Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 10/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Quyết Tâm
Ngày ban hành: 07/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/02/2018 Số công báo: Số 11
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/NQ-HĐND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ SÁU

(Từ ngày 04 đến ngày 07 tháng 12 năm 2017)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết s 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xét Tờ trình số 7225/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyn dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020”; Báo cáo thẩm tra s 719/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020.

Nguồn kinh phí hỗ trợ: Ngân sách thành phố.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này đảm bảo tính hợp lý, công khai, minh bạch nhằm tạo sự đồng thuận cao và phù hợp đặc điểm thực tiễn mỗi địa phương. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp gần nhất.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội;
- Văn phòng Quốc Hội; Ban Công tác đại biểu QH;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Ủy ban nhân dân thành phố: CT, các PCT;
- Ban Thường trực UB MTTQ VN thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố;
- Đại biểu HĐND thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- VP Ủy ban nhân dân thành phố;
- Th
trưởng các sở, ban, ngành thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND 24 q
uận, huyện;
- Thường trực HĐND các xã, thị trấn;
- Trung tâm công báo;
- Văn phòng HĐND thành phố: CVP, PVP;
- Lưu: VT, (P.TH-T
ú).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyết Tâm

 

QUY ĐỊNH

VỀ KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích khuyến khích

Việc ban hành Quy định này nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị thành phố theo hướng hiện đại, phát triển hiệu quả và bền vững; góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nuôi và khai thác tổ yến theo quy hoạch, khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát, phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng nguyên vật liệu từ nông nghiệp, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy định này hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức, cá nhân đu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (theo danh mục phụ lục đính kèm) khi được tổ chức cho vay đồng ý cấp tín dụng đối với các phương án sản xuất khả thi.

3. Các chủ đầu tư đã được hưởng các cơ chế hỗ trợ lãi vay khác, không thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này, trừ các trường hợp được quy định cụ thể trong Quy định này.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi là Chủ đầu tư) đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; khai thác tyến theo quy hoạch; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm đóng mới; thay mới, nâng cấp công suất máy dưới 90 CV; nâng cấp công sut máy từ 90 CV lên dưới 400 CV); thay mới giống đàn bò sữa hiện hữu có năng suất thấp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận.

2. Các Chủ đầu tư đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp, ngành nghnông thôn; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn:

a) Đầu tư sản xuất hoa lan, cây king, cá cảnh, bò sữa (từ 15 con trở lên, đảm bảo vệ sinh môi trường), bò thịt hoặc nuôi trồng thủy sản khai thác hiệu quả nguồn nước kênh Đông.

b) Đầu tư sản xuất các loại cây trồng vật nuôi khác theo phụ lục I đính kèm dự thảo Nghị quyết; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mua nguyên nhiên vật liệu phát triển ngành nghề nông thôn; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm sửa chữa phương tiện, mua sắm ngư lưới cụ đối với tàu dưới 400 CV); sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc phát triển du lịch sinh thái.

3. Các chủ đầu tư sản xuất giống phù hợp với mục tiêu của chương trình giống cây, con chất lượng cao của Thành phố.

4. Các phương án khác do Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

5. Các tổ chức cho vay gồm: Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố; Quỹ giảm nghèo ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội; Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã (Quỹ CCM)”.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Điều 4. Phương thức hỗ trợ lãi vay

1. Mức vay được hỗ trợ lãi vay: Theo quy mô đầu tư của phương án và quy định của tổ chức cho vay.

2. Lãi suất để tính hỗ trợ lãi vay: Là lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố hàng tháng (loại trả lãi sau) cộng thêm 2%/năm. Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông báo hàng tháng theo quy định (sau đây gọi tt là Thông báo).

3. Mức lãi suất hỗ trợ lãi vay được quy định cụ thể cho từng đối tượng theo Quy định này. Trong trường hợp lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất hỗ trợ theo Quy định thì mức lãi suất hỗ trợ được tính tối đa bằng lãi suất cho vay.

