Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2012
Số hiệu: 28/2011/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
Ngày ban hành: 12/12/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2011/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN; DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2012

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Sau khi xem xét Tờ trình số 4292/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2012; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2012:

I - DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2012

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.445.700 triệu đồng, trong đó:

- Thu nội địa: 2.253.700 triệu đồng;

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 180.000 triệu đồng;

- Thu xổ số kiến thiết: 12.000 triệu đồng;

2. Tổng thu ngân sách địa phương: 6.498.576 triệu đồng, trong đó:

- Các khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 2.253.700 triệu đồng;

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 3.944.876 triệu đồng;

- Dự kiến huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước: 300.000 triệu đồng.

3. Thu phản ánh qua ngân sách nhà nước (thu xổ số): 12.000 triệu đồng.

4. Tổng chi ngân sách địa phương: 6.498.576 triệu đồng, bao gồm:

- Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh (đã bao gồm chi từ nguồn dự kiến huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước: 300.000 triệu đồng): 2.935.302 triệu đồng;

- Chi ngân sách huyện: 2.795.217 triệu đồng;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu: 768.057 triệu đồng;

5. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 5.837.163 triệu đồng:

a) Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh: 2.935.302 triệu đồng, gồm:

- Chi đầu tư phát triển: 308.680 triệu đồng.

- Chi thường xuyên: 2.182.960 triệu đồng.

- Chi dự phòng ngân sách: 97.462 triệu đồng.

- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng.

- Chi thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu do Hội đồng nhân dân tỉnh giao tăng so dự toán Trung ương giao năm 2011: 45.000 triệu đồng.

- Chi từ nguồn dự kiến huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước: 300.000 triệu đồng.

b) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách huyện: 2.133.804 triệu đồng.

c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu: 768.057 triệu đồng.

6. Chi từ nguồn thu phản ánh qua NSNN (thu xổ số): 12.000 triệu đồng.

(Có các phụ biểu chi tiết kèm theo)

II - CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Huy động tối đa sự tham gia công tác vận động, tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể tại chính quyền cơ sở nhằm đem lại sự đồng thuận cao trong việc triển khai nhiệm vụ tài chính - Ngân sách nhà nước năm 2012.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách thuế. Hướng trọng tâm vào tuyên truyền triển khai Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật Thuế bảo vệ môi trường; Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp tục triển khai Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thực hiện thu ngân sách nhà nước theo thực tế phát sinh và đúng quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, chống thất thu, nợ đọng thuế, tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ tự giác trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

3. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khu vực tư nhân gia nhập thị trường, phát huy tiềm năng và huy động các nguồn lực để sản xuất kinh doanh. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật, khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hỗ trợ thông tin và xúc tiến mở rộng thị trường.

4. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, kiểm tra việc thi hành luật thuế, hoàn thuế và các lĩnh vực còn tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế (như hoạt động chuyển giá, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản...). Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ để đảm bảo thực hiện đúng chính sách phát luật của Nhà nước, các quy trình, quy định của ngành thuế; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp.

5. Tiếp tục duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương về giải quyết các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu; vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, nghiên cứu ban hành các cơ chế quản lý tài chính thu, chi ngân sách đảm bảo vừa phù hợp cơ chế của Nhà nước vừa đáp ứng được thực tiễn đòi hỏi của địa phương, nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị trong tổ chức hoạt động kinh tế và quản lý ngân sách nhà nước nhằm tăng thu cho ngân sách địa phương.

6. Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách nhà nước, theo hướng ưu tiên tăng đầu tư cho con người, cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bố trí chi cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường,... theo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Kết hợp triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, công sản, mở rộng áp dụng các hình thức đầu tư.

Đối với chi đầu tư phải quyết liệt rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, tái cơ cấu các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ theo hướng: Tập trung ưu tiên cho các dự án quan trọng, cấp bách trong các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; trong từng lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực ưu tiên nêu trên, phải thực hiện rà soát để giảm, giãn các dự án chưa cấp bách để tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách, có thể sớm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Hạn chế tối đa khởi công các công trình mới, trường hợp khởi công mới, phải có đủ thủ tục, lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn theo quy định để hoàn thành dự án.

7. Thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Khánh

 





Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012