Công văn 4593/BHXH-TCKT năm 2016 hướng dẫn công tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính hàng năm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 4593/BHXH-TCKT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Nguyễn Đình Khương
Ngày ban hành: 16/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Bảo hiểm, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4593/BHXH-TCKT
V/v hướng dẫn công tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính hàng năm

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;
- Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội
.

 

Thực hiện Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT); Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13; Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Để công tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính hàng năm được thực hiện thống nhất, kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an (gọi chung là BHXH tỉnh); Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội (gọi chung là các đơn vị) một số nội dung cụ thể như sau:

I. Đôn đốc chuyển tiền thu BHXH, BHYT, BHTN; các khoản phải nộp về BHXH Việt Nam

1. Tiền thu BHXH, BHYT, BHTN

BHXH tỉnh, các đơn vị theo dõi chặt chẽ số tiền phát sinh trên các tài khoản tiền gửi thu BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc. Đôn đốc ngân hàng, kho bạc chuyển kịp thời số tiền trên tài khoản tiền gửi thu BHXH đến hết ngày 31/12 về cấp trên theo quy định tại các văn bản thỏa thuận liên ngành giữa BHXH Việt Nam và ngân hàng, kho bạc. Riêng các ngày 30 và ngày 31/12 hàng năm được phép chuyển tiền thu từ tài khoản tiền gửi thu BHXH của cấp dưới về tài khoản tiền gửi thu BHXH của cấp trên nhiều lần bảo đảm tiền thu BHXH, BHYT, BHTN được chuyển hết về BHXH Việt Nam. Trường hợp ngày 30 và ngày 31/12 hàng năm trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì thực hiện chuyển tiền thu BHXH, BHYT, BHTN vào hai ngày liền kề trước đó.

2. Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

BHXH tỉnh, các đơn vị tổng hợp đầy đủ các khoản tiền lãi phát sinh trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để tổng hợp vào báo cáo tài chính (chi tiết từng tài khoản)

- Đối với tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi thu BHXH, chi BHXH, chi BHYT, xây dựng cơ bản (XDCB) mở tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước, BHXH tỉnh, các đơn vthực hiện nộp toàn bvề BHXH Vit Nam chm nhất ngày 31/12.

- Đối với tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi chi phí quản lý được bổ sung nguồn chi phí quản lý của đơn vị.

3. Các khoản thu hồi chi sai BHXH, BHYT, BHTN theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Thực hiện thu hồi và nộp toàn bộ về BHXH Việt Nam chậm nhất ngày 31/12.

4. Tiền thu do thanh toán tài sản trong năm: Sau khi trừ các khoản chi phí phục vụ cho công tác thanh lý tài sản theo quy định, số còn lại phải thực hiện chuyển nộp về BHXH Việt Nam, trước ngày 31/12.

5. Cuối năm, căn cứ số kinh phí tiết kiệm trong năm thực hiện trích lập các quỹ và chuyển về BHXH Việt Nam để trích lập các quỹ của Ngành theo quy định tại Điều 28 Quy chế chi tiêu nội bộ và trích lập các quỹ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 298/QĐ-BHXH ngày 25/02/2016 của BHXH Việt Nam.

6. Kinh phí XDCB: BHXH tỉnh, các đơn vị thực hiện nộp về BHXH Việt Nam các khoản:

a) Thu hồi chi sai XDCB theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Đối với các công trình XDCB đã được phê duyệt quyết toán, trường hợp số kinh phí đã được BHXH Việt Nam cấp cao hơn số được quyết toán; yêu cầu BHXH tỉnh chuyển trả về BHXH Việt Nam.

7. Các khoản phải nộp khác về BHXH Việt Nam (nếu có).

II. Kiểm kê, đối chiếu số liệu phục vụ khóa sổ và quyết toán

1. Đối chiếu tiền mặt; tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Tại thời điểm ngày 31/12, BHXH tỉnh, các đơn vị thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc theo quy định, cụ thể như sau:

a) Quỹ tin mặt: Thực hiện kim kê qu tin mặt (đng Việt Nam, ngoại tệ) đối chiếu giữa số tiền mặt tồn quỹ với sổ quỹ tiền mặt, ký (ghi rõ họ, tên) của thủ quỹ, người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ và kế toán trưởng. Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt lập theo Mu số C34-HD, C35-HD ban hành theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam (Thông tư 178).

b) Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc: Thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác nhận sdư các tài khoản tin gửi với ngân hàng, kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản (có chữ ký xác nhận, đóng dấu của ngân hàng, kho bạc) theo mẫu quy định tại các văn bản thỏa thuận liên ngành giữa BHXH Việt Nam và ngân hàng, kho bạc.

2. Kiểm kê tài sản, công cụ, dụng cụ, vật tư

a) Kiểm kê tài sản cố định: Lập Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Mu số C53-HD ban hành theo Thông tư 178.

Đối với những tài sản đã hết thi gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả: BHXH tỉnh, các đơn vị tổng hợp và thực hiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 1540/QĐ-BHXH ngày 20/10/2016 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống BHXH.

b) Kim kê công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, vật tư hàng hóa tn kho: Lập Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa theo Mu số C23-HD ban hành theo Thông tư 178.

c) Kiểm kê phôi bìa, tờ rời sổ BHXH, phôi thẻ BHYT chưa sử dụng: Lập biên bản kiểm kê ấn chỉ đặc biệt theo Mu số C63-HD ban hành theo Thông tư 178.

d) Trong quá trình kiểm kê, trường hợp có chênh lệch giữa thực tế kiểm kê và sổ sách kế toán phải lập Biên bản thuyết minh cụ thể tên tài sản, công cụ, dụng cụ, ấn chỉ; số lượng, giá trị chênh lệch, xác định rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý; hạch toán đầy đủ giá trị tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật tư phát hiện thừa, thiếu sau kiểm kê theo quy định tại Thông tư 178.

3. Đối chiếu, xác nhận công nợ

3.1. Đi chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả

a) Thực hiện theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả; đôn đốc thu hồi các khoản công nợ tránh tình trạng nợ đọng dây dưa, kéo dài; hạch toán đầy đủ các khoản công nợ vào sổ sách kế toán của đơn vị theo quy định. Đối với các khoản tạm ứng, thanh toán dứt điểm trước ngày 31/12.

b) Tại thời điểm ngày 31/12, BHXH tỉnh, các đơn vị thực hiện rà soát, đối chiếu, xác nhận chi tiết từng khoản công nợ (bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả) với các đơn vị, cá nhân có liên quan. Việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải lập thành văn bản, có xác nhận của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ; công chức, viên chức. Đối với Vin Khoa hc BHXH thực hiện rà soát, đối chiếu, xác nhận công nợ của chủ nhiệm đề tài, đề án khoa học.

c) Đối với các khoản công nợ khó đòi, nợ không có đối tượng trả, không tìm được đối tượng trả phát sinh từ nhiều năm, phải xác định rõ thời điểm phát sinh, nguyên nhân, đề xuất xử lý và thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính từng nội dung của các khoản công nợ.

Tổng hợp công nợ toàn tỉnh chi tiết theo từng nội dung, đi tượng tại Văn phòng BHXH tỉnh và BHXH các huyn trc thuc, đóng kèm báo cáo tài chính năm của đơn vị.

