Nghị định 55/2017/NĐ-CP quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra
Số hiệu: 55/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 09/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 29/05/2017 Số công báo: Từ số 381 đến số 382
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

QUẢN LÝ NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

NUÔI, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA

Điều 3. Điều kiện nuôi cá Tra thương phẩm

1. Có địa điểm, diện tích nuôi cá Tra phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về nuôi cá Tra thương phẩm; có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y.

3. Đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

4. Có Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 4. Đăng ký mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm

1. Mã số nhận diện ao nuôi:

Mã số gồm 11 số và có cấu trúc AA-BB-CCCC-DDD, trong đó:

AA: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng trong quản lý nuôi trồng thủy sản (Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này);

BB: Mã số đối tượng nuôi (đối với cá Tra là 01);

CCCC: Số thứ tự cơ sở nuôi được cấp từ 0001 đến 9999;

DDD: Số thứ tự ao nuôi của cơ sở nuôi cá Tra, được cấp theo thứ tự từ 001 đến 999.

2. Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp mã số nhận diện ao nuôi. Mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện.

3. Chủ cơ sở nuôi phải thực hiện đăng ký mã số nhận diện ao nuôi lần đầu hoặc đăng ký lại khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi.

4. Hồ sơ đăng ký:

a) Hồ sơ đăng ký lần đầu gồm: Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện ao nuôi (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) và bản sao sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi;

b) Hồ sơ đăng ký lại gồm: Giấy đăng ký cấp lại mã số nhận diện ao nuôi (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này), bản gốc Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm đề nghị cấp lại và bản sao sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi.

5. Trình tự thực hiện:

a) Chủ cơ sở nuôi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này về cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh;

b) Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh hướng dẫn chủ cơ sở nuôi bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;

c) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này); lưu hồ sơ 01 bản và gửi 01 bản cho chủ cơ sở nuôi. Trường hợp không cấp mã số nhận diện ao nuôi, cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh trả lời chủ cơ sở nuôi bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 5. Điều kiện chế biến cá Tra

1. Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Điều 21 của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

2. Đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản.

3. Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Có hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng các quy định của pháp luật và đảm bảo khả năng truy xuất đến cơ sở nuôi.

Điều 6. Điều kiện chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá Tra

1. Cá Tra nguyên liệu dùng để chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Sản phẩm cá Tra phải đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Việc ghi nhãn sản phẩm cá Tra phải tuân thủ quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm đã qua chế biến.

Điều 7. Điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá Tra

1. Sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải được chế biến từ cơ sở chế biến cá Tra đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu sản phẩm cá Tra không có cơ sở chế biến đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này, phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

a) Có hợp đồng mua sản phẩm cá Tra được chế biến tại cơ sở chế biến cá Tra đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Có hợp đồng gia công, chế biến với chủ sở hữu cơ sở chế biến đáp ứng quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải đáp ứng các quy định tại Điều 6 Nghị định này và quy định của quốc gia nhập khẩu. Trường hợp quốc gia nhập khẩu có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu.

3. Trình tự, thủ tục hải quan đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu thực hiện theo quy định của Luật hải quan. Tổ chức, cá nhân không phải xuất trình giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm cá Tra cho cơ quan hải quan.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh về việc cấp mã số nhận diện ao nuôi;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi, chế biến cá Tra; kiểm tra, giám sát chất lượng cá Tra nuôi, chế biến, xuất khẩu theo thẩm quyền;

d) Hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra theo quy định pháp luật;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý môi trường và Chương trình giám sát dịch bệnh cá Tra;

e) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra;

g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tham mưu, xử lý các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật và xúc tiến thương mại đối với xuất khẩu sản phẩm cá Tra;

h) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo thẩm quyền.

2. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tham mưu, xử lý các tranh chấp thương mại đối với xuất khẩu sản phẩm cá Tra;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này theo quy định pháp luật về thương mại.

3. Bộ Ngoại giao:

Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tham mưu, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật và xúc tiến thương mại đối với xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

4. Bộ Tài chính:

Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, báo cáo định kỳ tình hình xuất nhập khẩu cá Tra vào ngày 20 hàng tháng (Phụ lục IV và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

Điều 9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy định địa điểm, diện tích vùng sản xuất giống, vùng nuôi cá Tra thương phẩm phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.

2. Chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương tổ chức thực hiện cấp, cấp lại mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm.

3. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra tại địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra tại địa phương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất.

Điều 10. Hội, Hiệp hội ngành nghề có liên quan

1. Hướng dẫn hội viên tuân thủ quy định pháp luật về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, phân tích, dự báo, thông tin thị trường xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan tới nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

4. Hỗ trợ, cung cấp thông tin về nuôi, chế biến, thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Điều 11. Tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra

1. Tuân thủ các quy định về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

2. Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra theo quy định trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thu hoạch hoặc xuất bán.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, vi phạm trong nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm đã được cấp theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra tiếp tục có hiệu lực.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

QUY ĐỊNH MÃ SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

TP. Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hung Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01: Mẫu giấy đăng ký cấp mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm.

Mẫu số 02: Mẫu giấy đăng ký cấp lại mã số nhận diện ao nuôi cá Tra thương phẩm.

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM

Kính gửi[1]: ...............................................................................

Họ, tên chủ cơ sở: ..............................................................................................................

