Nghị quyết 20/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013- 2015
Số hiệu: 20/2012/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Phạm Minh Toản
Ngày ban hành: 05/10/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2012/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 10 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC 65 XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XI - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khoá XI về việc thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 3293/TTr-UBND ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển Giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013- 2015, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu:

Tập trung đầu tư, xây dựng nhựa hóa, cứng hoá ít nhất 370 km các tuyến đường xã, đường trục thôn, xóm và đường trục chính nội đồng trên địa bàn 65 xã (có phụ lục kèm theo) nhằm đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015, trong đó ưu tiên tập trung đầu tư 33 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

2. Nhiệm vụ:

a) Đường xã: đầu tư, xây dựng mới ít nhất 130 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại A theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN210-92.

b) Đường trục thôn, xóm: cứng hóa ít nhất 90 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN210-92.

c) Đường trục chính nội đồng: cứng hoá ít nhất 150 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

3. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư hệ thống đường xã, đường trục thôn, xóm và đường trục chính nội đồng được bố trí, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh quản lý, gồm: ngân sách tập trung của tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ODA, vốn lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác;

- Vốn ngân sách huyện quản lý, gồm: vốn ngân sách tập trung tỉnh phân cấp cho huyện, các Chương trình mục tiêu Quốc gia phần trên địa bàn huyện, vốn vay tín dụng ưu đãi, ngân sách xã và vận động nhân dân.

4. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư:

a) Đường xã

- Đối với 04 xã miền núi thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, gồm: Trà Bình (Trà Bồng), Sơn Thành (Sơn Hà), Long Sơn (Minh Long), Ba Chùa (Ba Tơ):

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 90%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 10%.

- Đối với 61 xã thuộc các huyện đồng bằng:

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 70%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 30%.

b) Đường trục thôn, xóm

- Đối với 04 xã miền núi thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, gồm: Trà Bình (Trà Bồng), Sơn Thành (Sơn Hà), Long Sơn (Minh Long), Ba Chùa (Ba Tơ):

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 80%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 20%.

- Đối với 61 xã thuộc các huyện đồng bằng:

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 60%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 40%. c) Đường trục chính nội đồng

- Đối với 04 xã miền núi của các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, gồm: Trà Bình (Trà Bồng), Sơn Thành (Sơn Hà), Long Sơn (Minh Long), Ba Chùa (Ba Tơ):

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 80%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 20%.

- Đối với 61 xã thuộc các huyện đồng bằng:

+ Ngân sách tỉnh quản lý, bố trí 60%;

+ Ngân sách huyện quản lý, bố trí 40%.

5. Phương án vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư 927.000 triệu đồng và được tổng hợp cho giai đoạn 2013-2015 cụ thể như sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tuyến đường

Số Km cần đầu tư

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý

Nguồn vốn ngân sách huyện quản lý

 

Tổng cộng

370

927.000

625.646

301.354

1

Đường xã

130

429.000

313.566

115.434

2

Đường trục thôn, xóm

90

198.000

124.080

73.920

3

Đường trục chính nội đồng

150

300.000

188.000

112.000

 

Bình quân hàng năm

123,33

309.000

208.549

100.451

6. Cơ chế thực hiện: UBND tỉnh xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, thực hiện Đề án giao thông nông thôn thuộc 65 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015.

7. Một số giải pháp chính:

a) Về tuyên truyền, vận động:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Đề án.

- UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên cơ sở Đề án và kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về việc ưu tiên lựa chọn các danh mục công trình thực hiện trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng, nhựa hóa, cứng hóa và việc vận động đóng góp của nhân dân.