4. Cách thức áp dụng Thông báo: Tại thời điểm lãi vay của hợp đồng tín dụng cụ thể nào đó đến hạn hoặc khách hàng trả nợ vay, tổ chức cho vay dùng Thông báo hiện hành làm căn cứ so sánh để chiết tính ra được số tiền chủ đầu tư được hỗ trợ. Thời điểm của Thông báo hiện hành được xác định bằng mốc thời gian mà website (www.ccptnt.com) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển Nông thôn) đăng Thông báo.

5. Thời gian hưởng quy định được áp dụng từ ngày phương án đầu tư được tổ chức cho vay giải ngân vốn vay (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án đầu tư) đến hết ngày thực hiện phương án. Trong thời gian 03 tháng, nếu chủ đầu tư của các phương án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng không thực hiện đầu tư thì không được hỗ trợ lãi vay theo Quy định này.

Điều 5. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; khai thác tổ yến theo quy hoạch; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm: đóng mới; thay mới, nâng cấp công suất máy dưới 90 CV; nâng cấp công suất máy từ 90 CV lên dưới 400 CV); thay mới giống đàn bò sữa hiện hữu có năng suất thấp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận

1. Mức hỗ trợ lãi vay:

a) Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất (lãi suất tính hỗ trợ lãi vay nêu tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này).

b) Hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu vay từ Quỹ giảm nghèo của thành phố ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất 4%/năm.

2. Thời hạn hỗ trợ lãi vay: Theo chu kỳ sản xuất của phương án được duyệt, nhưng không vượt quá 05 năm trên một phương án.

Điều 6. Hỗ trợ đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn

1. Mức hỗ trợ lãi vay:

a) Đầu tư sản xuất hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, bò sữa (từ 15 con trở lên, đảm bảo vệ sinh môi trường), bò thịt hoặc nuôi trồng thủy sản khai thác hiệu quả nguồn nước kênh Đông được ngân sách thành phố hỗ trợ 80% lãi suất (lãi suất tính hỗ trợ lãi vay).

b) Đầu tư sản xuất các loại cây trồng vật nuôi khác theo phụ lục I đính kèm; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mua nguyên nhiên vật liệu phát triển ngành nghề nông thôn; khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm sửa chữa phương tiện, mua sắm ngư lưới cụ đối với tàu dưới 400 CV); sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc phát triển du lịch sinh thái được ngân sách Thành phố hỗ trợ 60% lãi suất (lãi suất tính hỗ trợ lãi vay).

c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất (lãi suất tính hỗ trợ lãi vay nêu tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này). Nếu hộ nghèo, hộ cận nghèo vay từ Quỹ giảm nghèo của thành phố ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất 4%/năm.

2. Thời hạn hỗ trợ lãi vay:

a) Đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 12 tháng: Thời hạn hỗ trợ lãi vay không quá 12 tháng trên một phương án.

b) Đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất từ 12 tháng trở lên: Thời hạn hỗ trợ lãi vay theo chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá 36 tháng trên một phương án.

c) Đối với cây, hoa kiểng, gồm hoa lan, bonsai, hoa mai, cây ăn trái: Thời gian hỗ trợ lãi vay không quá 60 tháng trên một phương án.

d) Đối với các đơn vị ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Thời gian hỗ trợ từ 12 tháng trở lên, nhưng tối đa không quá 36 tháng trên một phương án.

e) Đối với sản xuất phát triển ngành nghề nông thôn: Thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng trên một phương án.

Chương III

TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THỰC HIỆN

Điều 7. Hội đồng thẩm định hỗ trợ lãi vay

1. Hội đồng Thẩm định thành phố

a) Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định hỗ trợ lãi vay về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị thành phố (gọi tắt là Hội đồng Thẩm định thành phố).

b) Thành phần Hội đồng Thẩm định thành phố, gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Kho bạc Nhà nước thành phố và các đơn vị có liên quan được mời họp thẩm định tùy vào tính chất của từng phương án cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

c) Hội đồng Thẩm định thành phố thẩm định đối với các phương án có đề nghị hỗ trợ lãi vay đối với mức vay từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư sản xuất giống, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận.

