Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 2 ban hành
Số hiệu: 27/2011/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Huỳnh Tấn Việt
Ngày ban hành: 21/09/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2011/NQ-HĐND

Tuy Hòa, ngày 21 tháng 9 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH PHÚ YÊN, GIAI ĐOẠN 2011-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP , ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg , ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN , ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng;

Sau khi xem xét Báo cáo quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2020 kèm theo Tờ trình số 42/TTr-UBND, ngày 31/8/2011 của UBND tỉnh; ý kiến thẩm định của Tổng cục lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 737/TCLN-KHTC, ngày 07/6/2011); Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2020, với những nội dung cơ bản như sau:

1. Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng

a) Bảo vệ rừng:

- Quản lý, bảo vệ rừng: 248.118 ha;

- Giao khoán bảo vệ rừng: 57.472 ha. (bình quân 5.750 ha/năm).

b) Phát triển rừng:

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 12.313 ha (bình quân 1.230 ha/năm);

- Trồng mới rừng: 36.950 ha (bình quân 3.695 ha/năm);

- Trồng lại rừng: 21.117 ha (bình quân 2.100 ha/năm);

- Cải tạo nâng cấp rừng: 1.270 ha (bình quân 250 ha/năm).

c) Khai thác rừng:

- Khai thác rừng tự nhiên:

+ Khai thác gỗ: 52.500 m3 (bình quân 5.250 m3/năm);

+ Khai thác củi: 26.245 ster (bình quân 2.620 ster/năm);

+ Khai thác song mây: 2.000 tấn (bình quân 200 tấn/năm).

- Khai thác rừng trồng:

+ Khai thác gỗ: 1.328.196 m3 (bình quân 132.820 m3/năm);

+ Khai thác củi: 349.525 ster (bình quân 34.950 ster/năm)

2. Kinh phí thực hiện

a) Tổng vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 là: 1.886 tỷ đồng, trong đó:

- Bảo vệ rừng: 148 tỷ đồng (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư);

- Phát triển rừng: 1.323 tỷ đồng (chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư);

- Các khoản chi phí khác: 415 tỷ đồng (chiếm 21,7% tổng vốn đầu tư).

b) Nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 từ ngân sách nhà nước: 515 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư), trong đó, vốn ngân sách tỉnh là: 132 tỷ đồng (chiếm 7% tổng vốn đầu tư) và từ các nguồn vốn khác là: 1.371 tỷ đồng.

(Kèm theo Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011 - 2020).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này; công bố rộng rãi Quy hoạch và tổ chức thực hiện Quy hoạch đồng bộ, toàn diện, đạt kết quả và hiệu quả cao.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, tăng cường kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 9 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Việt

 

QUY HOẠCH

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/9/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)

I. Mục tiêu, nhiệm vụ

1. Mục tiêu

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 287.900 ha đất đã quy hoạch lâm nghiệp. Hoàn thiện việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và hộ gia đình, cá nhân, nhằm sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, xóa đói giảm nghèo, ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào miền núi.

Xây dựng và ổn định diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất, nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đến năm 2015 tối thiểu là 39% và 45% vào năm 2020. Phấn đấu nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng của rừng tự nhiên và rừng trồng.

2. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và tiến độ thực hiện sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 (chi tiết theo Biểu 01 đính kèm).

II. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Bảo vệ rừng

- Quản lý, bảo vệ rừng: 248.118 ha. Trong đó:

+ Rừng hiện có: 198.910 ha.

+ Rừng tạo mới: 49.208 ha.

- Giao khoán bảo vệ rừng: 57.472 ha (bình quân 5.750 ha/năm).

2. Phát triển rừng

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: bình quân 1.230 ha/năm.

- Trồng mới rừng: 36.950 ha (bình quân 3.695 ha/năm). Trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 1.250 ha;

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: 5.560 ha;

+ Rừng ngập mặn phòng hộ ven biển: 250 ha;

+ Rừng sản xuất: 29.890 ha.

- Trồng lại rừng: 21.117 ha (bình quân 2.100 ha/năm).

- Cải tạo nâng cấp rừng: 1.270 ha (bình quân 250 ha/năm).

