10, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch giám sát chi tiết.

2. Kế hoạch giám sát chi tiết gồm những nội dung chính sau đây:

a) Mục đích, yêu cầu;

b) Trách nhiệm và thời hạn thực hiện các công việc: thành lập Tổ giúp việc; xây dựng đề cương báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát, đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; gửi văn bản yêu cầu báo cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho Đoàn giám sát; thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến chuyên đề giám sát; tổ chức họp triển khai công tác của Đoàn giám sát và các công việc khác theo chỉ đạo của Trưởng Đoàn giám sát;

c) Các phương thức hoạt động của Đoàn giám sát, trong đó, xác định rõ thời gian thực hiện, cách thức tiến hành; người chủ trì, thành phần tham gia, tham dự, phục vụ; địa điểm, nội dung, chương trình làm việc; yêu cầu phục vụ về tài liệu, thông tin, truyền thông và yêu cầu phục vụ khác; yêu cầu báo cáo Đoàn giám sát sau khi kết thúc mỗi hoạt động;

d) Phân công trách nhiệm đối với Đoàn giám sát, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Tổ giúp việc; yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn giám sát quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch giám sát chi tiết.

3. Kế hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát được xây dựng theo trình tự sau đây:

a) Tổ trưởng Tổ giúp việc chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch giám sát chi tiết;

b) Đoàn giám sát cho ý kiến về kế hoạch giám sát chi tiết;

c) Tổ trưởng Tổ giúp việc tổ chức tiếp thu ý kiến các thành viên Đoàn giám sát, chỉnh lý, hoàn thiện kế hoạch giám sát chi tiết, trình Trưởng Đoàn giám sát ký ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 32. Đề cương báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và đề cương báo cáo kết quả giám sát
...
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát xây dựng báo cáo theo đề cương, gửi đến Đoàn giám sát bản giấy và bản điện tử. Thời gian gửi báo cáo do Đoàn giám sát quyết định nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Đoàn giám sát ban hành đề cương.

Xem nội dung VB