2. Hội đồng Thẩm định quận - huyện

a) Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định hỗ trợ lãi vay về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị quận - huyện (gọi tắt là Hội đồng Thẩm định quận - huyện).

b) Thành phần Hội đồng Thẩm định quận - huyện, gồm đại diện: Ủy ban nhân dân quận - huyện; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Hội Nông dân; Trạm Khuyến nông tại các quận - huyện và các đơn vị liên quan được mời họp thẩm định tùy vào tính chất của từng phương án cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

c) Hội đồng Thẩm định quận - huyện thẩm định: Đối với các phương án có đề nghị hỗ trợ lãi vay đối với mức vay dưới 10 tỷ đồng.

Điều 8. Thẩm quyền quyết định hỗ trợ lãi vay

1. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp đề nghị hỗ trợ lãi vay đối với mức vay từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư sản xuất giống, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận.

2. Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp đề nghị hỗ trợ lãi vay đối với mức vay dưới 10 tỷ đng.

Điều 9. Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

1. Thành phần hồ sơ:

a) 01 phương án hoặc giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sản xuất có xác nhận đồng ý cấp tín dụng của tổ chức cho vay.

b) Đơn đăng ký hỗ trợ lãi vay (theo mẫu phụ lục 2 đính kèm).

2. Trình tự giải quyết

a) Chủ đầu tư liên hệ và thực hiện theo quy định của tổ chức cho vay. Khi tổ chức cho vay đồng ý thì chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Quy định này và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn nơi sản xuất, đầu tư.

b) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải hoàn thành việc xác nhận địa điểm đầu tư và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng Kinh tế quận, huyện.

c) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế quận - huyện phải kiểm tra thực tế về địa điểm đầu tư, đối tượng sản xuất của phương án có phù hợp với quy hoạch của quận - huyện để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân quận - huyện trình Hội đồng Thẩm định thành phố xem xét thẩm định.

d) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Kinh tế quận - huyện, Ủy ban nhân dân quận - huyện phải xem xét trình Hội đồng thẩm định thành phố.

đ) Trong thời gian 10 ngày làm việc, ktừ ngày nhận hồ sơ đề nghị xem xét phê duyệt phương án của Ủy ban nhân dân quận - huyện, Hội đồng thẩm định thành phố phải tổ chức thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt.

e) Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xem xét, phê duyệt phương án được hỗ trợ lãi vay của Hội đồng Thẩm định thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định hỗ trợ. Trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

g) Tổng thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 26 ngày làm việc.

Điều 10. Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận - huyện

1. Thành phần hồ sơ

a) 01 phương án hoặc giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sản xuất có xác nhận đồng ý cấp tín dụng của tổ chức cho vay

b) Đơn đăng ký hỗ trợ lãi vay (theo mẫu phụ lục 2 đính kèm).

2. Trình tự giải quyết

a) Chủ đầu tư liên hệ và thực hiện theo quy định của tổ chức cho vay. Khi tổ chức cho vay đồng ý thì chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Quy định này và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn nơi sản xuất, đầu tư.

b) Trong thời gian 03 ngày làm việc (riêng huyện Cần Giờ, Củ Chi là 05 ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải hoàn thành việc xác nhận địa điểm đầu tư và chuyển toàn bộ hồ sơ lên cơ quan thường trực (Phòng Kinh tế quận - huyện) của Hội đồng Thẩm định quận - huyện.

c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn, Hội đồng Thẩm định quận - huyện phải tổ chức thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận - huyện xem xét phê duyệt.

d) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị xem xét phê duyệt của Hội đồng Thẩm định quận - huyện, Ủy ban nhân dân các quận - huyện ban hành quyết định hỗ trợ. Trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do. Đồng thời gửi về Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn để thông báo đến chủ đầu tư đến nhận kết quả.

e) Tổng thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 11 ngày làm việc (riêng huyện Cần Giờ, Củ Chi là không quá 13 ngày làm việc).

