Công văn 672/BHXH-CSYT năm 2018 thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 672/BHXH-CSYT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Phạm Lương Sơn
Ngày ban hành: 01/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Bảo hiểm, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 672/BHXH-CSYT
V/v thực hiện BHYT đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2018

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm và hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bo him xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bo him xã hội Công an nhân dân.

Đ gii quyết một số khó khăn,ng mc trong thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đi với cán bộ, chiến quân đội nhân dân (QN), công an nhân dân (CA), người làm công tác cơ yếu (CY) do Bo hiểm xã hội (BHXH) Bộ Quc phòng (BQP), BHXH CA phát hành th BHYT, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là BHXH các tnh), BHXH BQP, BHXH CA thực hiện như sau:

1. Về ký hợp đồng khám bệnh, cha bệnh (KCB) BHYT:

BHXH các tnh tiếp nhn, thẩm định h sơ và ký hp đng với các cơ sở KCB thuộc BQP, Bộ Công an (BCA) đã có đđiều kiện KCB BHYT nhưng chưa được BHXH BQP, BHXH CA ký hợp đồng KCB BHYT, đ thực hiện KCB BHYT cho đối tượng QN, CA, CY và các đối tượng khác (nếu có),

Hồ ký hợp đồng KCB BHYT thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 4 Quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong KCB ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam (Quyết đnh 1399); bổ sung Danh sách người đăng ký hành nghề tại cơ sở KCB theo mu tại Phụ lục IV, Ngh đnh số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đi vi cơ s KCB để phục vụ công tác giám định BHYT.

2. Về đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyn tuyến KCB BHYT:

2.1. V đăng ký KCB ban đầu:

BHXH BQP, BHXH CA hướng dẫn đối tưng QN, CA, CY đang sinh sng, học tp và làm việc tại địa phương được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ s KCB trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BQP ngày 01/4/2016 của BQP quy định tuyến chun môn kỹ thuật KCB, đăng ký và chuyn tuyến KCB đối với các đối tượng thuộc BQP quản (Thông tư 46) và Thông tư số 43/2016/TT-BCA ngày 25/10/2016 của BCA quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sĩ công an (Thông tư 43), trong đó, ưu tiên các đối tượng QN, CA, CY được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở KCB thuộc BQP, BCA

2.2. Về chuyn tuyến KCB BHYT:

Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đi vi QN, CA, CY (Nghị định 70); Thông 40; Thông tư 43 và Thông tư s 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 cán Bộ Y tế quy đnh đăng ký KCB ban đầu và chuyn tuyến KCB BHYT. BHXH các tỉnh đề nghị các cơ sở KCB BHYT lưu ý các nội dung:

- Vic chuyển tuyến KCB BHYT không phân biệt giữa cơ sở KCB thuộc BQP và BCA với cơ sở KCB dân y;

- Trường hợp người bệnh là đối tượng QN, CA, CY có nguyện vọng chuyn tuyến từ cơ s KCB dân y sang cơ sở KCB thuộc BQP, BCA và ngược lại thì BHXH tỉnh đề nghị cơ sở KCB BHYT thực hiện theo quy định;

- Trường hợp đối tượng QN, CA, CY đi công tác, nghỉ phép, làm nhiệm vụ đột xuất hoặc hành quân dã ngoại tại địa phương khác thì được KCB tại bất k cơ sở KCB nào thuộc BQP, BCA hoặc dân y trên đa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở KCB ban đầu ghi trên th BHYT; trường hợp địa phương đó không có cơ s KCB tương đương thì đối tượng QN, CA, CY được la chọn cơ sở KCB khác có t chức KCB BHYT ban đu

3. V quyền lợi và mức hưng của đi tượng QN, CA, CY;

Thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Luật BHYT; Điều 10, Điều 11 Nghị định 70; Điều 7 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - B Tài chính hướng dẫn thc hiện BHYT đối với QN, CY (Thông tư 85); Điều 19 Thông tư 46 và Điều 11 Thông tư 43, lưu ý một s nội dung sau:

- Được hưng 100% chi phí KCB BHYT không áp dụng gii hạn tỷ lệ thanh toán đi với một số thuốc, hóa chất vật tư Y tế (VTYT và dịch vụ kỹ thuật (DVKT) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế khi đi KCB đúng quy đnh.

- Được hưng 100% chi phí KCB BHYT đối với đối tượng QN, CA, CY đăng ký KCB ban đầu tại Trạm Y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi KCB tại Trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cnước.

