Nghị quyết 133/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 133/2014/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 11/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/2014/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

NGHI QUYẾT

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHOÁ VIII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Liên Bộ Giao thông vận tải và Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;

Sau khi xem xét Tờ trình số 4883/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Mục tiêu

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

- Đối với quốc lộ và cao tốc: Hoàn thành nâng cấp, mở rộng đạt quy mô theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Đối với đường tỉnh (ĐT): Phát triển mạng lưới, mở rộng, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đường cấp IV ở vùng đồng bằng; cấp IV, cấp V ở miền núi; đoạn qua các đô thị đạt quy mô theo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.

- Giao thông đường bộ đô thị: Đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị, đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với hệ thống giao thông vùng. Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường.

- Đường huyện và giao thông nông thôn: 100% đường huyện (ĐH), đường xã đi lại thuận lợi quanh năm; tỷ lệ mặt đường cứng (bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng) ĐH đạt 100%, đường xã (ĐX) tối thiểu 70%. Đưa dần vào cấp kỹ thuật, đường ĐH đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V ở vùng đồng bằng và tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A ở miền núi. Đối với các đường trục xã, đường thôn, ngõ xóm đạt quy mô theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Phát triển vận tải: Phát huy lợi thế của vận tải đường bộ, khai thác điểm mạnh của vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường sắt và đường hàng không để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nâng cao chất lượng vận tải với giá cước hợp lý; đảm bảo an toàn về người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

2. Mục tiêu định hướng phát triển đến năm 2030

- Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận tải theo các tiêu chí nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và hiệu quả; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại.

- Phát triển các tuyến đường bộ cao tốc qua địa bàn tỉnh, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, tiểu vùng Mê Kông mở rộng; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả tại các cảng, bến thủy nội địa; phát triển các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo.

- Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không với quy mô hiện đại; hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO.

Điều 3. Quy hoạch phát triển vận tải

1. Quy hoạch phát triển vận tải, hàng hóa đến 2020

a) Về vận tải hàng hóa:

Đến năm 2020, vận tải bằng đường bộ chiếm tỷ trọng chủ yếu về khối lượng hàng hóa vận chuyển trên các tuyến với tỷ lệ 90,91%; vận tải đường sắt, hàng không và đường thủy chiếm tỷ lệ 9,09%.

b) Về vận tải hành khách:

Đến năm 2015, triển khai tất cả các tuyến xe buýt trên toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận theo quy hoạch. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến 2030 vận tải hành khách bằng đường bộ vẫn là phương thức chủ yếu.

2. Định hướng quy hoạch phát triển vận tải đến năm 2030

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải về chất lượng phương tiện và trình độ quản lý dịch vụ. Đảm bảo an toàn về người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển, chấp hành nghiêm túc luật giao thông.

Điều 4. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

1. Quy hoạch giao thông đường bộ

a) Quy hoạch hệ thống quốc lộ và các đường trục quốc gia: (chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo).

b) Hệ thống tỉnh lộ: (chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).

c) Hệ thống đường trục chính trong khu kinh tế:

Đầu tư hệ thống giao thông đường bộ để phục vụ cho sự phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu. Trong đó ưu tiên xây dựng các trục đường chính: Đường trục chính phía Bắc Khu kinh tế mở Chu Lai; khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Việt Hàn; khu công nghiệp, cảng Tam Hiệp; đường Điện Biên Phủ.

d) Hệ thống bến xe khách

Theo quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Nam, mỗi đô thị có tối thiểu một bến xe. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 30 bến xe khách, gồm 02 bến loại I, 02 bến loại II, 03 bến loại III, 16 bến loại IV và 07 bến loại V.

2. Giao thông đường thủy nội địa

a) Quy hoạch cải tạo nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa:

Quy hoạch nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa trong thực hiện theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2008 phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020.

b) Quy hoạch xây dựng các bến sông:

- Cảng đường thủy do Cục đường sông quản lý: Thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Bộ Giao thông vận tải.

- Các bến do tỉnh quản lý: Xây dựng cầu cảng tại bến Tam Kỳ tiếp nhận tàu có trọng tải 30 tấn.