3.2. Đối chiếu, đôn đốc công nợ với các đơn vị sử dụng lao động

a) Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT theo Mu số C05-TS đối với đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên; thông báo kịp thời số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 về ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

b) BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện đối chiếu kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

3.3. Đối chiếu, đôn đốc công nợ với các cơ sở khám, chữa bệnh; đơn vị; trường học; tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT; tổ chức dịch vụ chi trả các chế đ BHXH, BHTN

a) Đối chiếu kinh phí chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT với cơ sở KCB BHYT: Số đã tạm ứng, số kinh phí thừa, thiếu so với số đã quyết toán tại Biên bản thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT- Mu số C82-HD ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam về ban hành quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong KCB.

Yêu cầu các cơ sở KCB cung cấp đầy đủ hóa đơn quyết toán chi phí KCB BHYT theo quy định tại Công văn số 2706/BHXH-TCKT ngày 20/7/2016 của BHXH Việt Nam về việc sử dụng hóa đơn quyết toán chi phí KCB BHYT.

b) Đối chiếu, đôn đốc công nợ với đơn vị sử dụng lao động; trường học về kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ): Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 7 Công văn số 3524/BHXH-TCKT ngày 14/9/2016 của BHXH Việt Nam về việc trích chuyển kinh phí CSSKBĐ.

c) Đối chiếu với tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của một số đối tượng: Số đối tượng, số thu, số tiền thù lao phải chi theo Phụ lục số 01-ĐCTL ban hành kèm theo Quyết định s 236/QĐ-BHXH ngày 19/2/2016 của BHXH Việt Nam về ban hành định mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT.

d) BHXH tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu với tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, BHTN (cơ quan Bưu điện) về thanh toán chi phí chi trả, số tiền phải thu hi hoàn trả quỹ BHXH (nếu có) theo văn bản hướng dẫn hàng năm của BHXH Việt Nam về chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho cơ quan bưu điện và Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 về ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN; Quyết định s1515/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định s 828/QĐ-BHXH.

3.4. Đối chiếu với cơ quan tài chính địa phương

a) Đối với kinh phí hỗ trợ đóng BHYT

- BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện rà soát, đối chiếu với cơ quan Tài chính, cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) các khoản công nợ của ngân sách đóng, hỗ trợ đóng BHYT từ năm 2015 trở về trước để thực hiện hạch toán bù trừ (nếu có) theo hướng dẫn tại Công văn số 4057/BHXH-TCKT ngày 18/10/2016 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung hạch toán kế toán.

- BHXH tỉnh, BHXH huyện tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định, lập Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT gửi cơ quan cơ quan LĐTBXH, cơ quan Tài chính (theo phân cấp tại địa phương) để chuyển kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.

b) Kinh phí do cấp trùng thẻ BHYT

Căn cứ vào số tiền phải hoàn trả ngân sách địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, kết luận của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát cấp trùng thẻ BHYT, BHXH Việt Nam thực hiện trích từ quỹ dự phòng KCB BHYT chuyển cho BHXH các tỉnh để thực hiện nộp ngân sách địa phương theo đúng quy định. Trường hợp đến hết ngày 31/12 BHXH tỉnh chưa hoàn trả ngân sách địa phương kinh phí cấp trùng thẻ BHYT hoặc mới hoàn trả một phần kinh phí cấp trùng thẻ BHYT, thực hiện theo dõi trên sổ sách kế toán số kinh phí chưa hoàn trả ngân sách địa phương.

3.5. Hoàn tạm ứng kinh phí XDCB

a) Đối với các khoản kinh phí XDCB đã được BHXH Việt Nam cấp tạm ứng từ các năm trước, yêu cầu đơn vị khẩn trương làm các thủ tục hoàn trả tạm ứng trước ngày 31/12. Trường hợp chưa hoàn ứng thì phải thuyết minh trong báo cáo tài chính năm của đơn vị.

b) Trường hợp các đơn vị có chênh lệch số liệu XDCB với số liệu của BHXH Việt Nam đang theo dõi, yêu cầu đơn vị kiểm tra, rà soát và phi hợp với BHXH Việt Nam để xử lý dứt điểm nguồn vốn XDCB.

4. Đối chiếu sliệu giữa các phòng/bộ phận nghiệp vụ

Cuối năm, Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, các phòng, bộ phận nghiệp vụ thực hiện đối chiếu, thống nhất số liệu để khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Trường hợp có sự chênh lệch về số liệu khi phản ánh cùng một chỉ tiêu giữa các phòng/ bộ phận nghiệp vụ phải có thuyết minh và báo cáo lãnh đạo đơn vị để kịp thời giải quyết trước khi lập báo cáo tài chính, cụ thể như sau:

4.1. Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính và Phòng/Bộ phận Thu

a) Đối chiếu số phải thu, số đã thu, số còn phải thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi phạt do chậm đóng trên báo cáo nghiệp vụ của Phòng/Bộ phận Thu với số liệu phát sinh trên các tài khoản ngoài bảng và báo cáo B14b-CBH để đảm bảo thống nhất số liệu.

b) Đối chiếu, thống nhất số thu trong năm, bao gồm: Số thực thu trong năm, sthu nợ năm trước, số truy thu năm trước, sthu thừa trong năm và số thu trước cho năm sau.

c) Đối chiếu số tiền ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.

d) Đối chiếu số tiền cơ quan LĐTBXH đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.

đ) Đối chiếu số ghi thu trích đóng BHYT cho người nghỉ chế độ thai sản và hưởng chế độ m đau dài ngày.

e) Đối với kinh phí CSSKBĐ, Phòng/Bộ phận Thu xác nhận s thu BHYT quyết toán để xác định chính xác kinh phí CSSKBĐ được trích cho các đơn vị để Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính chuyển đủ kinh phí cho đơn vị.

4.2. Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính và Chế độ BHXH

a) Đối chiếu, thống nhất số liệu chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ (DS PHSK); số chi chế đtai nn lao động theo các quyết định của Sở LĐTBXH về: Chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; hồ sơ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan BHXH.

b) Đối chiếu, thống nhất số liệu về số người hưởng và số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, tổng hợp đầy đủ tình hình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHTN từ Sở LĐTBXH hoặc Trung tâm Giới thiệu việc làm chuyển đến từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 theo quy định của Luật Việc làm.

c) Đi chiếu, thng nht s tin chưa trả cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH (số người, số tiền) theo từng loại chế độ đến 31/12.

4.3. Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính và Giám định BHYT

Đối chiếu, thống nhất số liệu về số kinh phí đã tạm ứng, quyết toán với cơ sở KCB BHYT (số quyết toán trong năm, vượt quỹ; các khoản chi BHYT khác đã được giám định, thẩm định chưa tổng hợp đề nghị quyết toán trong năm; các khoản chi BHYT phát sinh năm trước nhưng tổng hợp đề nghị quyết toán trong năm); đối chiếu số chi KCB trực tiếp, số phải trả; skinh phí CSSKBĐ được trích, đã chuyn và còn phải chuyển; đối chiếu kinh phí 20% được sử dụng tại địa phương; số chi các khoản chi KCB BHYT xuất toán thu hồi do chi sai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán: chi KCB đa tuyến ngoài tỉnh đến đã đưc BHXH Vit Nam chấp nhận hoặc từ chi thông báo đa tuyến.