3. Khai thác rừng

- Khai thác rừng tự nhiên:

+ Khai thác gỗ: Bình quân 5.250 m3/năm;

+ Khai thác củi: Bình quân 2.620 ster/năm;

+ Khai thác Song mây: Bình quân 200 tấn/năm.

- Khai thác rừng trồng:

+ Khai thác gỗ: 1.328.196 m3 (bình quân 132.820 m3/năm);

+ Khai thác củi: 349.525 ster (bình quân 34.950 ster/năm).

4. Chế biến gỗ

Củng cố và tăng cường mạng lưới chế biến lâm sản hiện có, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản phát triển; xây dựng thêm 3 - 4 nhà máy chế biến gỗ nội địa và xuất khẩu.

5. Các hoạt động khác (theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng).

III. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 là: 1.886.303 triệu đồng, trong đó:

1. Phân theo giai đoạn đầu tư

a) Giai đoạn 2011-2015: 972.765 triệu đồng, bao gồm:

- Bảo vệ rừng: 74.802 triệu đồng;

- Phát triển rừng: 653.348 triệu đồng;

- Chi phí khác: 86.478 triệu đồng;

- Chi phí cho các hoạt động khác của các dự án ODA: 77.424 triệu đồng;

- Chi phí quản lý: 80.713 triệu đồng.

b) Giai đoạn 2016-2020 là: 913.538 triệu đồng (theo Biểu 02 đính kèm).

c) Tổng cộng cả 02 giai đoạn (từ 2011-2020): 1.886.303 triệu đồng, gồm:

- Bảo vệ rừng: 148.057 triệu đồng;

- Phát triển rừng: 1.322.908 triệu đồng;

- Chi phí khác: 174.151 triệu đồng;

- Chi phí cho các hoạt động khác của các dự án ODA: 77.424 triệu đồng;

- Chi phí quản lý: 163.763 triệu đồng.

(Chi tiết theo Biểu 02 đính kèm)

2. Phân theo nguồn vốn đầu tư

a) Giai đoạn 2011-2015: 972.765 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước: 265.613 triệu đồng, (bao gồm ngân sách Trung ương 180.407 triệu đồng, ngân sách địa phương 85.206 triệu đồng);

- Vốn vay ODA: 125.437 triệu đồng;

- Vốn viện trợ không hoàn lại: 48.016 triệu đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 125.609 triệu đồng;

- Vốn của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân 408.091 triệu đồng. (Bình quân đầu tư 194.553 triệu đồng/năm)

b) Giai đoạn 2016-2020 là: 913.538 triệu đồng (chi tiết theo Biểu 03).

c) Tổng cộng cả 02 giai đoạn (từ 2011-2020): 1.886.303 triệu đồng, phân theo nguồn vốn như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước: 515.416 triệu đồng, (bao gồm ngân sách Trung ương 383.256 triệu đồng, ngân sách địa phương 132.160 triệu đồng);

- Vốn vay ODA: 125.437 triệu đồng;

- Vốn viện trợ không hoàn lại: 48.016 triệu đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 307.112 triệu đồng;

- Vốn của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân: 890.323 triệu đồng.

(Bình quân đầu tư 188.630 triệu đồng/năm) (Chi tiết theo Biểu 03 đính kèm)

IV. Tổ chức thực hiện

Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các công ty... được giao, nhận khoán, thuê đất lâm nghiệp thực hiện theo tinh thần của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã xác định,

cụ thể hóa thành các kế hoạch hoạt động hàng năm.

V. Giám sát đánh giá

- Hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát đánh giá kết quả thực hiện các chương trình dự án, theo từng mục tiêu theo kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện.

- Vào năm cuối của kỳ kế hoạch 5 năm, phải có báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch 5 năm về bảo vệ và phát triển rừng.

- Định kỳ đánh giá 5 năm một lần (lần đầu vào cuối năm 2015)./.

 

Biểu 01. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và tiến độ thực hiện sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020

(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/9/2011 của HĐND tỉnh Phú Yên)

STT

Hạng mục

Tổng

Thực hiện 2011-2015

Thực hiện 2016-2020

I.