3. Hộ nghèo nếu vay từ Qugiảm nghèo ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội:

Thực hiện theo quy trình cho vay của nguồn Quỹ này. Đồng thời lập danh sách gửi về Ban Chỉ đạo Giảm nghèo bền vững của quận huyện, giúp xây dựng phương án chương trình Hội đồng Thẩm định quận - huyện thẩm định và Ủy ban nhân dân quận - huyện ra quyết định phê duyệt đối với các phương án đủ điều kiện vay.

4. Hợp tác xã, thành viên hợp tác xã khi vay vốn từ Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã thành phố: Thực hiện theo quy trình cho vay của nguồn Qunày và các bước quy định tại nội dung trình tự thực hiện.

Điều 11. Thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

1. Định kỳ, căn cứ vào phương án hỗ trợ lãi vay được phê duyệt, chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay đến Kho bạc Nhà nước thành phố, gm có:

a) Bản sao hợp lệ hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hợp đồng cho vay đã ký với các tổ chức cho vay (trường hợp thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay trong kỳ đầu tiên hoặc hợp đồng vay có điều chỉnh);

b) Bảng kê chi phí và phiếu tính lãi vay kèm khế ước nhận nợ do các tổ chức cho vay tại thời điểm hỗ trợ lãi vay phát hành (bản sao) với các khoản vay thuộc hạng mục chi phí đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hỗ trợ lãi vay;

c) Văn bản (hoặc giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư) có xác nhận của tổ chức cho vay: về thời gian hỗ trợ lãi vay, số dư nợ thực tế và tổng số tiền hỗ trợ lãi vay.

d) Giấy rút vốn đầu tư theo mẫu của Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ hoạt động Kho bạc Nhà nước.

2. Căn cứ trên hồ sơ của chủ đầu tư và quyết định phân khai nguồn vốn hỗ trợ lãi vay của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc Nhà nước thành phố thực hiện thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay cho chủ đầu tư theo quy định.

Điều 12. Thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận - huyện

Ủy ban nhân dân quận - huyện lựa chọn một trong hai phương thức sau để thực hiện:

1. Ủy ban nhân dân quận - huyện thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay cho tổ chức cho vay định kỳ theo thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân quận - huyện và tổ chức cho vay:

a) Ngân sách quận - huyện chuyn phần kinh phí hỗ trợ lãi vay cho tổ chức cho vay định kỳ theo thỏa thuận giữa y ban nhân dân quận - huyện và tổ chức cho vay.

b) Căn cứ theo phương thức hỗ trợ lãi vay được phê duyệt và thỏa thuận với tổ chức cho vay, tổ chức cho vay lập danh sách các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi vay theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân quận - huyện gửi tổ chức cho vay để lấy ý kiến xác nhận và phiếu tính lãi vay theo khế ước nhận nợ do các tổ chức cho vay tại thời điểm hỗ trợ lãi vay phát hành và căn cứ trên tài khoản vay.

c) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được danh sách có ý kiến xác nhận và phiếu tính lãi vay nêu trên, Phòng Kinh tế tiến hành thẩm định, tổng hợp gửi hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay của các phương án cho Phòng Tài chính - Kế hoạch.

d) Căn cứ vào Quyết định phân khai chi tiết danh mục các dự án cấp bù lãi vay kích cầu từ nguồn ngân sách tập trung hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch rút kinh phí về ngân sách quận - huyện để hỗ trợ lãi vay theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân quận - huyện (giao Phòng Tài chính - Kế hoạch) chuyển tạm ứng kinh phí hỗ trợ lãi vay cho tổ chức cho vay định kỳ hàng tháng.

a) Căn cứ mức hỗ trợ lãi vay của phương án được phê duyệt, thỏa thuận trả lãi vay định kỳ và khế ước nhận nợ, tổ chức cho vay xác định kinh phí hỗ trợ lãi vay trong tháng liền kề gửi Phòng Kinh tế quận - huyện trước ngày 20 hàng tháng.

b) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ thanh toán tiền hỗ trợ lãi vay của tổ chức cho vay (bảng chiết tính tiền lãi hỗ trợ, phiếu chi hỗ trợ lãi vay, phiếu tính lãi vay), Phòng Kinh tế quận - huyện tiến hành thẩm định, tổng hợp gửi hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi vay của các phương án cho Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện để chuyển tạm ứng kinh phí, hỗ trợ lãi vay cho tổ chức cho vay.

