Nghị định 34/1999/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999
Số hiệu: | 34/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 12/05/1999 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 22/06/1999 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999;
Để thực hiện việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc theo Nghị quyết số 18/1998/QH10 ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Mục đích phát hành công trái
Chính phủ phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư tăng thêm cho thủy lợi, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn, trước hết là các xã nghèo đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 18/1998/QH10 ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Quốc hội.
Điều 2. Đối tượng mua công trái
1. Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam.
4. Cơ quan hành chính, sự nghiệp.
5. Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
7. Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
8. Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Loại tiền, kỳ hạn, thời gian phát hành công trái và lượng vốn huy động
1. Công trái xây dựng Tổ quốc phát hành năm 1999 thu và ghi bằng tiền Việt Nam, có kỳ hạn 5 năm tính từ thời điểm phát hành.
2. Thời gian phát hành bắt đầu từ ngày 19 tháng 5 năm 1999.
3. Tổng mức vốn huy động là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).
1. Công trái phát hành năm 1999 có in trước mệnh giá và không ghi tên.
2. Mệnh giá tối thiểu của một phiếu công trái là 20.000 đồng (hai mươi nghìn đồng) và mệnh giá tối đa là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng).
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các mức mệnh giá công trái cho phù hợp và thuận lợi cho người mua công trái.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tên trên phiếu công trái.
Điều 6. Bảo đảm giá trị tiền mua công trái và lãi suất công trái
Trên cơ sở bảo đảm giá trị tiền mua công trái và tỷ lệ lãi suất theo quy định tại Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999, lãi suất ghi trên công trái phát hành năm 1999 được quy định là 10%/năm (bao gồm cả mức trượt giá và tỷ lệ lãi suất 1,5%/năm) và lãi suất tính cho 5 năm là 50%.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm (7,5%) lớn hơn 50% thì người sở hữu công trái sẽ được Nhà nước bù chênh lệch.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất năm (7,5%) thấp hơn hoặc bằng 50% thì người sở hữu công trái vẫn được hưởng lãi suất 50% như ghi trên phiếu công trái đã phát hành.
Điều 7. Kỳ hạn thanh toán công trái
Tiền mua công trái phát hành năm 1999 được thanh toán đúng kỳ hạn 5 năm (đủ 60 tháng), gốc và lãi công trái được thanh toán một lần.
Trường hợp đến hạn, người sở hữu công trái chưa thanh toán, gốc và lãi công trái sẽ được bảo lưu trên tài khoản riêng chờ thanh toán. Thời gian quá hạn không được tính lãi.
Điều 8. Thanh toán trước kỳ hạn
1. Trong trường hợp đặc biệt, người sở hữu công trái có nhu cầu thanh toán trước kỳ hạn thì được thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền gốc và được hưởng lãi tính trên số tiền ghi trên công trái như sau:
a) Thời gian mua công trái chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi.
b) Thời gian mua công trái từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì được hưởng lãi là 10%.
c) Thời gian mua công trái từ 24 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng lãi là 20%.
d) Thời gian mua công trái từ 36 tháng đến dưới 48 tháng thì được hưởng lãi là 30%.
đ) Thời gian mua công trái từ 48 tháng đến dưới 60 tháng thì được hưởng lãi là 40%.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp đặc biệt được thanh toán công trái trước kỳ hạn.
Điều 9. Quyền của người sở hữu công trái
1. Người sở hữu công trái có quyền bán, tặng cho, để lại thừa kế hoặc sử dụng để cầm cố.
2. Người sở hữu công trái không được dùng công trái để thay thế tiền trong lưu thông và sử dụng trực tiếp trong quan hệ thanh toán khác.
Điều 10. Bảo quản, cất giữ phiếu công trái
1. Người sở hữu công trái có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản phiếu công trái. Phiếu công trái bị tẩy xóa, sửa chữa, chắp vá không được thanh toán.
2. Người sở hữu công trái bị mất phiếu công trái thì không được thanh toán.
3. Người sở hữu công trái có thể gửi phiếu công trái tại Kho bạc Nhà nước để bảo quản, cất giữ và phải nộp một khoản phí do Bộ Tài chính quy định nhưng không cao hơn mức phí ký gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Quản lý công trái do tổ chức mua
1. Công trái do tổ chức mua được quản lý như các tài sản khác của đơn vị.
2. Trường hợp tổ chức mua công trái bị giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chấm dứt hoạt động thì công trái được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Địa điểm phát hành và thanh toán công trái
1. Địa điểm phát hành và thanh toán công trái được tổ chức an toàn, thuận tiện phục vụ cho người mua công trái và thanh toán công trái.
2. Công trái được phát hành và thanh toán tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước hoặc tại các cơ quan tổ chức khác do Bộ Tài chính ủy nhiệm.
3. Tổ chức, cá nhân có thể mua công trái và thanh toán công trái ở bất cứ địa điểm nào theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 13. Chi phí phát hành và thanh toán công trái
Chi phí phát hành và thanh toán công trái được bố trí trong ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Điều 14. Nguồn vốn huy động và nguồn vốn thanh toán công trái
1. Nguồn vốn huy động từ phát hành công trái xây dựng Tổ quốc phải được phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước và sử dụng đúng mục đích theo quy định tại Điều 1 Nghị định này; đồng thời phải công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn vốn để thanh toán gốc và lãi công trái do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc mua công trái xây dựng Tổ quốc, trong công tác vận động mua công trái, tổ chức phát hành công trái thì được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công trái thì bị xử lý theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999.
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và cơ quan liên quan
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, lập phương án sử dụng đúng mục đích nguồn vốn huy động được từ phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |