Công văn 7509/BKHĐT-TCTK năm 2016 hướng dẫn công tác chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | 7509/BKHĐT-TCTK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Văn Trung |
Ngày ban hành: | 15/09/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thống kê, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7509/BKHĐT-TCTK |
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Bộ Quốc phòng; |
Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1672/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Điều 4 của Quyết định này quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra của Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp ở địa phương để thực hiện công tác chuẩn bị và triển khai cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra từng cấp và kế hoạch triển khai như sau:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
1.1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra của mỗi Bộ do một Thứ trưởng phụ trách công tác thống kê làm Trưởng ban; Ủy viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra mỗi Bộ gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan như Văn phòng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tin học thống kê,...
- Thành lập Tổ thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo của mỗi Bộ, thành viên gồm sỹ quan của các phòng, ban có liên quan.
1.2. Cấp tỉnh và cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cùng cấp.
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó trưởng ban thường trực; Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng) các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thuế, Kho bạc Nhà nước, Đài phát thanh, Đài truyền hình và một Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm ủy viên;
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập Tổ thường trực do một Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp tham gia Ban Chỉ đạo làm Tổ trưởng, Thành viên là công chức của cơ quan Thống kê và các cơ quan cùng cấp có thành viên trong Ban Chỉ đạo Tổng điều tra. Tổ thường trực mỗi cấp chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cùng cấp, có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tổ chức, chỉ đạo, thực hiện cuộc Tổng điều tra.
1.3. Cấp xã, phường, thị trấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là các xã) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã. Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm trưởng ban, công chức Văn phòng - Thống kê làm Ủy viên thường trực, công chức thuộc phòng Văn hóa- Xã hội làm ủy viên.
Các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có dưới 30 cơ sở kinh tế và các xã vùng đồng bằng có dưới 50 cơ sở kinh tế, không thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo; công chức Văn phòng - Thống kê làm nhiệm vụ thường trực.
2. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra theo đúng phương án và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương;
- Chịu trách nhiệm về sự thành công của cuộc Tổng điều tra tại Bộ, ngành và địa phương mình;
- Kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương những vấn đề mới phát sinh để thống nhất xử lý, giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện được sử dụng con dấu của cơ quan Thống kê địa phương cùng cấp trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện giao dịch phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra;
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện giao dịch phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra;
- Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực Tổng điều tra các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổng điều tra.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh và Tổ thường trực trước ngày 15/10/2016;
- Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện và Tổ thường trực trước ngày 15/11/2016;
- Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã trước ngày 15/12/2016.
Sau khi thành lập, đề nghị Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương danh sách Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực Tổng điều tra của Bộ, cấp tỉnh; số lượng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện và cấp xã trước ngày 25/12/2016 để phối hợp chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra. Báo cáo gửi về: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê - Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ), số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 Ban hành: 30/11/2018 | Cập nhật: 05/12/2018
Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2016 về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Ban hành: 26/08/2016 | Cập nhật: 29/08/2016
Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư Ban hành: 28/09/2015 | Cập nhật: 01/10/2015
Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” Ban hành: 26/09/2011 | Cập nhật: 04/10/2011