c) Cuối tháng căn cứ vào phiếu tính lãi vay và các hồ sơ liên quan, Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi vay với tổ chức cho vay.

d) Căn cứ vào Quyết định phân khai chi tiết danh mục các dự án cấp bù lãi vay kích cầu từ nguồn ngân sách tập trung hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện rút kinh phí về ngân sách quận, huyện đhỗ trợ lãi vay theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố

Giao Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ Nghị quyết này ban hành văn bản quy định cụ thể trách nhiệm của các sở - ngành; Ủy ban nhân dân quận - huyện và các cá nhân, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Hội đồng nhân dân thành phố vào kỳ họp cuối hàng năm.

Điều 14. Kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quy định

1. Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các chủ đầu tư theo quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020.

2. Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện và các chủ đầu tư được hỗ trợ lãi vay.

3. Xử lý các chủ đầu tư sử dụng vốn vay không đúng mục đích như sau: Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm ra quyết định đình chỉ, điều chỉnh, thu hồi kinh phí hỗ trợ lãi vay đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân các quận - huyện phê duyệt phương án. Đề xuất Hội đồng Thẩm định thành phố xem xét xử lý theo quy định đối với các phương án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

4. Trường hợp thực hiện phương án sản xuất kéo dài hoặc dừng thực hiện trước thời hạn không phải do thiên tai, dịch bệnh, ngân sách thành phố sẽ không xem xét để tiếp tục hỗ trợ lãi vay, chủ phương án vay vốn tự chịu trách nhiệm thanh toán phần lãi do nợ quá hạn.

5. Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh), việc thực hiện xử lý rủi ro áp dụng theo các quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết này, nếu có sự không phù hợp với thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì và quyết định các nội dung bổ sung, sửa đổi cho phù hợp (trừ những nội dung có quy định mức chi ngân sách).

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PH H CHÍ MINH

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN, THỜI GIAN HỖ TRỢ LÃI VAY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

I. ĐỐI TƯỢNG CÂY CON VÀ ĐỊA BÀN

1. Lĩnh vực trng trọt

a) Trồng rau màu: Tại các vùng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và các vùng được các huyện - quận chuyển đổi trồng rau.

b) Nhóm hoa cây kiểng tại các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp.

c) Trồng cây ăn trái chuyên canh:

- Các xã dọc theo sông Sài Gòn thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức; dọc sông Đồng Nai Quận 9, Quận 12.

- Các xã thuộc huyện Bình Chánh.

- Các xã thuộc huyện Cần Giờ.

d) Trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

2. Lĩnh vực chăn nuôi

a) Chăn nuôi bò sữa: Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12 (áp dụng đối với các phường: Thạnh Xuân, Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Tân Chánh Hiệp và An Phú Đông nhưng không được phép tăng đàn).

b) Chăn nuôi bò thịt: Huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn.

c) Chăn nuôi heo: Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

d) Chăn nuôi gia cầm theo quy hoạch: Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi.

e) Chăn nuôi các loại: Thỏ, trùn quế, dế, dê, bò cạp tại các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp.

g) Nghề nuôi và khai thác tổ yến theo quy hoạch.

3. Lĩnh vực thủy sản

a) Nuôi thủy sản nước lợ, mặn: Huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.

b) Nuôi cá nước ngọt: Các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp.

c) Nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò, hàu, vọp, ốc hương, ốc len) tại huyện Cần Giờ.

d) Nuôi thủy đặc sản (cua, lươn, ếch, ba ba, cá chình, cá dứa) tại các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp.

e) Cá cảnh: Các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp.

g) Nghề khai thác thủy sản không mang tính lạm sát (bao gồm đóng mới, nâng cấp công suất máy, mua sắm ngư lưới cụ với phương tiện có tổng công suất máy dưới 90 CV; nâng cấp công suất máy từ 90 CV lên dưới 400 CV hoặc sửa chữa phương tiện, mua sắm ngư lưới cụ).