- Đối với chi phí KCB ngoài phạm vi được hưng BHYT quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 70, điều kiện thanh toán như sau: đối tượng QN, CA, CY đi KCB đúng quy định tại Điều 26, 27 và 28 Luật BHYT; thuốc, hóa chất phải được phép lưu hành tại Việt Nam; VTYT có trong danh mục được cấp phép sử dụng; danh mục, giá DVKT phi được cấp có thm quyn phê duyệt; phải được hội chn hoặc người đứng đầu cơ sở KCB ký phê duyệt và lưu h sơ bệnh án; thực hiện thanh toán các chi phí này cho người bệnh ngay tại cơ sở KCB,

4. Mã hóa các chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT: Trong thời gian Bộ Y tế chưa ban hành bộ mã danh mục dùng chung đối với thuc, hóa chất, VTYT và DVKT y tế ngoài phạm vi được hưng BHYT cơ s KCB tạm thi thực hiện mã hóa như sau:

4.1. Đối với danh mục DVKT và Vật tư y tế (file XML.3):

- Trường hợp cơ sở KCB sử dụng DVKT ngoài phạm vi được hưng BHYT thì trưng Mã dịch vụ (MA_DICH_VU) ghi XX.70P5.YYYY, trưng Mã giá ghi 7N.YYYY.ZZZZ, trong đó XX là mã chuyên khoa, YYYY là số quyết định của cp có thẩm quyền phê duyệt giá, ZZZZ là hai ký tự của tháng và hai ký t cui của năm ban hành quyết định.

- Trưng hp VTYT thuộc các nhóm đã được quy định thì trưng MA_VAT_TU ghi NXX.YY.ZZZ.N70 trong đó XX, YY, ZZZ là thứ tự nhóm theo quy định.

Ví dụ: Vật liệu cm máu, điều trị các vết thương khác có mã nhóm theo quy định là N02.04.050 thì ghi N02.04.050.N70.

- Trưng hợp VTYT chưa được quy định nhóm th trường MA_VAT_TU ghi N70.N70.

4.2. Đối với danh mục Thuc (file XML.2)

a) Đi vi thuốc tân dưc:

- Trường hợp thuốc có 1 hoạt chất thì trường Mã hoạt chất (MA_HOAT_CHAT) ghi 70.T1, trường Số đăng ký (SO_DANG_KY) ghi như các đối tượng khác.

- Trưng hợp thuốc có từ 2 hoạt chất trở lên thì trường MA_HOAT_CHAT ghi 70.T1+70.T1/40.XXX, trong đó t hoạt cht th 2 trở đi nếu không có trong danh mục dùng chung thuộc phạm vi được hưng BHYT thì ghi 70.T1, nếu có trong danh mục thì ghi 40.XXX, XXX là số thtự trong danh mục dùng chung thuộc phạm vi được hưng BHYT, Trường SO_DANG_KY ghi như các đối tượng khác.

Ví dụ: Thuốc A có 2 hoạt cht B và C không có trong danh mục dùng chung thì trường MA_HOAT_CHAT ghi 70.T1 + 70.T1. Trường hợp hoạt cht B không trong danh mục dùng chung, hoạt cht C Nimodipin có mã hot cht trong danh mục dùng chung là 40.572 thì trưng MA_HOAT_CHAT ghi 70.T1+40.572.

- Trưng hợp thuc do cơ s KCB t bào chế: trưng MA_HOAT_CHAT ghi 70.T2, trưng SO_DANG_KY ghi 70.TD.XXXXX, trong đó XXXXX mã cơ sở KCB.

b) Đối với thuc chế phm Y học c truyền:

- Trưng MA_HOAT_CHAT ghi 70C.1, trường SO_ĐANG_KY ghi như các đi tượng khác.

- Đối với thuc do cơ sở KCB tự bào chế: trường MA_HOAT_CHAT ghi 70C.2, trưng SO_DANG_KY ghi 70.CP.XXXXX, trong đó XXXXX là mã cơ s KCB.

c) Đối với v thuốc Y học c truyn: Trường MA_HOAT_CHAT ghi 70V.0

5. V dữ liệu thẻ BHYT của các đối tượng do BHXH BQP, BHXH CA phát hành th:

- Cơ s KCB không thực hiện tra cu thông tin về thẻ BHYT của đối tượng QN, CA, CY khi đi KCB do cần bo mật thông tin.