4.4. Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính, Giám định BHYT, Thu

a) Đối chiếu thống nhất số liệu trích đóng BHYT của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHTN, ốm đau dài ngày và người nghỉ chế độ thai sản.

b) Đối chiếu số thu để xác định quỹ KCB BHYT được sử dụng trong năm.

4.5. Phòng/Bộ phận Kế hoạch - Tài chính; Giám định BHYT; Thu; Cấp sổ, thẻ

Thực hiện rà soát việc cấp thẻ BHYT tại đơn vị theo từng nhóm đối tượng để đảm bảo tính thống nhất của số liệu trong việc theo dõi, hạch toán: số thu BHYT; phân bổ quỹ KCB; số chi thù lao cho tổ chức cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của một số đối tượng (gồm: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp).

5. BHXH tỉnh, các đơn vị thực hiện rà soát, đối chiếu việc kê khai, khấu trừ, nộp, quyết toán thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

6. Tại BHXH Việt Nam

a) Vụ Kế hoạch và Đầu tư

- Cuối năm (chậm nhất vào ngày 31/3 năm sau) tổng hợp nguồn vốn đầu tư XDCB chi tiết theo từng công trình XDCB, từng đơn vị; tổng hợp số liệu về công trình XDCB đã được BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh phê duyệt quyết toán; xử lý đối với nguồn vốn XDCB còn dư đến hết ngày 31/12 hàng năm theo quy định.

- Thực hiện đối chiếu với BHXH tỉnh về số kinh phí được cấp; số đã giải ngân; số còn dư tại Kho bạc nhà nước; số kinh phí đã quyết toán; số kinh phí còn dư.

b) Vụ Tài chính - Kế toán

- Phối hp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đối chiếu số liệu chi tiết cho từng công trình XDCB đã được BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh phê duyệt quyết toán; kinh phí XDCB đã cấp cho BHXH tỉnh; kinh phí còn dư tại BHXH tỉnh;

- Phối hợp với Vụ Đầu tư quỹ thực hiện đối chiếu các khoản gốc, lãi đã chuyển, đã thu hồi trong năm.

c) Vụ Quản lý đầu tư quỹ

Thực hiện đối chiếu số dư tiền gốc và lãi đầu tư tài chính với từng đơn vị được BHXH Việt Nam đầu tư tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm theo Mu số C90-HD Bảng đối chiếu số dư đầu tư, lãi đầu tư tài chính” ban hành kèm theo Thông tư 178 gửi Vụ Tài chính - Kế toán (01 bản) trước ngày 31/3 của năm kế tiếp.

d) Các Ban nghiệp vụ liên quan thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu theo chức năng, nhiệm vụ phục vụ công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán toàn Ngành đảm bảo hiệu quả: Ban Thu phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán đối chiếu số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN; Ban Thực hiện chính sách BHYT phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán đối chiếu số liệu về chi KCB BHYT; quỹ KCB được sử dụng, kết dư (bội chi) quỹ.

III. Quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN

1. Số thu BHYT trong năm của người lao động, người sử dụng lao động đóng; tổ chức BHXH đóng; ngân sách nhà nước đóng; ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Quyết toán thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg và Công văn số 4057/BHXH-TCKT.

3. Đối với số thu từ ngân sách địa phương hỗ trợ chi phí KCB BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT từ năm 2014 trở về trước: Quyết toán bằng số tiền cơ quan tài chính đã chuyển trong năm.

4. Đối với số thu BHYT của người lao động và người sử dụng lao động tính theo mệnh giá thẻ được sử dụng năm trước nhưng chưa thu được chuyển sang năm nay; số truy thu BHYT năm trước: Quyết toán theo số đã thu được trong năm nay. Số thu này không dùng để tính quỹ KCB BHYT được sử dụng tại đơn vị mà chuyển về BHXH Việt Nam bổ sung quỹ dự phòng KCB BHYT.

5. Đối với số NSNN nợ BHYT của các năm trước chuyển trả trong năm 2016, BHXH tỉnh thực hiện hạch toán cho số tiền nợ BHYT năm trước. Số thu này không được tính để xác định quỹ KCB BHYT.

6. Số thu BHYT thu trước cho năm sau là số tiền thực thu được của thẻ BHYT đã phát hành trong năm nhưng có giá trị sử dụng cho năm sau, số thu này không quyết toán vào số thu BHYT trong năm, gồm:

- Số tiền thực thu BHYT thu trước cho năm sau của đối tượng;

- Số tiền ngân sách địa phương đã chuyển cho thẻ BHYT có giá trị sử dụng cho năm sau.

IV. Quyết toán chi BHXH, BHTN, BHYT

1. Kinh phí thu hồi chi sai BHXH, BHYT, BHTN

Các đơn vị phải thuyết minh cụ thể nội dung, nguyên nhân thu hồi chi sai.

a) Đối với số thu hồi chi sai các chế độ BHXH, BHTN, chi phí KCB BHYT phát sinh trong năm thực hiện giảm trừ vào số phát sinh chi BHXH, BHTN, chi phí KCB BHYT phát sinh trong năm.

b) Đối với số thu hồi chi sai các chế độ BHXH, BHTN, chi phí KCB BHYT của các năm trước: Không thực hiện giảm trừ vào số phát sinh chi BHXH, BHTN, chi phí KCB BHYT trong năm, hạch toán theo dõi số phải thu hồi để nộp về BHXH Việt Nam theo quy định.

BHXH tỉnh thực hiện giảm trừ số thanh toán với cơ sở KCB số kinh phí tương ứng với số chi phí KCB BHYT phải thu hồi do chi sai tại Biên bản thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT (Mu số C82- HD).

2. Quyết toán chi BHXH, BHTN

a) Đối với số chi BHXH, BHTN đã được duyệt nhưng đến 31/12 hàng năm người hưởng chưa đến nhận thực hiện theo dõi số tiền chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, một lần mà người hưởng chưa nhận vào sổ sách và các tài khoản ngoại bảng theo quy định.

b) BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện hạch toán kế toán để theo dõi việc ứng trước 50% kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề đduy trì việc làm cho người lao động theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho người sử dụng lao động và quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

c) Quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động thực hiện quyết toán theo quy định tại Công văn số 4057/BHXH-TCKT.

3. Quyết toán thu, chi quỹ KCB BHYT

Xác định, sử dụng quỹ KCB BHYT; tạm ứng và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014.

a) Đối với kinh phí CSSKBĐ: Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 và Công văn số 3524/BHXH-TCKT ngày 14/9/2016 của BHXH Việt Nam về trích, chuyển kinh phí CSSKBĐ.

b) Đối với chi phí KCB BHYT cho quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu theo quy định tại Nghị định số 70/2015 ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu, Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Y tế, Tài chính về việc hướng dẫn BHYT đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

c) Đối với chi phí KCB BHYT vượt quỹ: Các đơn vị thực hiện thẩm định, xác định nguyên nhân vượt quỹ tại các cơ sở KCB báo cáo kết quả thẩm định về BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHYT) trước ngày 30/4 hàng năm theo đúng quy định tại Quyết định số 1399/QĐ-BHXH.

d) Đối với chi phí KCB đa tuyến: Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quyết định số 1399/QĐ-BHXH.