Số căn cước công dân/CMND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã doanh nghiệp ...........................do ...................................................., cấp ngày............................

Địa chỉ liên hệ:......................................................................................................................

Số điện thoại:..................... Fax:...........................Email (nếu có):.........................................

Căn cứ Nghị định số      /2017/NĐ-CP ngày     /     /2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Đăng ký cấp mã số nhận diện cho từng ao nuôi cá Tra của chủ cơ sở như sau:

TT

Ao nuôi[2]

Địa chỉ ao nuôi[3]

Diện tích ao nuôi (m2)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

...

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
CHỦ CƠ SỞ

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM

Kính gửi 1: ...............................................................................

Họ, tên chủ cơ sở: ..............................................................................................................

Số căn cước công dân/CMND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ...........................do ...................................................., cấp ngày............................

Địa chỉ liên hệ:......................................................................................................................

Số điện thoại:..................... Fax:...........................Email (nếu có):.........................................

Căn cứ Nghị định số      /2017/NĐ-CP ngày     /     /2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Đăng ký cấp mã số nhận diện cho từng ao nuôi cá Tra của chủ cơ sở như sau:

TT

Mã số nhận diện ao nuôi đã được cấp2

Địa chỉ ao nuôi3

Thay đổi diện tích ao nuôi (m2)

Thay đổi chủ cơ sở

Mới

Mới

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
CHỦ CƠ SỞ

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ NHẬN DIỆN AO NUÔI CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.......
CHI CỤC..............
..........

Căn cứ Nghị định số        /2017/NĐ-CP ngày     /     /2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra.

Chi cục trưởng Chi cục..................................tỉnh.............

CHỨNG NHẬN

Số: ......./20...

Họ, tên chủ cơ sở: ..............................................................................................................

Số căn cước công dân/CMTND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ...........................do ...................................................., cấp ngày............................

Địa chỉ cơ sở:......................................................................................................................

Số điện thoại:.................................................... Fax:...........................................................

Email (nếu có):.....................................................................................................................

Mã số cơ sở nuôi (AA-BB-CCCC):.........................................................................................

Có mã số nhận diện từng ao nuôi cá Tra như sau:

TT

Mã số nhận diện ao nuôi1

Ao nuôi2

Diện tích ao nuôi (m2)

Địa chỉ ao nuôi3

1

AA-BB-CCCC-DDD

 

 

 

2

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

................, ngày........tháng........năm.......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

Số: .............

Hà Nội, ngày      tháng      năm 20 

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA

THÁNG ............./20......
---------------

Kính gửi:


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Công Thương.

 

STT

Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu

Mã số doanh nghiệp

Ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu

Nước/vùng lãnh thổ hàng đến cuối cùng

Mã HS

Lượng hàng xuất khẩu (tấn, đơn vị tính khác)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Tổng lượng hàng xuất khẩu (tấn, đơn vị tính khác):

 

 

Nơi nhận:
-
-

TỔNG CỤC HẢI QUAN

 

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA
(Kèm theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

Số: .............

Hà Nội, ngày      tháng      năm 20 

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA

THÁNG ............./20......
---------------

Kính gửi:


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Công Thương.

 

STT

Tên tổ chức, cá nhân ở Việt Nam nhập khẩu1

Mã số doanh nghiệp

Ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu

Nước/vùng lãnh thổ xuất xứ

Mã HS

Lượng hàng xuất khẩu (tấn, đơn vị tính khác)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Nơi nhận:
-
-

TỔNG CỤC HẢI QUAN

 

 



[1] Ghi rõ tên cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.

[2] Ghi rõ vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

[3] Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

1 Ghi rõ tên cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.

2 Ghi rõ vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

3 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

1 Mã số nhận diện ao nuôi cấp cho cơ sở theo từng ao.

2 Ghi rõ ký hiệu hoặc tên ao nuôi, vị trí, địa điểm ao nuôi theo sơ đồ ao nuôi.

3 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

1 Tổ chức, các nhân nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân có hàng nhập khẩu

Điều 21. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm

1. Về nhân lực

a) Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Cơ sở sơ chế, chế biến tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

3. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến

a) Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực phụ trợ phải bố trí theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;

b) Tách biệt khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ liên quan;

c) Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập;

d) Có hệ thống thông gió bảo đảm thông thoáng, thổi từ khu vực có yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực sản xuất;

đ) Có hệ thống chiếu sáng bảo đảm kiểm soát được các thông số chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy trình công nghệ; bóng đèn chiếu sáng trong khu vực chế biến phải được che chắn bằng hộp, lưới bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm;

e) Có nước sử dụng cho sơ chế, chế biến đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Đường ống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy bố trí riêng, để phân biệt bằng màu sắc và tách biệt với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm;

g) Có thiết bị khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm được xử lý, tách cặn bẩn, mùi;

h) Có nhà vệ sinh tách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực sản xuất; có phòng thay trang phục bảo hộ lao động;

i) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn.

4. Về thiết bị, dụng cụ

a) Có thiết bị rửa tay, khử trùng, ủng; nơi rửa tay có nước sạch, xà phòng, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hoặc có máy sấy khô;

b) Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

c) Có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập;

d) Có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ;

đ) Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt; dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hại phải có ký hiệu và chỉ thị màu sắc để phân biệt chất thải nguy hại với chất thải khác.

Xem nội dung VB