4. Lĩnh vực lâm nghiệp:

a) Ươm giống cây lâm nghiệp: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ.

b) Cá sấu, trăn, rắn, nhím, kỳ nhông ở vùng có điều kiện.

II. CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

1. Đầu tư xây dựng cơ bản:

a) Trồng trọt: Cải tạo đồng ruộng, nhà lưới, nhà kính.

b) Chăn nuôi: Xây mới, cải tạo chuồng trại; xây dựng hầm biogas.

c) Thủy sản: Đào ao, cải tạo ao, nhà lưới, nhà kính, vật tư dùng trong nuôi hàu tự nhiên.

d) Bảo quản và sơ chế biến sản phẩm nông nghiệp: nhà sơ chế, kho bảo quản.

e) Xe tải, xe chuyên dùng.

g) Thủy lợi, điện phục vụ sản xuất trồng trọt, thủy sản, diêm nghiệp.

2. Mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp:

Các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm ngư diêm nghiệp và ngành nghề nông thôn:

a) Trồng trọt: Máy làm đất, hệ thống tưới, máy bón phân, máy phun thuốc, máy thu hoạch, máy gieo cấy.

b) Chăn nuôi: Hệ thống cho ăn, vắt sữa, bảo quản sữa, xử lý chất thải, làm mát, máy xay, máy ép, máy nghiền, máy trộn thức ăn, máy bơm điện.

c) Thủy sản: Hệ thống cho ăn tự động, máy sục khí, hệ thống xử lý nước, hệ thống cung cấp oxy.

d) Bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp: Dây chuyền sơ chế, hệ thống làm lạnh, làm mát, bao đóng gói.

e) Các loại máy móc thiết bị cơ khí phục vụ cho ngành nghề nông thôn.

3. Ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp:

Các chủ đầu tư ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án tổ chức sơ chế sản phẩm nông nghiệp phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến khích.

III. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN: Trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

IV. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC CP GIẤY CHỨNG NHẬN (hoặc thẩm định bởi các cơ quan có chức năng theo quy định):

1. Ứng dụng sinh học phân tử trong giám định bệnh hại cây trồng, công nghệ sản xuất và ứng dụng các bộ KIT chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và vật nuôi.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất nấm, sản xuất chế phẩm xử lý môi trường.

3. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống: Công nghệ nhân giống duy truyền có cải tiến, nuôi cấy mô tế bào thực vật, đột biến gen, các kthuật sinh học phân tử.

4. Ứng dụng công nghệ trong canh tác cây trồng: Kỹ thuật canh tác không dùng đất, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; nhà lưới, nhà màng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

5. Ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản (điều chỉnh thành phần không khí: O2, N2, CO2,... sử dụng enzim, màng thông minh,....) và chế biến nông sản.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong canh tác chăm sóc cây trồng, vật nuôi như điều tiết nhiệt độ, ẩm độ, cường độ và thời gian chiếu sáng, tưới tiêu nước, sử dụng phân bón, phòng trừ sinh vật hại, thu hoạch nông sản,..

7. Ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu mới và ứng dụng sản xuất giá thể, khay ươm cây giống, màng phủ nông nghiệp, màng bao trái, chất bảo quản nông sản, sản xuất các vật liệu cho hệ thống nhà màng, hệ thống tưới,...

V. SẢN XUẤT GIỐNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG CÂY CON CHT LƯỢNG CAO CỦA THÀNH PHỐ

1. Các chương trình, dự án nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống.

2. Công nghệ sản xuất giống cây, con đảm bảo chất lượng và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị.

3. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông trình diễn, chuyển giao kỹ thuật về công nghệ sản xuất và chế biến giống, tiếp cận công nghệ sản xuất giống, thay đổi tập quán sử dụng giống từ OP sang giống F1.

4. Tư vấn thiết kế, xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, chứng nhận thương hiệu giống cây, con.

5. Mua giống ông bà, bố mẹ để phục vụ công tác sản xuất giống.

VI. MỘT S NGÀNH NGH NÔNG THÔN

1. Phát triển các ngành nghề sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm từ nông nghiệp, nông thôn: Làm muối, đan đát, nuôi và chế biến da cá sấu, làm bánh tráng, trồng nấm, sơn mài, ngà sừng, mành trúc, Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ các phụ phẩm nông nghiệp (như: gáo dừa, xơ dừa, lá dừa, bẹ chuối, lá chuối, lá sen...).