đ) Đối với phần kinh phí chưa sử dng hết tại BHXH tỉnh có số thu BHYT dành cho KCB lớn hơn số chi KCB trong năm theo quy định tại Khoản 3, Điều 35 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Các đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 20/2016/TT-BTC và Công văn số 4057/BHXH-TCKT.

V. Quyết toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN

1. BHXH tỉnh thực hiện theo dõi số còn phải trả thù lao cho tổ chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của một số đối tượng vào sổ sách kế toán và tài khoản ngoài bảng chi tiết từng đối tượng theo quy định.

2. Hạch toán, tổng hợp các nội dung chi phí quản lý tại đơn vị phải theo đúng Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

3. Kinh phí tiết kiệm chi quản lý

a) Các nội dung chi quy định tại Khoản 1 Điều 27 Quyết định số 298/QĐ-BHXH không được tính là kinh phí tiết kiệm trong năm, đơn vị phải chuyển nguồn để năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.

b) Kết thúc năm tài chính, đơn vị xác định kinh phí tiết kiệm được sử dụng trong năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Quyết định số 298/QĐ-BHXH. Trên cơ sở số kinh phí tiết kiệm xác định trong năm, các đơn vị thực hiện trích lập các quỹ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 18 Quyết định số 298/QĐ-BHXH và thực hiện hạch toán theo hướng dẫn tại Công văn số 1991/BHXH-TCKT ngày 02/6/2016 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn hạch toán kế toán.

4. Chuyn ngun kinh phí

a) Trên cơ sở thực hiện dự toán thu, chi hoạt động trong năm, BHXH tỉnh, các đơn vị xác định kinh phí thực hiện nhiệm vụ đã giao trong năm nhưng chưa thực hiện, các khoản chi đã chi tạm ứng nhưng chưa đủ điều kiện thanh, quyết toán trong năm phải chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng và tổng hợp, thuyết minh chi tiết từng nội dung chi, số kinh phí chưa thực hiện, nguyên nhân báo cáo bằng văn bản về BHXH Việt Nam trước ngày 31/01 năm sau. BHXH Việt Nam không chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan BHXH tỉnh, các đơn vthực hiện chm.

b) Các nội dung chuyn ngun kinh phí phải được thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính của đơn vị. Đối với Trung tâm Công nghệ thông tin rà soát, phân tích, thuyết minh các nội dung chi, kinh phí chi ng dụng công nghệ thông tin từ nguồn kinh phí được giao hàng năm (nếu có); Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH thực hiện rà soát, phân tích, thuyết minh kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, chương trình với nguồn kinh phí được giao trong chi phí quản lý hàng năm (nếu có); Viện Khoa học BHXH rà soát, thuyết minh kinh phí thực hiện các đề tài, đề án khoa học được phân bổ dự toán và giao thực hiện hàng năm (nếu có).

c) Các nội dung chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm nay phải được sử dụng đúng nội dung đã thuyết minh chuyển nguồn, không được sử dụng cho nội dung khác, kinh phí không sử dụng hoặc sử dụng không hết được trừ vào kinh phí cấp hoặc dự toán năm sau của đơn vị.

VI. Hạch toán, quản lý tài sản nhà nước

1. Tính hao mòn tài sản cđịnh (TSCĐ)

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC; Công văn số 11546/BTC-QLCS ngày 29/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán hao mòn tài sản cố định và thống nhất số liệu trong phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước và Công văn số 3896/BHXH-BC ngày 01/10/2013 của BHXH Việt Nam về việc rà soát chuẩn hóa dữ liệu tài sản; Công văn số 3125/BHXH-TCKT ngày 26/8/2014 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn tính hao mòn TSCĐ vô hình; Công văn số 297/BHXH-TCKT ngày 26/01/2015 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn tính hao mòn TSCĐ.

2. Đối với TSCĐ đặc thù: Thực hiện theo quy định tại Công văn số 3204/BHXH-TCKT ngày 23/8/2016 của BHXH Việt Nam về ban hành danh mục TSCĐ đặc thù thực hiện theo dõi và hạch toán công cụ, dụng cụ từ ngày 01/7/2016.

3. Đối với tài sản thuê ngoài: Thực hiện hạch toán theo hướng dẫn tại Công văn số 3728/BHXH-TCKT ngày 27/9/2016 của BHXH Việt Nam về việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản thuê ngoài.

4. Hạch toán giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản

Hạch toán đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/11/2006 của Chính phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán chưa đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất theo quy định thì phải thuyết minh rõ nguyên nhân.

Đối với cơ sở nhà đất thực hiện bàn giao cho đơn vị ngoài Ngành theo quyết định của Bộ Tài chính, bàn giao cho đơn vị trong Ngành theo Quyết định của BHXH Việt Nam, đơn vị rà soát, đối chiếu giá trị bàn giao theo quyết định và giá trị theo dõi trên sổ kế toán. Trường hợp có sự chênh lệch, báo cáo BHXH Việt Nam để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Tài sản đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đưa vào sử dụng do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4057/BHXH-TCKT ngày 18/10/2016.

VII. Thực hiện kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và các Đoàn kiểm tra của BHXH Việt Nam

BHXH tỉnh, các đơn vị căn cứ vào kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và của BHXH Việt Nam, thực hiện xử lý dứt điểm các khoản phải thu nộp ngân sách nhà nước; thu hoàn quỹ BHXH, BHYT; các khoản thu hồi của cá nhân, ngân sách nhà nước (nếu có) và các khoản phải điều chỉnh quyết toán, thuyết minh rõ nội dung, stiền (đã thực hiện, chưa thực hiện) của từng kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và của BHXH Việt Nam trong báo cáo tài chính năm đồng thời báo cáo bằng văn bản về BHXH Việt Nam trước ngày 31/12. Trường hợp chưa thực hiện xong phải xác định rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp thực hiện.

VIII. Kiểm tra tài chính, kế toán

1. Hàng năm, BHXH tỉnh, các đơn vị tự kiểm tra tài chính, kế toán theo hướng dẫn tại Quyết định s 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

2. Hàng năm, BHXH tỉnh thực hiện kiểm tra công tác tài chính, kế toán đối với BHXH cấp huyện trực thuộc và báo cáo kết quả về BHXH Việt Nam.

IX. Thực hiện một số nội dung chuyển tiếp

1. Đối với số tiền ngân sách địa phương hỗ trợ quỹ BHTN theo quy định tại Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ BHTN đến cuối năm 2014 còn thừa hoặc thiếu thì BHXH tỉnh thực hiện xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT.

2. Đối với kinh phí 2% qutiền lương, tiền công giữ lại tại đơn vị từ năm 2015 trở về trước còn thừa, chưa sử dụng hết yêu cầu đơn vị sử dụng lao động nộp lại cho cơ quan BHXH. Trường hợp sau khi đơn vị sử dụng lao động nộp trả cho cơ quan BHXH số tiền chưa sử dụng mà người lao động đến yêu cầu được nhận chế độ ốm đau, thai sản, DS PHSK thì đơn vị sử dụng lao động viết Giấy giới thiệu để người lao động đến cơ quan BHXH nhận tiền theo quy trình chi trả quy định tại Điều 25 Mục 4 Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam về ban hành quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.