Đối với nguồn vận động đóng góp của nhân dân, chủ yếu vận động đóng góp ngày công, vật liệu, cát, đá, sỏi có sẵn tại địa phương theo tinh thần tự nguyện, đúng quy chế Dân chủ cơ sở và quy định hiện hành của pháp luật.

b) Về vốn đầu tư:

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước;

từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; vận động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các dự án, các chương trình các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Hằng năm, ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí đủ vốn của tỉnh tại các huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Đối với các huyện còn lại, ưu tiên bố trí nếu ngân sách huyện, xã và phần huy động đã bố trí đủ theo đề án được duyệt.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh trước kỳ phân bổ vốn cuối năm 2012 để có cơ sở xem xét phân bổ vốn (phần ngân sách do tỉnh quản lý); đồng thời các huyện phải chủ động bố trí phần vốn huyện, xã và nguồn vận động nhân dân để thực hiện Đề án.

c) Các giải pháp khác:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác phân cấp đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông để tạo tính chủ động cho các địa phương trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và bảo trì công trình được đảm bảo chất lượng phát huy hiệu quả sau khi đầu tư.

- Tăng cường tập huấn về quản lý chất lượng công trình và quản lý vốn đầu tư cho đội ngũ cán bộ cấp xã.

- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công việc xuyên suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng nhựa hóa, cứng hóa các tuyến đường và thông báo cho nhân dân nội dung đã thực hiện.

- Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển giao thông nông thôn để thực hiện mở rộng đối với các xã còn lại trong giai đoạn tiếp theo hoặc khi huy động được các nguồn vốn khác.

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XI thông qua ngày 26 tháng 9 năm 2012, tại kỳ họp thứ 6./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Minh Toản

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH 65 XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT TIÊU CHÍ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 05/10/2012 của HĐND tỉnh, khóa XI)

TT

Huyện

Tổng số

(xã)

Đến năm 2015

Phân ra các năm

Danh sách 65 xã dự kiến đạt tiêu chí giao thông đến năm 2015

2012

2013

2014

2015

Danh sách 33 xã theo Quyết định 238/QĐ-UBND

Danh sách 32 xã còn lại

I

Đồng bằng

97

60

35

42

52

60

 

 

1

Bình Sơn

24

13

7

9

10

13

Bình Dương, Bình Thới và Bình Trung (3 xã)

Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây, Bình Long, Bình Minh, Bình Chánh, Bình Phú (10 xã)

2

Sơn Tịnh

20

12

7

9

12

12

Tịnh Khê, Tịnh Châu, Tịnh Giang và Tịnh Trà (4 xã)

Tịnh Long, TỊnh BẮc, Tịnh HÀ, Tịnh Hiệp, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Rây, Tịnh Hòa, Tịnh Đông (8 xã)

3

Tư Nghĩa

16

12

7

8

10

12

Nghĩa Thương, Nghãi Phương, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm và Nghĩa Hòa (5 xã)

Nghĩa Trung, Nghĩa Thắng, Nghãi Thuận, Nghãi Hiệp, Nghãi Điền, Nghãi Hà, Nghãi Sơn (7 xã)

4

Nghĩa Hành

11

9

7

8

9

9

Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Đức, Hành Thiện, HÀnh Dũng, HÀnh Phước, Hành minh, Hành Trung và HÀnh Nhân (9 xã)

 

5

Mộ Đức

12

10

5

6

7

10

Đức Thạnh, Đức Nhuận, Đức Hòa và Đức Tân (4 xã)

Đức Phú, Đức Phong, Đức Chánh, Đức Thắng, Đức Minh, Đức Hiệp (6 xã)

6

Đức Phổ

14

4

2

2

4

4

Phổ Ninh, Phổ Vinh và Phổ Hòa (3 xã)

Phổ Phong (1 xã)

II

Miền núi

64

5

 

 

 

5

 

 

1

Trà Bồng

9

1

 

 

 

1

Trà Bình

 

2

Tây Trà

9

0

 

 

 

 

 

 

3

Sơn Hà

13

1

 

 

 

1

Sơn Thành

 

4

Sơn Tây

9

0

 

 

 

 

 

 

5

Minh Long

5

1

 

 

 

1

Long Sơn

 

6

Ba Tơ

19

1

 

 

 

1

Ba Chùa

 

III

Hải đảo

30

 

 

 

 

 

 

 

1

Lý Sơn

3

1

 

 

 

1

An Hải

 

Tổng cộng

 

164

65

35

42

52

65

 

 

 





Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 02/2010/NQ-HĐND Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 07/07/2015