- BHXH BQP có trách nhiệm cập nhật vào cơ sở d liệu th BHYT tập trung của BHXH Việt Nam ngay khi phát hành hoặc điều chỉnh, bổ sung thông tin cho các đối tượng do BHXH BQP cấp th (trừ đi tượng QN, CY).

6. BHXH BQP, BHXH CA, nơi phát hành th BHYT của đối tượng QN, CA, CY thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT các trường hp sau:

- Các đi tượng mới được tuyển chọn vào các đơn vị của quân đội, công an và t chc cơ yếu đã trin khai cp thẻ BHYT nhưng chưa được cấp th BHYT;

- Đ đm bo quyn lợi cho đi tượng QN, CA, CY theo đúng quy định của Luật BHYT, trong thời gian ch ý kiến của Bộ Y tế về chi phí trong phạm vi hưởng BHYT tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 70 nhưng giới hạn t lệ thanh toán tại Thông tư s 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và t lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch v kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưng của người tham gia BHYT và ngoài định mức, giới hạn tỷ lệ thanh toán tại Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày 14/4/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và t lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hướng của người tham gia BHYT, cơ sở KCB BHYT cung cấp hóa đơn, chng t đ người bệnh thanh toán trực tiếp chi phí theo quy định.

Phần chi phí này được chi tr từ nguồn kinh phí BHYT dành cho KCB của đối tượng QN, CA, CY.

7. Về sử dụng thuốc tại bệnh xá trực thuộc BCA, bệnh xá công an tnh, bệnh xá trực thuộc BQP chưa được Xếp hạng:

Trong thời gian chưa được cp có thẩm quyền phân hạng bnh viện đối với bệnh xá, tạm thi áp dụng danh mục thuốc sử dụng cho Trạm Y tế xã, phưng, thị trấn và tương đương theo quy đnh tại Thông tư s 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dưc thuốc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Trưng hợp bệnh xá thực hiện các dịch vụ k thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn, được cấp có thẩm quyn phê duyệt thì được sử dụng thuốc của tuyến cao hơn theo quy định tại Khoản 8 Điều 5 Thông tư số 40/2014/TT-BYT.

8. V tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT:

8.1. Tạm ứng kinh phí KCB BHYT

a) BHXH Việt Nam tạm ứng kinh phí cho BHXH các tnh đ tạm ứng kinh phí KCB BHYT cho các cơ s KCB thuộc BQP, BCA do BHXH các tnh ký hợp đồng theo quy đnh tại Điểm b Khoản 1 Điền 32 Luật BHYT, Khoản 1 Điều 15 Quyết định 1399.

b) Về mu biểu:

- Cơ s KCB thuộc BQP, BCA tng hợp chi phí KCB BHYT của đối tượng QN, CA, CY theo Mu QNCAa-HD ban hành kèm theo Công văn s2032/BHXH-CSYT ngày 03/6/2016 của BHXH Vit Nam giải quyết một số vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT gửi BHXH tỉnh theo quy định.

- BHXH các tnh:

+ Lp Bảng tổng hợp đ nghị tạm ng kinh phí KCB BHYT theo Mu số 12/BHYT ban hành kèm theo Công văn s 79/BHXH-TCKT ngày 09/01/2017 của BHXH Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hạch toán, tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí KCB BHYT đối với đi tượng QN, CA, CY do BHXH BQP, BHXH CA phát hành th BHYT để tạm ng cho cơ sở KCB và đề ngh BHXH Việt Nam cấp tạm ng kinh phí.

+ Tổng hợp chi phí KCB BHYT của đối tượng QN, CA, CY do BHXH, BQP, BHXH CA phát hành th đến KCB tại các cơ s KCB thuc BQP, BCA do BHXH tnh ký hp đng vào s liệu Tng hợp thanh toán đa tuyến ngoại tnh theo Mu s 11/BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1399, tách riêng dòng chi phí KCB BHYT của đối tượng QN, CA, CY; chi phí trong phạm vi BHYT, ngoài phm vi BHYT.

8.2. Thanh quyết toán kinh phí KCB BHYT

a) Cơ s KCB thuộc BQP, BCA:

Lập biểu mẫu theo đúng quy định tại Quyết định 1399, Việc tổng hợp chi phí KCB BHYT phải phân tích riêng chi phí trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT chi trả và chi phí ngoài phạm vi quỹ BHYT chi trả.

b) BHXH các tnh:

- BHXH tỉnh thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT của đối tượng QN, CA, CY, do BHXH BQP, BHXH CA cp thBHYT, chi phí trong phạm vi hưởng BHYT được tính trong trần như các đối tượng tham gia BHYT khác; chi phí của đối tượng QN, CA, CY ngoài phạm vi BHYT được tính ngoài trần đa tuyến đến.

