Công văn 631/KTrVB-VP năm 2016 báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: 631/KTrVB-VP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Người ký: Nguyễn Thị Thu Hòe
Ngày ban hành: 18/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
CỤC KIỂM TRA VĂN BẢN QPPL
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 631/KTrVB-VP
V/v Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2016.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi:

- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL hàng năm trong phạm vi toàn quốc do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện được Chính phủ quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (thay thế Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật).

Để thực hiện tốt nhiệm vụ báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2016, phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp đề nghị tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm việc tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kịp thời, đảm bảo chất lượng báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2016 theo đúng quy định tại Điều 135 và Điều 170 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (xây dựng một báo cáo chung về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL và công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL).

Số liệu báo cáo tính từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 và đảm bảo thống nhất với số liệu thống kê theo các biểu mẫu báo cáo thống kê về các công tác này ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp; trong đó lưu ý: Tại cột “Văn bản không phải là văn bản QPPL thuộc đối tượng kiểm tra” (tại biểu mẫu Kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản và biểu mẫu Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền) đề nghị chỉ thống kê các văn bản theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, gồm: (1) Văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; (2) Văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.

Đề cương gợi ý nội dung báo cáo được gửi kèm theo Công văn này (đồng thời được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, địa chỉ: moj.gov.vn - mục Chỉ đạo điều hành). Báo cáo gửi về Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp (địa chỉ: 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 28/02/2017 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ. Danh mục văn bản trái pháp luật về thm quyền, nội dung (nếu có) đã được phát hiện qua công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh gửi kèm theo Báo cáo (theo quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều 135 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) cần nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành; cơ quan (người) ban hành; tên văn bản; tình hình xử lý.

Rất mong sự quan tâm, phối hợp của Quý đơn vị.

(Trong trường hợp cần biết thêm thông tin, xin liên hệ với đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vinh - Văn phòng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, số điện thoại: 04. 62739655 - 0975326803)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu (để báo cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Lưu: VT, Cục KTVB.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thu Hòe

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2016 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, UBND CẤP TỈNH.
( Kèm theo Công văn số 631/KTrVB-VP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Cục Kiểm tra văn bản QPPL)

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2016

1. Công tác chỉ đạo, điều hành và các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

1.1. Công tác xây dựng thể chế về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL (Tình hình xây dựng Quy chế về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, Quy chế về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, xây dựng kế hoạch hàng năm…);

1.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế; kinh phí; cộng tác viên; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL;

1.3. Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.

2. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

2.1. Số liệu văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý;

2.2. Số liệu văn bản kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật (về nội dung, về thẩm quyền ban hành; các sai khác về: căn cứ pháp lý, hiệu lực, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản) và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bn xem xét, xử lý; số văn bản đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản, đã xử lý theo thẩm quyền.

(Danh mục văn bản trái pháp luật về thm quyền, nội dung đã được phát hiện qua công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh gửi kèm theo Báo cáo).

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần có đánh giá về việc phối hợp của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ;

2.3. Công tác kiểm tra theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực;

2.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản năm 2016 (ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).

3. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

3.1. Số liệu về văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát (căn cứ rà soát văn bản phát sinh trong năm 2016);

3.2. Kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (nếu có);

3.3. Kết quả hệ thống hóa văn bản (nếu có);

3.4. Tình hình công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực trong năm 2016 theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (trong đó nêu rõ tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần );

3.5. Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;

3.6. Đánh giá tình hình thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, hoạt động phối hợp trong công tác này trong năm 2016 (ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

…………………………………………………………………………………….

 

Ghi chú: Ngoài các nội dung nêu trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có thể thông tin thêm về các vấn đề khác có liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Bộ, ngành, địa phương mình nếu thấy cần thiết.

 

 

Điều 135. Chế độ báo cáo

1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện cụ thể như sau:

a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

b) Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được gửi đến Bộ Tư pháp. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để được tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân;

c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản thực hiện theo quy định về công tác thống kê, báo cáo của ngành Tư pháp.

2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo tình hình công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản có các nội dung cơ bản sau:

a) Số liệu do bộ, ngành, địa phương mình ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý; kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản xem xét, xử lý; đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản; đã xử lý theo thẩm quyền.

Cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo việc phối hợp với tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Tình hình rà soát văn bản làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản trong lĩnh vực được giao;

c) Đánh giá về kiểm tra, xử lý văn bản; tổ chức, cán bộ; kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản; công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác kiểm tra văn bản;

d) Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;

đ) Danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.
...
Điều 170. Chế độ báo cáo hằng năm

1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định sau:

a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm xây dựng báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

b) Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.

2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản cần có các nội dung sau:

a) Kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, gồm: số liệu về số văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát; kết quả hệ thống hóa văn bản; kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn;

b) Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;

c) Đánh giá về thể chế rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức, biên chế, kinh phí cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản;

d) Hoạt động phối hợp trong rà soát, hệ thống hóa văn bản; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm khác;

đ) Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;

e) Những vấn đề khác có liên quan.

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin về tình hình, kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 186 của Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 103. Văn bản được kiểm tra, xử lý

1. Văn bản được kiểm tra gồm:
...
d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 135. Chế độ báo cáo
...
3. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản có các nội dung cơ bản sau:
...
đ) Danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.

Xem nội dung VB
Điều 157. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực

1. Định kỳ hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc trách nhiệm rà soát của mình, bao gồm cả văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 38 của Nghị định này.

2. Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là quyết định hành chính, phải được đăng Công báo và đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có) hoặc niêm yết tại các địa điểm quy định tại Điều 98 của Nghị định này.

3. Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được đưa vào danh mục để công bố định kỳ hằng năm là văn bản có thời điểm hết hiệu lực, thời điểm bắt đầu ngưng hiệu lực trong một năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).

Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.

4. Quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

5. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

Xem nội dung VB