- Bến do huyện quản lý: Xây dựng với quy mô kết cấu kỹ thuật phù hợp để phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách với loại phương tiện: Tàu hàng loại 5 - 50 tấn, tàu khách loại 10 - 50 ghế. Giai đoạn đến năm 2020 xây dựng kết cấu hạ tầng tại 13 bến nằm trên các sông Vĩnh Điện, Thu Bồn, Vu Gia, sông Cái, Trường Giang và An Tân.

3. Quy hoạch giao thông đường sắt, cảng hàng không, sân bay, cảng biển, luồng hàng hải: Thực hiện theo các quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 5. Tổng vốn đầu tư

Ước tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2020 là 34.062 tỷ đồng và đến năm 2030 là 64.886 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn huy động từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt

Hạng mục

Giai đoạn

2015-2020

Giai đoạn

2021-2030

1

Kết cấu hạ tầng giao thông

15.468

27.700

a

Mạng lưới giao thông đường bộ

12.845

25.760

 

- Quốc lộ

2.992

5.053

 

- Tỉnh lộ

3.254

8.618

 

- Đường huyện (ĐH)

3.050

6.000

 

- Đường GTNT

1.500

3.100

 

- Đường đô thị và chuyên dùng

890

1.830

 

- Đường quốc phòng

1.160

1.160

b

Hệ thống bến xe

95

95

c

Đường thủy và cảng biển

2.527

4.372

2

Phát triển vận tải

24.034

37.186

a

Đường bộ

23.041

35.649

b

Đường thủy

993

1.537

 

Tổng cộng

34.062

64.886

Điều 6. Thời gian và tiến độ thực hiện

Thực hiện giai đoạn từ năm 2015-2020 và giai đoạn từ năm 2021- 2030.

Điều 7. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết này; phê duyệt và công bố công khai Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng giải pháp phù hợp để thực hiện Quy hoạch đảm bảo thời gian và tiến độ thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Nghị quyết.

Điều 8. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
...
4. Bổ sung điểm e vào khoản 1, Điều 4 như sau:

“e) Quy hoạch định hướng phát triển đường sắt đô thị: Quy hoạch định hướng 02 tuyến đường sắt đô thị gồm: 01 tuyến kết nối thành phố Hội An với thành phố Đà Nẵng về phía Đông sông Cổ Cò và 01 tuyến kết nối thành phố Hội An với Cảng hàng không Chu Lai đi theo hành lang tuyến đường bộ ven biển Việt Nam”

Xem nội dung VB
- Phụ lục 1 quy định tại Điểm này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

1. Bổ sung vào Phụ lục số 01 của điểm a, khoản 1, Điều 4, như sau:

“12. Quốc lộ 14H: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung quy hoạch phát triển đến năm 2020:

- Xây dựng cầu Cẩm Kim nối phường Thanh Hà với xã Cẩm Kim, thành phố Hội An và đường hai đầu cầu để kết nối thành phố Hội An với đô thị Nam Phước, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

- Xây dựng cầu Nông Sơn, mở rộng đoạn tuyến từ Nông Sơn đến giáp đường Đông Trường Sơn đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi”.

Xem nội dung VB
- Phụ lục 2 quy định tại Điểm này bị thay thế bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
...
2. Thay thế phụ lục số 02 của điểm b, khoản 1, Điều 4 bằng phụ lục kèm theo.
...
PHỤ LỤC CHI TIẾT QUY HOẠCH HỆ THỐNG TỈNH LỘ

1. Tuyến ĐT.603: Chuyển đoạn tuyến Km9+400 - Km11+330 tuyến ĐT.603 sang ghép nối vào tuyến ĐT.607. Bổ sung tuyến đường trục chính đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc có chiều dài 0,4km vào tuyến ĐT.603. Tuyến ĐT.603 sau khi bổ sung có chiều dài 4,27km, điểm đầu Km0 tại ngã ba Tứ Câu thuộc xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn (nối vào Km942/QL.1) và điểm cuối Km4+270 tại doanh trại quân đội thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Đến năm 2030, nâng cấp mở rộng đoạn từ cầu Tứ Câu đến ngã tư Điện Ngọc đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, nền đường 33m, mặt đường 21m; kéo dài tuyến đường đến giáp trục chính phía Bắc đô thị Điện Bàn.