- Hàng quý, BHXH các tnh thực hiện thanh quyết toán chi phí KCB BHYT với cơ s KCB thuộc BQP, BCA do BHXH tnh ký hợp đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Quyết định 1399.

- Hàng quý, lập Mu số 15/BHYT-QNCA ban hành kèm theo Công văn s 79/BHXH-TCKT để tng hợp, báo cáo BHXH Việt Nam.

c) BHXH BQP, BHXH CA:

Hàng quý, khi nhận được thông báo của Trung tâm Gm định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bc, BHXH BQP và BHXH CA ch động chuyn tiền tạm ứng và thanh toán chi phí KCB BHYT về BHXH Việt Nam theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 85Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư 43,

Yêu cầu BHXH các tnh đề nghị cơ sở KCB đảm bo quyền lợi hưng BHYT cho đối tượng QN, CA, CY và thân nhân QN, CA, CY; không, thu thêm các khoản chi phí đã kết cu trong giá dch vụ kỹ thuật, các chi phí thuộc phạm ving BHYT của đối tượng QN, CA, CY theo đúng quy định của pháp luật về BHYT, khn trương triển khai t chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mc kp thời báo cáo BHXH Việt Nam để có chỉ đạo, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
B Quốc phòng;
- Bộ C
ông an;
- T
ng Giám đc (để b/c);
- Các đơn vị: TCKT, DVT, GĐB, PC, CNTT, VP;
- Lưu: VT, CSYT (5 bản)./.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC





Phạm Lương Sơn

 

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
...
Chương II TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ, ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU, CHUYỂN TUYẾN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ THỦ TỤC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
...
Điều 4. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
2. Điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Cơ quan BHXH ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ sở y tế khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh; đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC và các quy định pháp luật có liên quan; được BHXH Việt Nam cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định tại Điều 3 Quyết định số 1314/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT.

Xem nội dung VB
Điều 14. Chuyển tuyến điều trị

1. Việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ.

2. Đối với việc chuyển tuyến chuyên môn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Trường hợp cần chuyển tuyến theo yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan, đơn vị quản lý các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này có yêu cầu bằng văn bản và phải đảm bảo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chuyển đến có khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu điều trị của người bệnh.

4. Thủ tục chuyển tuyến:

a) Chuyển tuyến thông thường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Chuyển tuyến theo yêu cầu nhiệm vụ, ngoài hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản này còn phải có thêm văn bản đề nghị của đơn vị quản lý đối tượng.

Xem nội dung VB
Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

*Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...
14. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 21*

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...
14. ... sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 ... Điều 21 như sau:

“b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.*

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều này; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành danh mục thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...
14. ... sửa đổi, bổ sung ... khoản 2 Điều 21 như sau:
...
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”*

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”*



Xem nội dung VB
Điều 10. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế

1. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điều này và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này còn được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác bao gồm: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.

3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 11. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:

a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định này;

b) Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước;

d) Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.

2. Đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng như sau:

a) 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

c) 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

d) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phần còn lại của chi phí điều trị nội trú quy định tại các Điểm a và b Khoản này; phần còn lại của chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm c Khoản này và chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này (nếu có) do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5. Chi phí vận chuyển

a) Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi cấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;

b) Mức hưởng chi phí vận chuyển giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;

c) Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:

Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận.

Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh và được lưu trong hồ sơ quyết toán.

Xem nội dung VB
Điều 7. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP

1. Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với đối tượng này khi:

a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi và bổ sung hoặc khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu;

b) Thuốc, hóa chất phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, vật tư y tế phải có trong danh Mục được cấp phép sử dụng, danh Mục kỹ thuật y tế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giá dịch vụ kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo kết quả trúng thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế;

d) Sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế ngoài danh Mục thanh toán của bảo hiểm y tế phải được hội chẩn hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc người được ủy quyền) ký phê duyệt và lưu trong hồ sơ bệnh án.

2. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này không đủ thì ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm các nội dung chi này.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết toán các nội dung chi phí thuộc các Khoản 1 và 2 Điều này (nếu có) với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp phần chi phí tại Khoản 2 Điều này báo cáo Bộ Tài chính để bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 19. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18 đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Quân đội cùng tuyến hoặc tuyến dưới, nếu kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị được xác định là đúng tuyến.

