Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
...
3. Khoản 8 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:
“8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 6, Khoản 7 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng bảo hiểm xã hội); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề.
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
d) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Đình Ân, sinh tháng 5/1955, Đại úy, nguyên trợ lý thuộc Tổng cục Chính trị, có 14 năm 10 tháng được tính thâm niên nghề, chuyển ngành sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 37 năm. Đồng chí Ân có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,04:
1.150.000 đồng x 6,04 x 36 tháng = 250.056.000 đồng.
- Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng, hệ số lương là 6,38:
1.150.000 đồng x 6,38 x 24 tháng = 176.088.000 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Ân là:
(công thức, xem chi tiết tại văn bản)
- Phụ cấp thâm niên nghề của đồng chí Ân trước khi chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Đại úy có hệ số lương quân hàm bằng 5,40, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,40 x 14% = 869.400 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.102.400 đồng + 869.400 đồng = 7.971.800 đồng.
- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Ân là:
7.971.800 đồng x 75% = 5.978.850 đồng/tháng.
Ví dụ 3: Đồng chí Lê Xuân Quang, sinh tháng 5/1955, Thiếu tá, nguyên trợ lý thuộc Bộ đội Biên phòng, có 21 năm được tính thâm niên nghề, tháng 6/1999 chuyển ngành ra làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 37 năm 01 tháng. Đồng chí Quang có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Thời gian được tính thâm niên nghề của đồng chí Quang là:
21 năm (trong quân đội) + 16 năm (Viện Kiểm sát nhân dân) = 37 năm.
+ Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,44; thâm niên nghề là 35 %:
1.150.000 đồng x 6,44 x 1,35 x 36 tháng = 359.931.600 đồng.
+ Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng, hệ số lương là 6,78; thâm niên nghề là 37 %:
1.150.000 đồng x 6,78 x 1,37 x 24 tháng = 256.365.360 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Quang là:
(công thức, xem chi tiết tại văn bản)
- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Quang là:
10.271.616 đồng/tháng x 75% = 7.703.712 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Đồng chí Trần Xuân Thắng, sinh ngày 15/5/1955, nhập ngũ 6/1979, Đại úy, nguyên trợ lý thuộc Quân khu 1 có 21 năm 01 tháng tuổi quân, được tính thâm niên nghề 21%, tháng 7/2000 chuyển ngành sang làm kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tháng 5/2002 chuyển sang công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên (không có phụ cấp thâm niên nghề), tháng 3/2009 lại sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, đồng chí Thắng được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 01/6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Thời gian được tính thâm niên nghề của đồng chí Thắng là:
21 năm (trong quân đội) + 08 năm (Viện Kiểm sát nhân dân) = 29 năm.
+ Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng; hệ số 6,44; thâm niên 27%:
1.150.000 đồng x 6,44 x 1,27 x 36 tháng = 338.602.320 đồng
+ Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng; hệ số 6,78; thâm niên 29%:
1.150.000 đồng x 6,78 x 1,29 x 24 tháng = 241.395.120 đồng
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Thắng là:
(công thức, xem chi tiết tại văn bản)
- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Thắng là:
9.666.624 đồng/tháng x 75% = 7.249.968 đồng/tháng.
Ví dụ 5: Đồng chí Hoàng Đình Dũng, sinh tháng 4/1955, Trung tá, nguyên trợ lý thuộc Binh chủng Thông tin, có 25 năm 7 tháng được tính thâm niên nghề, tháng 8/2000 chuyển ngành ra làm Chuyên viên Văn phòng Chính phủ, có 40 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/5/2015. Đồng chí Hoàng Đình Dũng có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối trước khi chuyển ngành và trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 5/2015 là 1.150.000 đồng).
- Trước khi chuyển ngành:
+ Từ tháng 9/1995 đến tháng 7/1999 = 47 tháng, quân hàm Thiếu tá, hệ số lương 6,0; thâm niên nghề 24%:
1.150.000 đồng x 6,0 x 1,24 x 47 tháng = 402.132.000 đồng.
+ Từ tháng 8/1999 đến tháng 8/2000 = 13 tháng, quân hàm Trung tá, hệ số lương 6,6; thâm niên nghề 25%:
1.150.000 đồng x 6,6 x 1,25 x 13 tháng = 123.337.500 đồng.
+ Mức bình quân tiền lương trước khi chuyển ngành là:
(công thức, xem chi tiết tại văn bản)
- Trước khi nghỉ hưu:
+ Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước nghỉ hưu của đồng chí Hoàng Đình Dũng là: 6.000.000 đồng/tháng.
+ Phụ cấp thâm niên nghề trước khi chuyển ngành là:
1.150.000 x 6,6 x 25% = 1.897.500 đồng.
Tổng cộng: 6.000.000 đồng + 1.897.500 đồng = 7.897.500 đồng/tháng.
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của đồng chí Dũng tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành. Do đó, đồng chí Hoàng Đình Dũng được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành là 8.757.825 đồng/tháng làm cơ sở tính lương hưu.”
Xem nội dung VB