Nghị quyết 51/2016/NQ-HĐND9 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn năm 2017–2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 51/2016/NQ-HĐND9 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương | Người ký: | Phạm Văn Cành |
Ngày ban hành: | 16/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2016/NQ-HĐND9 |
Bình Dương, ngày 16 tháng 12 năm 2016 |
VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA IX- KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét Tờ trình số 4379/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 37/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017và giai đoạn 2017 - 2020 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND7 ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND9 ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. ĐỊNH MỨC CHI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
1. Chi cho con người: Gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, đóng góp.
a) Được cấp theo quỹ lương thực tế, không vượt quá số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi hoạt động.
- Mức chi: 50 triệu đồng/biên chế được giao/năm1.
- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được giao biên chế2: Ðược thực hiện khoán chi theo định mức trên đối với số biên chế được giao.
- Các đơn vị dự toán trực thuộc sở, ban, ngành: 40 triệu đồng/biên chế/năm (tương đương 80% mức chi của đơn vị dự toán cấp I).
- Mức chi: 45 triệu đồng/biên chế/năm.
- Khoán chi thêm kinh phí hoạt động đối với các phòng ban có ít biên chế, cụ thể: đơn vị có từ 6 đến 9 biên chế được tính thêm 5%; đơn vị có từ 5 biên chế trở xuống được tính thêm 10%.
- Mức chi: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
II. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Hàng năm căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Tuyến tỉnh: Chi thường xuyên cho các đơn vị giáo dục công lập.
a) Quỹ tiền lương: được cấp theo quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao).
b) Chi hoạt động:
- Chi cho bộ máy:
+ Trung tâm ngoại ngữ tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ: 27 triệu đồng/người/năm.
+ Trung tâm Giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp, các trường Trung học phổ thông (THPT):
* Trường có từ 1.000 học sinh trở lên: 28 triệu đồng/người/năm.
* Trường có từ 500 đến dưới 1.000 học sinh: 26 triệu đồng/người/năm.
* Trường có dưới 500 học sinh: 24 triệu đồng/người/năm.
* Trường THPT chuyên và THPT chất lượng cao: 30 triệu đồng/người/ năm.
- Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tính trên đầu học sinh: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp, THPT: 400.000 đồng/học sinh/năm, riêng trường THPT chuyên: 1.000.000 đồng/học sinh/năm và trường THPT chất lượng cao là 800.000 đồng/học sinh/năm.
2. Tuyến huyện.
a) Quỹ tiền lương: được cấp theo quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao).
b) Chi hoạt động:
- Chi cho bộ máy (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở):20 triệu đồng/biên chế/năm.
- Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở): 400.000 đồng/học sinh/năm.
III. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ
Hàng năm căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Tuyến tỉnh.
a) Chi thường xuyên cho các đơn vị:
- Quỹ tiền lương: theo Quỹ lương thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao) với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành.
+ Chi cho bộ máy:
* Trường Đại học Thủ Dầu Một: 28 triệu đồng/người/năm.
* Các trường Cao đẳng: 27 triệu đồng/người/năm.
* Các trường trung cấp: 27 triệu đồng/người/năm.
* Trường Chính trị: 27 triệu đồng/người/năm.
+ Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập:
* Trường Cao đẳng, Đại học: 3.800.000 đồng/học sinh/năm.
* Trường trung cấp Văn hóa Mỹ thuật: 6.400.000 đồng/học sinh/năm.
* Trường Chính trị: 5.400.000 đồng/học sinh/năm.
* Các trường Trung cấp khác: 3.200.000 đồng/học sinh/năm.
b) Chi cho các nội dung đào tạo hàng năm của các ngành, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phân bổ theo thực tế phát sinh và chế độ quy định.
2. Tuyến huyện: Trường Trung cấp nghề cấp huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
a) Chi cho bộ máy:
- Quỹ tiền lương theo số biên chế thực tế (không vượt tổng số biên chế được giao) với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành.
- Chi hoạt động: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập đối với Trường Trung cấp nghề: 3.200.000 đồng/học sinh/năm4.
c) Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập đối với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị: theo nhiệm vụ đào tạo được giao và chế độ quy định.
IV. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP Y TẾ
1. Nguồn thu: thực hiện theo quy định.
2. Chi: chi cho con người (Quỹ tiền lương theo mức lương cơ sở hiện hành, các khoản phụ cấp, trợ cấp) và chi hoạt động.
3. Mức phân bổ ngân sách hàng năm cho các đơn vị để chi hỗ trợ một phần chi phí hoạt động thường xuyên mà nguồn thu chưa đảm bảo.
4. Định mức chi sự nghiệp y tế được phân bổ như sau:
a) Công tác khám bệnh, chữa bệnh: Tính trên chi phí phục vụ chuyên môn cho một giường bệnh theo kế hoạch được giao và quỹ lương thực tế.
