Nghị quyết 18/2019/NQ-HĐND quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; Phân cấp thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê quyền khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 18/2019/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Đàm Văn Eng
Ngày ban hành: 12/07/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2019/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 12 tháng 7 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN; PHÂN CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHO THUÊ QUYỀN KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Thông tư số 47/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá cho thuê, giá khởi điểm để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Xét tờ trình số 2051/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; phân cấp thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê quyền khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tho luận của các đại biểu Hội đng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; Phân cấp thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê quyền khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

(Có nội dung Quy định chi tiết kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVI, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực T
nh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, Thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh;
- Trung tâm thông tin- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đàm Văn Eng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN; PHÂN CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHO THUÊ QUYỀN KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại Khoản này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản;

b) Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền;

c) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ;

d) Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;

đ) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc địa phương quản lý.

2. Quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.

3. Quy định việc phân cấp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng quy định tại Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

b) Phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý và xử lý trong trường hợp bị mất, hủy hoại tài sản kết cấu hạ tng thủy lợi.

4. Những nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không quy định trong Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Luật thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của bộ, ngành, Trung ương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối với xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

a) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản;

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

c) Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.

2. Đối với phê duyệt đề án cho thuê quyền khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện);

c) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh;

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi trên phạm vi cấp huyện và cấp xã.

d) Doanh nghiệp, tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (sau đây gọi là đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi);

đ) Tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. PHÂN CẤP THẨM QUYỀN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN

Điều 3. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại Điều này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ

1. Đối với tài sản mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản gồm: Bất động sản; xe ô tô; các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

b) Giám đốc sở, thủ trưởng ban ngành và các tổ chức tương đương thuộc cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

2. Đối với tài sản mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản gồm: Bất động sản; xe ô tô; các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

b) Giám đốc Sở Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

Điều 7. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc địa phương quản lý

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư do các cơ quan cấp tỉnh ký hợp đồng dự án trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư do các cơ quan cấp huyện ký hợp đồng dự án trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Mục 2. PHÂN CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản đối với:

a) Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc địa phương quyết định tịch thu;

b) Tài sản điều chuyển giữa các sở, ngành thuộc tỉnh; giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã; giữa các huyện thuộc tỉnh.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 điều này do cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp tỉnh tịch thu, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1, 2 điều này do cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trên địa bàn huyện quyết định tịch thu, trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xử lý tài sản.

4. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

Điều 9. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu (trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

1. Đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền chuyển giao cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án các cấp chuyển giao là nhà, đất và xe ô tô và tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

b) Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này) trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

2. Đối với tài sản là vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân ra quyết định tịch thu:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu là nhà, đất và xe ô tô và tài sản khác có giá trị t500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

b) Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp quân khu ra quyết định tịch thu (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này) trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan điều tra cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ra quyết định tịch thu (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế (trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản và tài sản điều chuyển giữa các sở, ngành thuộc tỉnh; giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã; giữ Điều 13. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi a các huyện, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản còn lại không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Mục 3. PHÂN CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHO THUÊ QUYỀN KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI

Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với tài sản thuộc cấp tỉnh quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với tài sản thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Điều 12. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý và tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất, mặt nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với các trường hợp:

a) Điều chuyển giữa các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh;

b) Điều chuyển giữa cấp tỉnh và cấp huyện;

c) Điều chuyển giữa cấp huyện với cấp huyện;

d) Các trường hợp điều chuyển khác thuộc phạm vi quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Điều 14. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.

Riêng bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất, mặt nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Điều 15. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Điều 16. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân khác theo quy định của pháp luật

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến của các phòng, ban có liên quan.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Tổ chức thực hiện

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện Quy định này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp./.