2. Tuyến ĐT.603B: Là một phần của tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, chuyển đoạn tuyến từ Km14+831-Km11+951 thành một phần của tuyến Quốc lộ 14H nối từ cảng Cửa Đại đến đường Đông Trường Sơn; đến năm 2020 giữ nguyên cấp đường hiện trạng.

3. Tuyến ĐT605: Nằm trong quy hoạch phát triển đô thị huyện Điện Bàn, thực hiện theo quy hoạch chung đô thị Điện Bàn được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 07/02/2013.

4. Tuyến ĐT606: Đến năm 2020 phát triển về phía Tây đến cửa khẩu Ka Lừm theo tuyến ĐH1.TG, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

5. Tuyến ĐT.607: Chuyển đoạn tuyến Km9+400 - Km11+330 (đoạn giáp đường Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng đến ngã tư Điện Ngọc) tuyến ĐT.603 sang ghép nối vào tuyến ĐT.607.

Giữ nguyên hiện trạng đoạn giáp Đà Nẵng đến Khu công nghiệp; mở rộng, nâng cấp đoạn tiếp theo đến đường Hai Bà Trưng, thành phố Hội An. Quy mô đầu tư đoạn từ Khu công nghiệp đến ngã tư Thương Tín theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, nền đường 33m, mặt đường 21m. Đoạn từ Ngã tư Thương Tín đến đường 28/3 nền đường 19m, mặt đường 15m; đoạn từ nút giao 28/3 đến đường Hai Bà Trưng nền đường 16,5, mặt đường 12,5m; đoạn cuối tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 13,5m, mặt đường 7,5m.

6. Tuyến ĐT.607B: Đến năm 2020 mở rộng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; Đến năm 2030 nâng cấp mở rộng tuyến đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, nền đường 33m, mặt đường 21m.

7. Tuyến ĐT.608: Chuyển đoạn tuyến từ Km0-Km0+800 (từ ngã ba giao với QL1A đến ngã ba đường Hoàng Diệu) thành đường nội thị thị xã Điện Bàn. Kéo dài tuyến ĐT608 từ Km0+800 theo đường Hoàng Diệu nối với tuyến quy hoạch ĐH14.ĐB đến giáp ĐT609, đi theo đường ĐH6.ĐB đến giáp đường ĐH5.ĐB. Đến năm 2020 nâng cấp mở rộng tuyến đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị.

Đoạn tuyến từ Km6+720-Km14+120 đã chuyển thành một phần của Quốc lộ 14H nối từ Cảng Cửa Đại đến đường Đông Trường Sơn.

8. Tuyến ĐT609: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km0-Km3 theo hướng mới về phía Bắc, chuyển đoạn tuyến Km0-Km3 hiện tại thành đường nội thị thị xã Điện Bàn, phát triển về hướng Tây đến giáp đường Hồ Chí Minh. Đến năm 2020 nâng cấp đoạn tuyến từ QL1A đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đai Lộc) đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe; đoạn tuyến từ Ái Nghĩa đến Hà Tân đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, đoạn từ Hà Tân đến An Điềm đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; đoạn kéo dài từ An Điềm - Kàdăng - ASờ (nối vào đường Hồ Chí Minh) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

9. Tuyến ĐT609B: Đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến dài 14,6km đạt tiêu chuẩn cấp III, nền 12m, mặt 11m, xây dựng cầu Giao Thủy để kéo dài tuyến về phía Nam nối với ĐT610 tại Kiểm Lâm (huyện Duy Xuyên); Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km0-Km4+700 đi theo hướng mới nối từ trường Nguyễn Trãi đến QL14B, chuyển đoạn tuyến Km0-Km4+700 thành đường huyện.

10. Tuyến ĐT610: Toàn bộ tuyến ĐT610 và ĐH2.NS đã chuyển thành một phần của tuyến Quốc lộ 14H nối từ cảng Cửa Đại đến đường Đông Trường Sơn. Quy hoạch tuyến ĐT.610 mới có điểm đầu tại Khu tái định cư Duy Hải, đi về phía Tây giao với đường Ven biển Việt Nam (đường 129), đi qua các khu tái định cư Lệ Sơn, Sơn Viên, qua cầu Trường Giang giao với Quốc lộ 1A (tại nút giao phía Bắc đường QL1A tránh cầu Bà Rén) và nối vào QL.14H tại Cống Định. Đến năm 2020 xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 18,5m, mặt đường rộng 10,5m (đoạn trong địa giới khu Kinh tế mở Chu Lai theo quy hoạch chung xây dựng Khu KTM Chu Lai).