- Quỹ lương và phụ cấp đặc thù: được trang trải từ nguồn thu theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC .
- Chi hoạt động:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 73 triệu đồng/giường bệnh/năm5.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền: 51 triệu đồng/giường bệnh/năm6.
+ Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng: 56 triệu đồng/giường bệnh/năm7.
Đối với giường bệnh trung cao (tuyến tỉnh) được nhân (x) với hệ số 1,3.
+ Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố: 12 triệu đồng/giường bệnh/năm, đây là mức tối đa được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đối với các Trung tâm Y tế có nguồn thu sự nghiệp (thu từ giá dịch vụ khám, chữa bệnh,…) đảm bảo được nhu cầu chi cho công tác khám, chữa bệnh: ngân sách nhà nước không phân bổ kinh phí.
b) Công tác phòng bệnh và lĩnh vực dân số Kế hoạch hóa gia đình
Hàng năm trên cơ sở nguồn thu sẽ tính toán để giảm trừ phần bổ sung từ ngân sách nhà nước.
- Quỹ lương cấp theo biên chế thực tế (không vượt số biên chế được giao).
- Hoạt động của tuyến tỉnh: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
- Hoạt động của tuyến huyện:
+ Công tác y tế dự phòng và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: Chi hoạt động theo số biên chế thực tế: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn:
* Phòng khám đa khoa khu vực: 60 triệu đồng/phòng khám/năm.
* Trạm y tế: 50 triệu đồng/trạm/năm.
c) Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh.
- Quỹ lương cấp theo biên chế thực tế, không vượt số biên chế được giao.
- Chi phí hoạt động cho một biên chế thực tế 55 triệu đồng/biên chế/năm (trong đó nguồn thu là 19 triệu đồng/ biên chế/năm).
V. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THÔNG TIN THỂ DỤC THỂ THAO
Hàng năm căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Chi cho bộ máy: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được tính theo số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức lương cơ sở hiện hành.
2. Chi hoạt động tính theo số biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến huyện: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
VI. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
1. Tuyến tỉnh.
Căn cứ vào tổng mức chi thường xuyên năm 2017 tính theo định mức phân bổ trên và theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, việc phân bổ dự toán của đơn vị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP .
- Chi cho bộ máy: chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được tính theo số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức lương cơ sở hiện hành
- Chi hoạt động theo số biên chế được giao: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
VII. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI SỰ NGHIỆP ĐẢM BẢO XÃ HỘI VÀ VĂN XÃ KHÁC
Hàng năm căn cứ nguồn thu theo quy định để giảm trừ kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
1. Chi cho bộ máy: Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản theo lương: được tính theo số phát sinh thực tế; đối với số biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao được phân bổ theo hệ số 2,34 nhân ( x ) với mức lương cơ sở hiện hành.
2. Chi hoạt động tính theo số biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến huyện: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
Hàng năm căn cứ vào nguồn thu theo quy định để giảm trừ phần kinh phí bố trí từ ngân sách nhà nước.
2. Chi hoạt động tính theo số biên chế được giao.
a) Tuyến tỉnh: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Tuyến huyện: 30 triệu đồng/biên chế/năm./.
1 Gồm các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị, trừ các khoản mua sắm, thay thế có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 tài sản.
2 Gồm các đơn vị: Hội Văn học nghệ thuật, Hội chữ thập đỏ, Hội Đông y, Hội người mù, Câu lạc bộ hưu trí, Liên minh các Hợp tác xã, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật.
3 Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được giao biên chế: được vận dụng khoán chi theo định mức trên đối với số biên chế được giao và hỗ trợ với mức cụ thể theo nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
4 Bằng với mức chi cho 1 học sinh của Trường Trung cấp nghề khối tỉnh
5 Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 51 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với doanh thu đạt được là 335 tỷ đồng)
6 Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 26 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với doanh thu đạt được là 33 tỷ đồng)
7 Trong đó từ nguồn thu dịch vụ là 36 triệu đồng/giường bệnh kế hoạch/năm (với doanh thu đạt được là 31 tỷ đồng)
Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 Ban hành: 19/10/2016 | Cập nhật: 27/10/2016
Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc Ban hành: 29/10/2015 | Cập nhật: 13/01/2016
Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 27/02/2015
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 7 về việc bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 thiết lập Toà án quân sự Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về viêc huỷ bỏ quyền khai trương đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam mà Chính phủ Pháp đã cho Công ty hoả xa Vân Nam do hợp đồng ký ngày 15 tháng 6 năm 1901 Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 6 về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ cắt dây điện thoại và dây điện tín Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc để sự buôn bán và chuyên trở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 06 về việc cấm nhân dân không được đăng lính bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012