X. Điều chỉnh, chỉnh lý quyết toán

1. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo thẩm định quyết toán của BHXH Việt Nam, các đơn vị khẩn trương thông báo cho các đơn vị trực thuộc thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính năm (nếu có) theo đúng số liệu (về kinh phí thực nhận, số được quyết toán, số chuyển năm sau) đã được duyệt tại Thông báo thẩm định quyết toán năm đảm bảo số liệu phản ánh trên báo cáo quyết toán của các đơn vị khớp đúng với số liệu báo cáo tài chính Ngành.

2. Đối với các đơn vị đưc thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của BHXH Việt Nam:

a) Trường hợp BHXH Việt Nam thông báo thực hiện kiến nghị thanh tra, kiểm toán, kiểm tra trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm quy định tại Thông tư 178, các đơn vị thực hiện điều chỉnh ngay số liệu quyết toán (nếu có) trong năm đó.

b) Trường hợp BHXH Việt Nam thông báo thực hiện kiến nghị thanh tra, kiểm toán, kiểm tra sau thời điểm lập báo cáo tài chính quy định tại Thông tư 178, các đơn vị thực hiện điều chỉnh số liệu quyết toán (nếu có) vào năm tài chính tại thời điểm xử lý theo chế độ quy định.

3. BHXH tỉnh, các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi; tình hình kinh phí, quyết toán kinh phí trong năm của đơn vị, thực hiện chỉnh lý quyết toán các nội dung sau:

- Hạch toán tiếp các khoản thu, chi phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trvề trước nhưng chứng từ đang luân chuyển;

- Hạch toán chi các khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán;

- Hạch toán tiếp các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của năm trước nếu được cấp có thẩm quyền quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước;

- Đi chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.

4. Thời gian chỉnh lý quyết toán trong năm của các đơn vị được thực hiện đến hết 31/01 năm sau.

XI. Thẩm định, xét duyệt quyết toán

1. BHXH tỉnh tổ chức xét duyệt quyết toán đối với BHXH cấp huyện theo hướng dẫn tại Văn bản số 3667/BHXH-KHTC ngày 02/10/2007 của BHXH Việt Nam về việc thẩm định, xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm. Tại Biên bản xét duyệt quyết toán yêu cầu thuyết minh rõ số liệu chênh lệch quyết toán thu, chi các quỹ (nếu có); thuyết minh, phân tích các khoản công nợ phải thu, phải trả.

2. BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Cục Việc làm thuộc Bộ LĐTBXH tổ chức xét duyệt quyết toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

3. BHXH Việt Nam tổ chức xét duyệt quyết toán đối với Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam; Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH và thẩm định quyết toán đối với BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an và Cục Việc làm thuộc Bộ LĐTBXH (kế hoạch thẩm định, xét duyệt quyết toán hàng năm BHXH Việt Nam sẽ thông báo bằng văn bản).

XII. Lập, nộp báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính phải được lập đầy đủ các mẫu báo cáo theo quy định tại Thông tư 178 và các mẫu biểu báo cáo nghiệp vụ quy định tại các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Báo cáo tài chính phải đánh số trang, lập danh mục và in thống nhất trên cùng khổ giấy theo quy định tại Văn bản số 2735/BHXH-BC ngày 12/7/2012 của BHXH Việt Nam về thực hiện lập, nộp Báo cáo tài chính quý, năm.

BHXH tỉnh lập các Phụ lục số 01, 02, 03, 04 ban hành kèm theo công văn này đóng vào báo cáo tài chính hàng năm.

2. Thời hạn nộp Báo cáo quyết toán

- BHXH các tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH nộp Báo cáo quyết toán quý, năm về BHXH Việt Nam theo quy định tại Thông tư 178.

- BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, có trách nhiệm quyết toán kinh phí chi phí quản lý BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam cấp; Cục Việc làm thuộc Bộ LĐTBXH tổng hợp quyết toán về chi quản lý BHTN của các đơn vị. Lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/5 năm sau.

XIII. Tổ chức thực hiện

1. Các Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện:

a) Tổng hợp, rà soát số liệu phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán theo quy định;

b) Xây dựng biểu mẫu phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán tại các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam;

c) Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định về thẩm định, xét duyệt và thông báo quyết toán năm; tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán năm đúng thời hạn quy định;

d) Chịu trách nhiệm thông báo thẩm định, xét duyệt quyết toán tài chính đối với BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH.

đ) Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chỉnh số liệu, sổ kế toán, xuất toán, thu hồi kinh phí theo đúng chế độ và thời gian quy định.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh

a) Xử lý dứt điểm các khoản công nợ với cơ quan tài chính địa phương về kinh phí hỗ trợ đóng BHTN theo quy định; với các đơn vị sử dụng lao động về kinh phí 2% qutiền lương, tiền công giữ lại tại đơn vị.

b) Hướng dẫn BHXH cấp huyện thực hiện đúng các quy định về lập báo cáo tài chính quý, năm và xét duyệt, thông báo quyết toán năm; đồng thời gửi báo cáo tài chính quý, năm theo quy định.

c) Chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt và thông báo quyết toán năm đối với các đơn vị BHXH cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

d) Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của BHXH Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chỉnh số liệu, sổ kế toán, xuất toán, thu hồi kinh phí theo đúng chế độ và thời gian quy định.

3. BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH.

a) Chịu trách nhiệm vtính chính xác, trung thực của chứng từ kế toán phát sinh tại đơn vị.

b) Tng hợp sliệu phục vụ công tác thm định, xét duyệt quyết toán đảm bảo chính xác, đúng thời gian quy định.

4. Công văn này thay thế Công văn s5038/BHXH-TCKT ngày 18/12/2014 về hướng dẫn khóa sổ, lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm và Công văn số 4963/BHXH-TCKT ngày 08/12/2015 về hướng dẫn bổ sung công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán năm 2015.

Yêu cu BHXH các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quc phòng, BHXH Bộ Công an, Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tại văn bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- T
ng Giám đc (đ b/c);
- Các Phó T
ng Giám đc;
- Các Tổ chức giúp việc TGĐ;
-
Website BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, TCKT (40 bản).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Khương

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP…

Phụ lục số 01

 

TỔNG HỢP THU HỒI CHI SAI BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ NĂM TRƯỚC

Năm: ………………..

(Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT ngày 16/11/2016 của BHXH Việt Nam)

ĐVT: Đồng

STT

CHỈ TIÊU

THỰC HIỆN THU HỒI CỦA TỈNH

NỘP SỐ THU HỒI CHI SAI BHXH, BHTN, BHYT VỀ BHXH VIỆT NAM

Số còn phải thu hồi năm trước chuyển sang

Số phải thu trong năm

Số đã thu hồi trong năm

Số còn phải thu hồi chuyển năm sau

Số năm trước còn phải nộp

Số phải nộp trong năm

Số đã nộp trong năm

Số còn phải nộp chuyển sang năm sau

Trong đó

Số tiền đã thu chưa nộp

Số còn phải thu hồi

A

B

1

2

3

4=1+2-3

5

6=2

7

8=5+6-7=9+10

9

10

1

Kinh phí do NSNN đảm bảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lương hưu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Trợ cp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Quỹ BHXH bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Quỹ ốm đau, thai sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Quỹ TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Quhưu trí, tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Quỹ BHXH tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Quỹ BH thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Quỹ BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……, Ngày ...tháng...năm...

