Nghị quyết 189/2015/NQ-HĐND về kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
Số hiệu: 189/2015/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Hoàng Thị Thúy Lan
Ngày ban hành: 22/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 189/2015/NQ-HĐND

Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Trên cơ sở Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh về việc đề nghị quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 với các mục tiêu, chtiêu nêu trong báo cáo của UBND tỉnh, đồng thời nhấn mạnh:

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân cao hơn 5 năm trước, làm nền tảng xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của vùng và cả nước; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn; sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới đi đôi với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị để tnh Vĩnh Phúc sớm trthành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 -7,5%/năm, trong đó: Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7 - 7,5%/năm; ngành dịch vụ tăng 10,5 - 11%/năm, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 61,5%; dịch vụ 31,4%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 7,1%;

- Quy mô GRDP (giá hiện hành) đến năm 2020 bng 1,5 - 2 lần so với năm 2015.

- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm chiếm khoảng 25 - 30% GRDP (theo giá hiện hành).

- Tỷ lệ huy động thuế và phí, lệ phí vào ngân sách không quá 22 - 23% GRDP/năm; đến năm 2020 thu ngân sách nhà nước khoảng 26.500 - 27.000 tỷ đồng.

- GRDP bình quân đầu người đạt 110 triệu đồng, tương đương khoảng 4.800 - 5.000 USD.

- Xuất khẩu: Phấn đấu đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.

b) Các chỉ tiêu xã hội:

- Đến năm 2020, quy mô dân sđạt khoảng 1,117 triệu người.

- Mức giảm tỷ suất sinh duy trì 0,1‰/năm.

- Giải quyết việc làm bình quân 19-20 nghìn lao động/năm.

- Tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020 còn 30%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ từ 30 - 35%.

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 1 - 1,5% theo chuẩn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Tỷ lệ dân stham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn đến năm 2020 đạt 85%.

c) Các chỉ tiêu môi trường:

Đến năm 2020:

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25%.

- 80% các khu đô thị; 95% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp, dịch vụ đạt 90%.

- 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử lý.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị đạt 95% và chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn đạt 75%.

- Tỷ lệ cấp nước bao phủ đối với đô thị loại IV trở lên đạt 90%, đối với đô thị loại V đạt 70%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%.

d) Các chỉ tiêu khác: Giao UBND tỉnh xem xét, quyết định các chỉ tiêu khác về kinh tế, xã hội, môi trường và báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm.

3. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

HĐND tnh tán thành với các nhóm nhiệm vụ và giải pháp nêu trong báo cáo của UBND tỉnh, đồng thời nhn mạnh một số giải pháp chủ yếu sau:

a) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

b) Huy động cao nhất mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành trung tâm công nghiệp, du lịch, tạo động lực thúc đẩy để tỉnh Vĩnh Phúc sớm trthành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

- Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch; tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc.

- Khai thác mọi nguồn lực, nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kthuật phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp đi đôi với đẩy mạnh xúc tiến và thu hút đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế so sánh, công nghiệp cơ khí sản xuất phụ trợ; dự án thân thiện với môi trường, sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao; tháo gkhó khăn nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ động quỹ đất sạch cho các dự án, tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện khởi sự doanh nghiệp để có nhiều doanh nghiệp mới với đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

- Tập trung đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực chính cho phát triển kinh tế thêm bền vững. Khai thác và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo ra sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh... hấp dẫn, phong phú, có thương hiệu.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c) Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, kiên quyết xử lý cơ sở vi phạm sử dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

d) Phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục - y tế - khoa học và công nghệ; an ninh xã hội, giải quyết việc làm; xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, có chính sách phát triển, thu hút, sử dụng nhân tài. Đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phổ cập, nâng cao, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nhân lực. Hoàn thiện mạng lưới trường lớp của các ngành học, bậc học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo để bảo đảm nhu cầu học tập của các đối tượng, hình thành môi trường giáo dục lành mạnh, nhất là giáo dục mầm non, phát triển trường tư thục, các trường có yếu tnước ngoài.

- Xây dựng và phát triển văn hóa gắn với xây dựng con người Việt Nam, phát triển toàn diện. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền, cổ động phục vụ kịp thời và có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị khác của tỉnh, trọng tâm là tiếp tục thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao. Đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng Trung tâm Đào tạo, huấn luyện thể thao và từng bước đầu tư khu liên hiệp thể thao tỉnh.

- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, chấn chnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đng bộ, hiện đại cho các cơ sở y tế ở các tuyến, nhất là tuyến tỉnh sớm triển khai xây dựng Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm chuyên khoa đáp ứng và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, hướng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

- Áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng các hoạt động về thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động; nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính:

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tất cả lĩnh vực, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, nâng cao chất lượng điều hành của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị. Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu qucông tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong thực thi chức trách, nhim vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

e) Giữ vững ổn định chính tr, đảm bảo trật tự an toàn xã hội đgóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng vững chắc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. HĐND tnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết;

2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết;

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 12/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, CP (b/c);
- VPQH, VPCP;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH t
nh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các S
, ban, ngành đoàn thể cấp tnh;
- TTHU. UBND, UBMTTQVN các huyện, thành, thị;
- TTHĐND TP Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên;
- Báo VP, Đài PTTH,
Cổng TTGTĐT, TT Công báo tỉnh;
- CPVP, CV;

- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Thúy Lan