2. Trường hợp quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu đi công tác hoặc nghỉ phép, nghỉ chuẩn bị hưu nếu đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y hoặc dân y thuộc địa bàn nơi công tác, nơi nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu được xác định là đúng tuyến khi:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thuộc tuyến tương đương cho từng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18; hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nằm trong phạm vi thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định; hoặc bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào nếu nằm cùng trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc vùng giáp ranh;

b) Có giấy công tác, hoặc giấy nghỉ phép, hoặc quyết định nghỉ chuẩn bị hưu hợp lệ.

3. Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BQP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ Quốc phòng Ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong Quân đội, khi tiếp tục đến khám và điều trị bệnh cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu chuyển đến được xác định là đúng tuyến.

4. Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được tiếp tục điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh hoặc được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn được xác định là đúng tuyến.

5. Trường hợp người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi chuyển tuyến được phát hiện hoặc phát sinh bệnh khác kèm theo nếu thuộc phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh được xác định là đúng tuyến.

Xem nội dung VB
Điều 11. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP

a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ y tế tại cơ sở đó nhưng tối đa không vượt quá giá dịch vụ y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế công lập tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật. Phần chênh lệch do cán bộ, chiến sĩ tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Đối với các cơ sở y tế công lập có thực hiện các dịch vụ y tế xã hội hóa, thanh toán theo giá do cơ sở y tế quy định nhưng không vượt quá giá thanh toán bảo hiểm y tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp có sử dụng dịch vụ y tế xã hội hóa cán bộ, chiến sĩ tự thanh toán phần chênh lệch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP

a) Điều kiện thanh toán:

- Cán bộ, chiến sĩ khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế (đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu;

- Thuốc, hóa chất phải được phép lưu hành tại Việt Nam; vật tư y tế phải có trong danh mục được cấp phép sử dụng; danh mục kỹ thuật y tế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Giá dịch vụ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo kết quả trúng thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế;

- Sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế ngoài danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế phải được hội chẩn hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc người được ủy quyền) ký phê duyệt và lưu trong hồ sơ bệnh án.

b) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết toán các nội dung chi phí ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) hoặc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến hoặc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.

Xem nội dung VB
Điều 10. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế
...
2. Ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điều này và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này còn được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác bao gồm: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.

Xem nội dung VB
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 27. Chuyển tuyến điều trị

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Xem nội dung VB
Điều 10. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế

1. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.

Xem nội dung VB
Điều 5. Quy định thanh toán đối với một số loại thuốc
...
8. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật của tuyến cao hơn theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật thì được sử dụng các thuốc theo danh mục thuốc quy định đối với tuyến cao hơn, phù hợp với dịch vụ kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp, gửi danh mục thuốc cho tổ chức bảo hiểm xã hội để làm cơ sở thanh toán.

Xem nội dung VB
Điều 32. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm tạm ứng kinh phí hàng quý cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tối thiểu bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực tế của quý trước đã được quyết toán. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì mức tạm ứng lần đầu tối thiểu bằng 80% mức kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một quý theo hợp đồng đã ký.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:

“Điều 32. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Việc tạm ứng kinh phí của tổ chức bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện hằng quý như sau:
...
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, được tạm ứng 80% nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông báo đầu kỳ của tổ chức bảo hiểm y tế; trường hợp không có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, căn cứ số chi khám bệnh, chữa bệnh sau một tháng thực hiện hợp đồng, tổ chức bảo hiểm y tế dự kiến và tạm ứng 80% kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong quý;*

Xem nội dung VB
Điều 15. Tạm ứng kinh phí và thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở y tế

a) Ngay khi nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở y tế (theo mẫu số 79a-HD, 80a-HD, Phòng Giám định BHYT (hoặc bộ phận giám định) lập Bảng tổng hợp đề nghị tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo mẫu số 12/BHYT ban hành kèm theo Quyết định này, chuyển Phòng Kế hoạch - Tài chính (hoặc bộ phận kế toán).