Người lập biểu
(Ký tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký tên)

Giám đốc BHXH
(Ký tên, đóng dấu)

 

* THUYẾT MINH THU HỒI CHI SAI

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

Đơn vị tính: Đồng

Thuyết minh thu hồi chi sai

A

B

1

2

Nguồn NSNN

THN00

 

 

Số chưa nộp về BHXH Việt Nam năm trước chuyển sang

THN01

 

 

Số phải nộp trong năm

Tổng cộng

THN02

 

 

Cơ quan BHXH

THN03

 

 

Đại diện chi trả xã, phường

THN04

 

 

Cơ quan Bưu điện

THN05

 

 

Cá nhân, đơn vị khác

THN06

 

 

Số đã nộp trong năm

THN07

 

 

Số còn phải nộp BHXH Việt Nam chuyển kỳ sau

Tổng cộng

THN08

 

 

Cơ quan BHXH

THN09

 

 

Đại diện chi trả xã, phường

THN10

 

 

Cơ quan Bưu điện

THN11

 

 

Cá nhân, đơn vị khác

THN12

 

 

Nguồn Quỹ

THQ00

 

 

Số chưa nộp về BHXH Việt Nam năm trước chuyển sang

THQ01

 

 

Số phải nộp trong năm

Quỹ BHXH, BHTN

Tổng cộng

THQ02

 

 

Cơ quan BHXH

THQ03

 

 

Đại diện chi trả xã, phường

THQ04

 

 

Cơ quan Bưu điện

THQ05

 

 

Trung tâm dịch vụ việc làm

THQ06

 

 

Đơn vị sử dụng lao động

THQ07

 

 

Cá nhân, đơn vị khác

THQ08

 

 

Quỹ BHYT

Tổng cộng

THQ09

 

 

Cơ sở KCB

THQ10

 

 

Cá nhân, đơn vị khác

THQ11

 

 

Số đã nộp trong năm

THQ12

 

 

Số còn phải nộp BHXH Việt Nam chuyển kỳ sau

Tổng cộng

THQ13

 

 

Cơ quan BHXH

THQ14

 

 

Đại diện chi trả xã, phường

THQ15

 

 

Cơ quan Bưu điện

THQ16

 

 

Trung tâm dịch vụ việc làm

THQ17

 

 

Đơn vị sử dụng lao động

THQ18

 

 

Cơ sở KCB

THQ19

 

 

Cá nhân, đơn vị khác

THQ20

 

 

Ghi chú:

Hướng dn lập Biu thuyết minh thu hi:

Cột 1: Số tiền

- Mã chỉ tiêu THN00: không phải ghi

- Mã chỉ tiêu THN01=Mã số 02 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu THN02=Mã THN03+THN04+THN05+THN06=Mã số 07 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu từ THN03 đến THN06=Ghi số tiền phải thu hồi tương ứng với số thực hiện sai của đơn vị, cá nhân

- Mã chỉ tiêu THN07=Mã số 12 Mục VI Mu s03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu THN08=Mã THN01+THN02-THN07=Mã THN09+THN10+THN11+THN12=Mã số 17 Mục VI

- Mã chỉ tiêu từ THN09 đến THN12=Ghi số tiền còn phải nộp BHXH Việt Nam chuyển kỳ sau tương ứng với số thực hiện sai ca đơn vị, cá nhân

- Mã chỉ tiêu THQ00: không phải ghi

- Mã chỉ tiêu THQ01=Mã số 03+04+05 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu THQ02=Mã THQ03+THQ04+THQ05+THQ06+THQ07+THQ08=Mã số 08+09 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu từ THQ03 đến THQ08=Ghi số tiền phải thu hồi tương ứng với số thực hiện sai của đơn vị, cá nhân

- Mã chỉ tiêu THQ09=Mã THQ10+THQ11=Mã số 10 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu THQ10=Ghi số tiền thu hồi do Cơ sở KCB thực hiện sai

- Mã chỉ tiêu THQ11=Ghi số tiền thu hồi do cá nhân, đơn vị khác thực hiện sai

- Mã chỉ tiêu THQ12=Mã số 13+14+15 Mục VI Mu số 03/BB đính kèm Biên bản QT năm

- Mã chỉ tiêu THQ13=Mã THQ01+THQ02+THQ09

- Mã chỉ tiêu từ THQ14 đến THQ20=Ghi số tiền còn phải nộp BHXH Việt Nam chuyển kỳ sau tương ứng với số

Cột 2: Thuyết minh thu hồi chi sai

Thuyết minh lý do chi sai, lý do chưa thu hồi đối với những trường hợp có số thu hồi lớn, thường xuyên xảy ra.

Lưu ý: Đề nghị BHXH các tỉnh không thêm dòng, cột vào biểu

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

Phụ lục số 02

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

(Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT ngày 16/11/2016 của BHXH Việt Nam)

ĐVT: Đồng

STT

CHỈ TIÊU

Mã số

SỐ ĐỀ NGHỊ

GHI CHÚ

A

B

 

1

2

I

Chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện và BHYT của một số đối tượng

01

 

 

1

Số thu trong năm

02

 

 

1.1

Số thu BHXH tự nguyện

03

 

 

a

Số thu qua đại lý thu

04

 

 

-

Sthu của đối tượng khai thác mi

05

 

 

-

Sthu của đối tượng khai thác thường kỳ

06

 

 

b

Số thu tại cơ quan BHXH

07

 

 

1.2

Số thu BHYT của một số đối tượng

08

 

 

a

Học sinh, sinh viên

09

 

 

b

Hộ GĐ cận nghèo

10

 

 

c

Hộ N, L, N, D nghiệp có mức sng trung bình

11

 

 

d

Hộ gia đình

12

 

 

-

Số thu của đối tượng khai thác mới

13

 

 

-

Số thu của đi tượng khai thác thường kỳ

14

 

 

2

Tỷ lệ % chi cho tchức làm đi lý

15

 

 

2.1

Đối với thu BHXH tự nguyện

16

 

 

-

Thu của đối tượng khai thác mới

17

 

 

-

Thu của đối tượng khai thác thường kỳ

18

 

 

2.2

Đối với thu BHYT của một số đối tượng

19

 

 

a

Học sinh, sinh viên

20

 

 

b

Hộ GĐ cận nghèo

21

 

 

c

Hộ N, L, N, D nghiệp có mức sng trung bình

22

 

 

d

Hộ gia đình

23

 

 

-

Thu của đối tượng khai thác mới

24

 

 

-

Thu của đi tượng khai thác thường kỳ

25

 

 

3

Kinh phí chi thù lao đại lý được sử dụng trong năm

26

 

 

3.1

Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang

27

 

 

3.2

Dự toán được giao năm 2016

28

 

 

4

Số phải thực hiện trong năm

29

 

 

4.1

Thù lao đại lý thu BHXH tnguyện (30=5x17+6x18)

30

 

 

4.2

Thù lao đại lý thu BHYT của một số đối tượng

31

 

 

 

+ Học sinh, sinh viên (32=9x20)

32

 

 

 