2. Nghề sinh vật cảnh, sản xuất tiểu cảnh, hòn non bộ, làm chậu phục vụ sản xuất hoa cây kiểng tại các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp.

3. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận.

VII. THỜI GIAN HTRỢ LÃI VAY (đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động):

1. Trồng rau màu (gia vị, ăn lá, quả, củ, rau mầm; bắp và cây rau màu khác theo quy hoạch) không quá 12 tháng.

2. Cây hoa kiểng:

- Hoa lan: Không quá 60 tháng

- Hoa nền, kiểng lá: Không quá 24 tháng

- Hoa mai, bonsai: Không quá 60 tháng

3. Cây ăn trái: Không quá 60 tháng

4. Trồng cỏ: Không quá 12 tháng.

5. Cá kiểng: 36 tháng.

6. Chăn nuôi heo:

- Heo thịt: Không quá 12 tháng

- Heo nái (để lại heo con nuôi thịt): Không quá 36 tháng

7. Chăn nuôi bò:

- Bò sữa: Không quá 36 tháng

- Bò đực (bê con của bò sữa), bò thịt: Không quá 24 tháng

- Bò thịt giống: không quá 36 tháng

8. Nuôi trồng thủy sản: Không quá 12 tháng (riêng nuôi hàu tự nhiên không quá 24 tháng).

9. Ươm giống cây lâm nghiệp: Không quá 12 tháng

10. Chăn nuôi cá sấu, trăn, rắn, nhím, kỳ nhông: Không quá 36 tháng.

11. Ngành nghề nông thôn: Không quá 12 tháng.

12. Ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp: Không quá 36 tháng.

13. Nghề nuôi và khai thác tổ yến theo quy hoạch: không quá 24 tháng.

14. Đóng mới, nâng cấp công suất máy, mua sắm ngư lưới cụ với phương tiện có tổng công suất máy dưới 90 CV: không quá 24 tháng.

15. Nâng cấp công suất máy từ 90 CV lên dưới 400 CV hoặc sửa chữa phương tiện, mua sắm ngư lưới cụ: không quá 36 tháng.

Căn cứ vào những quy định cụ thể về thời gian hỗ trợ lãi vay như trên và tình hình sản xuất thực tế của các chủ đầu tư, đối tượng cây trồng vật nuôi, ngành nghề nông thôn Hội đồng thẩm định của từng cấp sẽ xem xét đề xuất thời gian hỗ trợ lãi vay cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ LÃI VAY
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày tháng năm 201…

ĐƠN ĐĂNG KÝ HTRỢ LÃI VAY

(Đầu tư nuôi/trồng,............................................................................................................. )

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân quận/huyện: ………………………….
- Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:…………………..

Họ tên (cá nhân hoặc đại diện tổ chức):............................. sinh năm ...........................

Tên tổ chức: ...............................................................................................................

Nghề nghiệp /Chức vụ: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ......................................................................................................

Địa chỉ đầu tư: ............................................................................................................

SCMND số: ................................ do: CA .................................................................

Đối tượng:

□ Hộ nghèo

□ Tổ hợp tác

□ Hợp tác xã

 

□ Doanh nghiệp
(công ty)

□ Khác (ghi rõ):………..

Sau khi nghiên cứu Nghị quyết số ........./2017/QĐ-UBND ngày....tháng …. năm.... của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố.

Nay tôi làm đơn này (kèm phương án sản xuất đã được tổ chức cho vay đồng ý cho vay vốn) kính trình Ủy ban nhân dân các cấp xem xét giải quyết cho tôi được hỗ trợ lãi vay khi vay vốn để đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi cam kết sử dụng số tiền vay đúng mục đích, hoàn trả vn và lãi vay đúng thời hạn quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm sai quy định.

 

 

Người vay vốn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)



Xác nhận địa điểm đầu tư trên địa bàn xã, phường, thị trấn