11. Tuyến ĐT610B: Nằm trong quy hoạch phát triển đô thị huyện Điện Bàn, thực hiện theo quy hoạch chung đô thị Điện Bàn được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 07/02/2013.

Đến năm 2030, xây dựng cầu Ông Đốc qua sông Thu Bồn để nối ĐT.610B với ĐT.609B.

12. Tuyến ĐT.611: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km0-Km1+500 đi theo hướng mới nối vào đường trục chính Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn và kéo dài đến giáp với ĐT613 (về phía tây cầu Bình Dương). Đến năm 2020 xây dựng đoạn tuyến này đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Đến năm 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

13. Tuyến ĐT.611B, ĐT.614: Đến năm 2030 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

14. Tuyến ĐT.613: Điều chỉnh hướng tuyến từ Km7+210 đi theo dự án đường nối từ cầu Bình Dương đến Đường bộ ven biển 129 (giai đoạn 1) đến giáp tuyến quy hoạch dọc bờ biển, đến năm 2020 mở rộng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV. Chuyển đoạn tuyến từ Km7+210-Km16+500 hiện tại thành đường địa phương.

15. Tuyến ĐT.615: Điều chỉnh đoạn từ Km0-Km10 (từ Thanh niên ven biển đến cầu Cống Lở) theo hướng tuyến mới trùng với tuyến đường quy hoạch vào khu công nghiệp Tam Thăng và dự án Liên kết vùng Miền Trung. Điểm cuối kéo dài tuyến qua Tiên Hà, nối vào Quốc lộ 14E tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức; đến năm 2030 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

16. Tuyến ĐT.617: Kéo dài qua xã Trà Nú huyện Bắc Trà My và nối vào Quốc lộ 40B tại xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi;

17. Tuyến ĐT618: Đến năm 2030 nâng cấp toàn bộ tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp I, quy mô 4 làn xe.

18. Quy hoạch phát triển các tuyến đường chuyển thành tỉnh lộ (ĐT):

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chuyển tuyến đường nối từ đường Ven biển đến QL1A (tại Cây Cốc) thành quốc lộ thay cho QL14E đoạn từ QL1 đến ngã ba Bình Minh; chuyển đoạn tuyến QL14E hiện tại (từ QL1 đến ngã ba Bình Minh) thành đường tỉnh, kéo dài tuyến theo đường Thanh Niên ven biển đến huyện Núi Thành. Đến năm 2030 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

- Chuyển tuyến đường ĐH3.PN (Tam Kỳ - Tam Vinh - Tiên Phong) kết nối với ĐH1.TP (Tiên Phong - Tiên Mỹ - Tiên Kỳ) thành tuyến đường ĐT kết nối đô thị Tam Kỳ với đô thị Phú Thịnh và đô thị Tiên Kỳ dài 20km;

- Chuyển tuyến ĐH8.TB (Bình Quý - Tiên Sơn), huyện Thăng Bình và Tiên Phước thành ĐT tạo thành tuyến đường ngang nối QL14E (huyện Thăng Bình) với ĐT614 (xã Tiên Sơn huyện Tiên Phước) dài 18km;

- Chuyển tuyến đường huyện ĐH6.TP (Tiên Hiệp - Tiên Lãnh), huyện Tiên Phước kết nối với tuyến ĐH2.HĐ (Quế Lưu - Phước Gia), huyện Hiệp Đức thành ĐT, tạo hành lang nối QL40B với QL14E đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Chuyển tuyến đường nối cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai đi Quốc lộ 1 thành ĐT, nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường đô thị 4 làn xe.

- Chuyển tuyến đường ĐH3.ĐL (nối ĐT.609B tại phía Bắc cầu Giao Thủy với QL.14B tại phía Nam cầu Hà Nha) thành đường tỉnh.