+ Hộ GĐ cận nghèo (33=10x21)

33

 

 

 

+ Hộ N, L, N, D nghiệp có mức sng trung bình (34=11x22)

34

 

 

 

+ Hộ gia đình (35=13x24+14x25)

35

 

 

4

Số thực hiện trong năm

36

 

 

4.1

Chi thù lao đại lý thu của năm trước

37

 

 

4.2

Chi thù lao đại lý thu phát sinh trong năm

38

 

 

5

Chi thù lao đại lý còn dư chuyển năm sau (39=26-36)

39

 

 

5.1

Số còn phải thực hiện (40=29-38)

40

 

 

5.2

Dư dtoán (41=39-40 nếu 39-40>0)

41

 

 

5.3

Thiếu dự toán (42=40-39 nếu 39-40<0)

42

 

 

II

Chi phí chi trả lương hưu, trcấp BHXH, BHTN

43

 

 

1

Dự toán BHXH Việt Nam giao trong năm

44

 

 

2

Số phải thực hiện trong năm

45

 

 

3

Số thực hiện trong năm

46

 

 

3.1

Chi hỗ trtổ chức, cá nhân làm đi lý thực hiện chi trả trc tiếp đến đối tượng hưởng và quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH

47

 

 

 

- Chi trả qua Bưu điện

48

 

 

 

- Khác (qua đại lý, tổ chức cá nhân)

49

 

 

3.2

Các khoản chi khác

50

 

 

4

Số còn phải thực hiện

51

 

 

III

Chi hỗ trlập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn

52

 

 

1

Dự toán BHXH Việt Nam giao trong năm

53

 

 

2

Số người phải lập danh sách tăng/giảm trong năm

54

 

 

3

Số phải thực hiện trong năm (55=54 x 5000 đồng)

55

 

 

4

Số đã chi trong năm mức 5.000 đồng/người

56

 

 

5

Chi hỗ trợ lập danh sách còn dư chuyển năm sau (59=53-56)

59

 

 

-

Số còn phải thực hiện (60=55-56)

60

 

 

-

Dư dự toán (61=59-60 nếu 59-60>0)

61

 

 

-

Thiếu dự toán (62=60-59 nếu 59-60<0)

62

 

 

IV

Chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT

63

 

 

1

Chi hoạt động phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác thu

64

 

 

2

Chi hỗ trợ cho quan, đơn vị, cá nhân ngoài Ngành tham gia vào quá trình thu hồi nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT

65

 

 

3

Điều tra, khảo sát

66

 

 

4

Các khoản chi khác

67

 

 

V

Chi phục vụ công tác chi (không bao gồm từ nguồn chi phí chi trả lương hưu, trcấp BHXH, BHTN)

68

 

 

1

Chi hoạt động phối hp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác chi tr các chế độ BHXH, BHTN, BHYT

69

 

 

2

Chi hỗ trợ cơ quan, đơn vị, cá nhân ngoài Ngành tham gia vào quá trình thu hi các khoản chi không đúng chế độ quy định

70

 

 

3

Các khoản chi khác

71

 

 

VI

Chi làm sổ BHXH, thẻ BHYT

72

 

 

VII

Chi phí in ấn biu mẫu, chứng từ báo cáo

73

 

 

VII

Chi phí tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT

74

 

 

IX

Chi vận chuyển và bảo vệ tiền

75

 

 

X

Chi phí chuyển tiền

76

 

 

XI

Chi thc hin giao dch đin t

77

 

 

 

- Chi trả qua Bưu điện

78

 

 

 

- Chi trực tiếp cho cán bộ viên chức

79

 

 

XII

Chi rà soát bàn giao sổ BHXH trả cho ngưi lao động

80

 

 

……, Ngày ...tháng...năm...

Người lập biểu
(Ký tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký tên)

Giám đốc BHXH
(Ký tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP…

Phụ lục số 03

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN SỬ DỤNG KINH PHÍ 20% ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG NĂM ………………..

(Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT ngày 16/11/2016 của BHXH Việt Nam)

ĐVT: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

I

Tình hình sử dụng kinh phí năm trưc chuyển sang (đưc sử dụng tính đến hết ngày ………..)

01

 

1

Tổng kinh phí năm trưc chuyển sang

02=03+04

 

1.1

Kinh phí hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo

03

 

1.2

Kinh phí mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện

04

 

2

Kinh phí đề nghị quyết toán

05=06+07

 

2.1

Hỗ trquỹ KCB cho ngưi nghèo

06

 

2.2

Chi mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện

07

 

3

Kinh phí chưa sử dụng hoặc không sử dụng hết nộp về Quỹ Dự phòng BHYT (BHXH Việt Nam)

08=02-05

 

II

Tình hình sử dụng kinh phí năm nay

09

 

1

Kinh phí 20% kết dư quỹ KCB BHYT năm... (theo Thông báo... của BHXHVN)

10

 

2

Kế hoạch sử dụng kinh phí 20% (theo Quyết định số.... của Chủ tch UBND tnh...)

11=12+13+14

 

2.1

Kinh phí hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo

12

 

2.2

Kinh phí hỗ trợ mức đóng BHYT cho 1 số nhóm đối tượng

13

 

2.3

Kinh phí mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyn người bnh ở tuyến huyn

14

 

3

Kinh phí thực nhận trong năm

15=16+17

 

3.1

Cp trên cp

16

 

3.2

Kinh phí ghi thu hỗ trợ mức đóng BHYT cho 1 số nhóm đối tượng

17

 

4

Kinh phí đề nghị quyết toán

18=19+20+21

 

4.1

Hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo

19

 

4.2

Hỗ trợ mức đóng BHYT cho 1 số nhóm đối tượng

20

 

4.3

Chi mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện

21

 

5

Kinh phí còn chưa sử dụng chuyn năm sau (được sử dụng tính đến hết ngày ………)

22=23+24

 

5.1

Kinh phí hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo

23=12-19

 

5.2

Kinh phí mua trang thiết bị y tế, mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện

24=14-21

 

III

Tổng cộng kinh phí đề nghị quyết toán trong năm

25=05+18

 

……, Ngày ...tháng...năm...

Người lập biểu
(Ký tên)

Kế toán Trưởng
(Ký tên)

Giám đốc BHXH
(Ký tên, đóng dấu)

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP

Phụ lục số 04

 

BẢNG KÊ PHÔI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI/THẺ BẢO HIỂM Y TẾ ĐÃ XUẤT DÙNG

(Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT ngày 16/11/2016 của BHXH Việt Nam)

ĐVT: Đồng

STT

Tên ấn chỉ

Ký hiệu

Đơn vị tính

Số tồn đầu kỳ

Số lượng thực nhập

Số lượng thực xuất

Số tồn cuối kỳ

Từ số đến số

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Từ số đến số

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Từ số đến số

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Từ số đến số

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

……, Ngày ...tháng...năm...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán Trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc BHXH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Điều 7. Hạch toán kế toán, lập và gửi báo cáo quyết toán
...