Chỉ tiêu bảo vệ rừng

 

 

 

1

Chỉ tiêu về độ che phủ

 

Trên 39%

45%

2

Bảo vệ rừng (ha)

 

198.910

245.996

3

Giao khoán quản lý bảo vệ rừng (ha)

57.472

33.429

24.043

4

Xây dựng hệ thống băng cản lửa (km)

1.156

563

593

II.

Chỉ tiêu phát triển rừng

 

 

 

1

Khoanh nuôi phục hồi rừng (ha)

12.313

5.846

6.467

2

Trồng rừng (ha)

59.337

29.660

29.677

2.1

Trồng mới rừng (ha)

36.950

18.310

18.640

2.2

Trồng lại rừng sau khai thác (ha)

21.117

10.080

11.037

2.3

Cải tạo, nâng cấp rừng PH, ĐD (ha)

1.270

1.270

 

3

Trồng cây phân tán (triệu cây)

10

5

5

III.

Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

 

 

 

1

Khai thác rừng

1.380.696

677.338

703.358

-

Khai thác gỗ RTN (m³)

52.500

27.500

25.000

-

Khai thác gỗ RT (m³)

1.328.196

649.838

678.358

-

Khai thác củi (Ster)

375.770

184.755,0

191.015

-

Lâm sản ngoài gỗ (song mây các loại)

2.000

1.000

1.000

2

Chế biến gỗ

 

 

 

-

Duy trì các cơ sở hiện có

100%

100%

100%

-

Xây dựng mới nhà máy chế biến gỗ

4 cơ sở

2

2

-

Gỗ xẻ (m³)

31.150

14.600

14.600

-

Gỗ ván (m³)

32.950

15.200

15.200

-

Sản phẩm gỗ tinh chế, mỹ nghệ (m³)

125.000

50.000

75.000

-

Lâm sản ngoài gỗ (song mây các loại)

2.000

1.000

1.000

IV

Các công tác khác

 

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp vườn ươm

12 vườn

12 vườn

 

2

Xây dựng vườn cây đầu dòng (ha)

20

10

10

3

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

-

Sửa chữa, bảo dưỡng (km)

450

200

250

-

Mở mới đường lâm nghiệp (km)

164

79

85

4

Các hoạt động khác của dự án FLITCH

 

 

 

4.1

Xác định ranh giới rừng (ha)

5.000

5.000

 

4.1

Quy hoạch và điều tra rừng

 

 

 

-

Điều tra tài nguyên rừng (ha)

232.576

232.576

 

-

Điều tra XDBĐ lập địa cấp 1 và 2

148.859

148.859

 

-

Quy hoạch và lập KH quản lý rừng bền vững

1 QH

1 QH

 

-

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (xã)

11 xã

11 xã

 

-

Lập quy hoạch phát triển tổng thể xã (CIP)

11 xã

11 xã

 

4.2

Phát triển tài nguyên rừng

 

 

 

-

Thiết kế lập dự toán (ha)

2.878

2.878

 

-

Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp

405 ha

405 ha

 

-

Cải tạo vườn hộ gia đình (hộ)

1.660

1.660

 

4.3

Du lịch sinh thái

1 DA

1DA

 

4.4

Cải thiện sinh kế

 

 

 

-

Quỹ phát triển xã

Tổng

Tổng

 

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã

Tổng

Tổng

 

4.5

Phương tiện đi lại và thiết bị

Theo kế hoạch của dự án FLITCH

 

 

Biểu 02. Tổng hợp vốn đầu tư phân theo giai đoạn

(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/9 /2011 của HĐND tỉnh Phú Yên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

Bảo vệ rừng

148.057

74.802

73.255

1.1

Giao khoán BVR

57.472

33.429

24.043

1.2

Chi phí bảo vệ

90.585

41.373

49.212

2

Phát triển rừng

1.322.908

653.348

669.560

2.1

Khoanh nuôi phục hồi rừng

24.618

10.198

14.420

2.2

Trồng rừng

1.298.290

643.150

655.140

3

Chi phí khác

174.151

86.479

87.673

3.1

Đầu tư cơ sở hạ tầng

146.349

72.067

74.282

3.2

Chi phí khuyến lâm

27.803

14.412

13.391

4

Các hoạt động khác của dự án ODA

77.424

77.424

-

5

Chi phí quản lý

163.763

80.713

83.050