19. Quy hoạch phát triển thêm 02 tuyến kết nối theo hướng Bắc - Nam:

Ngoài các tuyến đường quốc lộ, trong giai đoạn quy hoạch này phát triển mới thêm 2 tuyến kết nối Bắc - Nam gồm tuyến giao thông kết nối Bắc - Nam ở vùng trung du (BN1) và tuyến giao thông kết nối Bắc - Nam ở vùng núi phía tây (BN2) như sau:

- Hành lang giao thông Bắc - Nam ở vùng trung du (BN1): Kết nối các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc và Đông Giang trên cơ sở nâng cấp các tuyến đường hiện hữu ĐT614, ĐT611B, ĐT611, ĐT610.

- Hành lang giao thông kết nối Bắc - Nam ở vùng núi phía tây (BN2):

Đoạn tuyến kết nối 02 huyện Tây Giang - Nam Giang theo đường tuần tra biên giới và đoạn tuyến kết nối huyện Phước Sơn với huyện Nam Trà My đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

20. Quy hoạch xây dựng mới các tuyến, đoạn tuyến để tăng cường kết nối:

a) Bổ sung quy hoạch 01 tuyến đường ở khu vực sát biển (phạm vi từ vệt 101m về phía Tây) về phía Đông đường Thanh niên, mặt cắt ngang tối thiểu từ 14-20m (trong đó mặt đường 7,5-10,5m, phần còn lại là vỉa hè, vệt cây xanh). Tổng chiều dài các đoạn tuyến: 50,13km, gồm các đoạn tuyến đi trùng với đường Thanh Niên là: 17,25km; các đoạn tuyến đi riêng, không trùng với đường Thanh Niên: khoảng 32,88km, gồm 5 đoạn tuyến.

b) Quy hoạch bổ sung 13 tuyến đường ngang nối với đường ven biển qua địa bàn xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên (01 tuyến), xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (2 tuyến), xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (4 tuyến), xã Bình Hải, huyện Thăng Bình (02 tuyến), xã Bình Nam, huyện Thăng Bình (01 tuyến), xã Tam Xuân 1 và xã Tam Tiến, huyện Núi Thành (01 tuyến), xã Tam Anh Bắc và xã Tam Tiến, huyện Núi Thành (01 tuyến) và xã Tam Hòa, huyện Núi Thành (01 tuyến). Ngoài ra còn có các trục đường đã quy hoạch như QL.14E qua cầu Bình Đào (đã có), trục Điện Biên Phủ (Tam Kỳ), QL.40B, ĐT618 và ĐT620, chi tiết theo Quy hoạch được khớp nối vào chung xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.

- Bổ sung quy hoạch tuyến đường QL14G nối dài đến huyện Tây Giang, điểm đầu nối với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Prao, điểm cuối nối vào ĐT.606 tại TTHC huyện Tây Giang./.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
...
3. Sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 4 như sau: “Theo quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Nam, mỗi đô thị có tối thiểu một bến, bãi đỗ xe. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 30 bến, bãi đỗ xe, gồm: 01 bến loại 2; 06 bến các loại 3,4,5; còn lại là các bến loại 6 và các bãi đỗ xe công cộng.

Di dời bến xe Tam Kỳ đến điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1 với Quốc lộ 40B để tăng cường kết nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và khu vực phía Đông của tỉnh thông qua trục Quốc lộ 40B”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
...
5. Bổ sung vào điểm b, khoản 2, Điều 4: “Điều chỉnh công năng, chuyển Cảng cá An Hòa thành cảng hành khách; quy hoạch, xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ du lịch trên các tuyến sông Vĩnh Điện, Cổ Cò, Thu Bồn và Trường Giang”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 133/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
...
6. Bổ sung vào khoản 3, Điều 4:

“- Sân bay Chu Lai: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể xây dựng cảng hàng không sân bay Chu Lai theo định hướng ưu tiên vận tải hành khách, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung; ưu tiên xây dựng Cảng nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh số 01.

- Cảng biển Kỳ Hà: Xây dựng bến tàu khách nội địa và quốc tế tại bến cảng Kỳ Hà và bến cảng Tam Hiệp theo quy hoạch, đủ năng lực đón tàu khách quốc tế. Đưa vào khai thác các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và dọc bờ biển để kết nối các điểm du lịch thành phố Hội An, Cù Lao Chàm, Kỳ Hà tỉnh Quảng Nam và Sa Kỳ, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”

Xem nội dung VB