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu số 12/BHYT, Phòng Kế hoạch - Tài chính (hoặc bộ phận kế toán) tạm ứng cho cơ sở y tế một lần bằng 80% số chi theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở y tế.

b) Quy trình tạm ứng kinh phí

- Chậm nhất ngày 05 tháng đầu mỗi quý, Ban Tài chính - Kế toán tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho BHXH tỉnh tối thiểu bằng 80% số chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT đã được quyết toán của quý trước quý liền kề;

- Chậm nhất ngày 17 tháng đầu mỗi quý, Phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp đề nghị tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT toàn tỉnh theo mẫu số 12/BHYT, báo cáo BHXH Việt Nam (Ban Tài chính - Kế toán, Ban Thực hiện chính sách BHYT);

- Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu số 12/BHYT của BHXH tỉnh, Ban Tài chính - Kế toán cân đối với số kinh phí đã tạm ứng để cấp đủ số tiền tạm ứng cho BHXH tỉnh bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở y tế.

Xem nội dung VB
Điều 15. Tạm ứng kinh phí và thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Thanh, quyết toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ sở y tế

Căn cứ các điều khoản ghi trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT được ký hằng năm, hóa đơn chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan BHXH thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ sở y tế theo quy định tại các Điểm a, b và c, Khoản 2, Điều 32 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT, cụ thể như sau:

a) Hằng tháng, Phòng Giám định BHYT nhận danh sách người bệnh BHYT khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán tháng trước của cơ sở y tế kèm theo dữ liệu điện tử theo mẫu số C79a-HD, C80a-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC; Thống kê tổng hợp vật tư y tế được quỹ BHYT thanh toán riêng sử dụng cho bệnh nhân BHYT điều trị ngoại trú, nội trú theo quý theo mẫu số 19/BHYT, Thống kê tổng hợp thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị ngoại trú, nội trú theo quý theo mẫu số 20/BHYT và Thống kê tổng hợp dịch vụ kỹ thuật sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị ngoại trú, nội trú theo mẫu số 21/BHYT ban hành kèm theo Quyết định này để giám định, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

b) Hằng quý, Phòng Giám định BHYT (hoặc bộ phận giám định) thực hiện:

- Lập danh sách người bệnh BHYT khám bệnh, chữa bệnh được duyệt theo mẫu số C79b-HD và C80b-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC; chuyển danh sách khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT kèm theo bản chụp giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, danh sách khám bệnh, chữa bệnh của người đã hiến bộ phận cơ thể người phải điều trị sau khi hiến mà chưa có thẻ BHYT cho Phòng Cấp sổ, thẻ (hoặc bộ phận cấp sổ, thẻ) để thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 hoặc Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC;

- Tổng hợp và phân bổ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đa tuyến đi nội tỉnh trong quý, đa tuyến đi ngoại tỉnh quý trước để quyết toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

- Trước ngày 15 tháng thứ 2 mỗi quý, gửi toàn bộ dữ liệu điện tử và mẫu số 14/BHYT, 19/BHYT, 20/BHYT và 21/BHYT về BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHYT); gửi dữ liệu điện tử và mẫu số 19/BHYT, 20/BHYT và 21/BHYT về BHXH Việt Nam (Ban Dược và Vật tư y tế).

c) Hằng quý, Phòng Kế hoạch - Tài chính (hoặc bộ phận kế toán) chủ trì, phối hợp với Phòng Giám định BHYT (hoặc bộ phận giám định) thực hiện các nội dung sau:

- Xác định quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT, số tiền tạm ứng, quyết toán với cơ sở y tế trong phạm vi quỹ khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng và trần đa tuyến đến trong kỳ;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của cơ sở y tế, thông báo kết quả giám định cho cơ sở y tế theo mẫu số C79b-HD, C80b-HD, C81-HD, C82-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC;

- Trong 10 ngày kế tiếp, tổ chức ký biên bản quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo mẫu số C82-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC và hoàn thành việc thanh toán với cơ sở y tế.

Xem nội dung VB
Điều 16. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và quyết toán thu, chi quỹ bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chuyển kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 4 Điều 2 Thông tư này khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 70/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
...
b) Thời gian tiếp theo, khi nhận được thông báo chi phí đa tuyến quý trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chuyển đủ số chi phí khám bệnh, chữa bệnh đa tuyến quý trước và chuyển kinh phí quý sau bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đa tuyến quý trước;


Xem nội dung VB
Điều 14. Tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân chuyển kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP.
...
b) Hằng quý, khi nhận được thông báo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đa tuyến quý trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân chuyển đủ chi phí khám bệnh, chữa bệnh của quý trước và chuyển chi phí khám bệnh, chữa bệnh của quý sau bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đa tuyến của quý trước để Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tạm ứng và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cán bộ, chiến sĩ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội tỉnh;

Xem nội dung VB