2. Số quyết toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thực thu, gồm: số tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng và số tiền lãi chậm đóng (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 17. Thanh toán đa tuyến

1. Nguyên tắc thanh toán đa tuyến

a) Thanh toán đa tuyến nội tỉnh được thực hiện đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của người có thẻ BHYT do BHXH tỉnh phát hành, điều trị tại các cơ sở y tế ngoài nơi đăng ký ban đầu trên địa bàn tỉnh.

b) Thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh được thực hiện đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của người có thẻ BHYT do BHXH tỉnh phát hành, điều trị tại các cơ sở y tế ngoài địa bàn tỉnh.

c) Thanh toán đa tuyến kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu khi học sinh, sinh viên có thẻ BHYT do BHXH tỉnh phát hành, học tập ngoài địa bàn tỉnh.

2. Thanh toán đa tuyến đến tại cơ sở y tế

a) Thanh toán đa tuyến đến tại cơ sở y tế đối với các trường hợp quy định tại Điểm a và b, Khoản 1 Điều này. Trần đa tuyến đến được xác định theo quy định tại Khoản 6, Điều 11 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

Đối với các cơ sở y tế lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, trần đa tuyến đến được xác định căn cứ chi phí bình quân năm trước theo chuyên khoa tương ứng tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn.

b) Hằng quý, cơ quan BHXH thanh toán đa tuyến đến với cơ sở y tế theo chi phí thực tế thuộc phạm vi quyền lợi của người bệnh BHYT nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá trần đa tuyến đến sau khi trừ đi phần chi phí thuộc trách nhiệm chi trả của người bệnh.

Trường hợp cơ sở y tế chi vượt trần đa tuyến đến, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thuyết minh của cơ sở y tế, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan thẩm định, xác định nguyên nhân. Phần chi phí phát sinh ngoài trần đa tuyến đến (nếu có) được quyết toán vào quý kế tiếp.

Cuối năm, cơ quan BHXH thực hiện bù trừ thanh toán đa tuyến đến giữa các quý trong năm; điều chỉnh thanh toán đa tuyến đến phát sinh trong năm với cơ sở y tế. Phần chi vượt trần còn lại không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

3. Thông báo thanh toán đa tuyến nội tỉnh

a) Chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được dữ liệu điện tử và mẫu số C79a-HD, C80a-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC của cơ sở y tế, BHXH huyện hoàn thành việc giám định, chuyển Phòng Giám định BHYT Thống kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT ngoại trú, nội trú tại các cơ sở y tế theo mẫu số 14/BHYT ban hành kèm theo Quyết định này và toàn bộ dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh đã giám định tại cơ sở y tế được phân cấp.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày nhận được dữ liệu và báo cáo của BHXH huyện, Phòng Giám định BHYT tập trung dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh toàn tỉnh, kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu thẻ BHYT do tỉnh phát hành; từ chối quyết toán hoặc yêu cầu giám định lại đối với các trường hợp đề nghị thanh toán nhưng không đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác; thông báo thanh toán đa tuyến nội tỉnh cho BHXH huyện để trừ vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng tại cơ sở y tế nơi người có thẻ BHYT đăng ký ban đầu

4. Thông báo thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh
a) Trước ngày 15 tháng thứ hai mỗi quý, BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam (Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc) Tổng hợp thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh theo mẫu số 11/BHYT ban hành kèm theo Quyết định này và dữ liệu điện tử;
b) Trước ngày 30 tháng thứ hai mỗi quý, Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc phải hoàn thành việc thẩm định, thông báo thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh cho BHXH tỉnh theo mẫu số C88-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC kèm theo dữ liệu điện tử; từ chối thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh đối với các trường hợp đề nghị thông báo đa tuyến nhưng không đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác.

c) BHXH tỉnh nơi phát hành thẻ nhận được thông báo đa tuyến ngoại tỉnh thực hiện kiểm tra dữ liệu của người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại tỉnh với dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh tại tỉnh và dữ liệu phát hành thẻ BHYT; đề nghị giám định lại đối với các trường hợp thẻ BHYT không có trong dữ liệu thẻ đã phát hành, chuyển tuyến hoặc thời gian điều trị không hợp lý; phân bổ chi phí thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh để trừ vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng tại cơ sở y tế đăng ký ban đầu.

5. Giám định lại thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh

a) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đa tuyến, BHXH tỉnh nơi phát hành thẻ phải hoàn thành kiểm tra dữ liệu đa tuyến và gửi yêu cầu giám định lại (nếu có) cho BHXH tỉnh đến và Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc.

b) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị giám định lại của BHXH tỉnh nơi phát hành thẻ, BHXH tỉnh nơi bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh phải trả lời bằng văn bản;

Trường hợp cơ sở y tế nơi điều trị không chứng minh được tính chính xác của các trường hợp yêu cầu giám định lại thì trừ vào số chi đã quyết toán với cơ sở y tế đồng thời đề nghị giảm trừ thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh vào quý gần nhất;

c) Trường hợp BHXH tỉnh nơi bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh không trả lời yêu cầu giám định lại, Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc thực hiện việc điều chỉnh giảm đa tuyến vào quý kế tiếp.

d) Trước ngày 31/03 hằng năm, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc có trách nhiệm tổng hợp thông báo đa tuyến ngoại tỉnh năm trước, gửi BHXH Việt Nam (Ban Tài chính - Kế toán, Ban Thực hiện chính sách BHYT) đồng thời gửi BHXH tỉnh làm căn cứ điều chỉnh quyết toán đa tuyến ngoại tỉnh với cơ sở y tế đăng ký ban đầu và tổng hợp vào quyết toán chi khám bệnh, chữa bệnh của BHXH tỉnh

Xem nội dung VB
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:

“Điều 35. Phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
...

3. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau:

a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây:

Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.

Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương.

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.

Xem nội dung VB
Điều 7. Quản lý và sử dụng kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa sử dụng hết từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020

1. Đối với BHXH Việt Nam:

a) Khi thẩm định quyết toán năm đối với quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của BHXH cấp tỉnh, có trách nhiệm ghi rõ trong biên bản thẩm định quyết toán khoản 20% kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa sử dụng hết (nếu có) được sử dụng tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là khoản 20% được sử dụng tại địa phương);

b) Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua báo cáo quyết toán năm của quỹ bảo hiểm y tế, phải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi Sở Y tế và Sở Tài chính thông báo khoản 20% được sử dụng tại địa phương; đồng thời chuyển toàn bộ phần kinh phí này cho BHXH cấp tỉnh để sử dụng theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Tổng hợp số kinh phí đã sử dụng theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này vào quyết toán quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với Sở Y tế:

a) Căn cứ thông báo của BHXH Việt Nam về số kinh phí chưa sử dụng hết được sử dụng tại địa phương, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và BHXH cấp tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng theo thứ tự ưu tiên quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật bảo hiểm y tế, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với BHXH cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển tại các đơn vị.

3. Đối với BHXH cấp tỉnh:

a) Khi nhận được quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện như sau:

- Trường hợp hỗ trợ Quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo: Chuyển kinh phí vào tài khoản của Quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo để quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; đồng thời, tổng hợp số kinh phí đã chuyển vào quyết toán chi quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh (chi tiết khoản 20% được sử dụng tại địa phương);

- Trường hợp hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng: Căn cứ danh sách đối tượng được hỗ trợ và số tiền hỗ trợ, lập chứng từ hạch toán ghi thu tiền đóng bảo hiểm y tế, đồng thời quyết toán chi quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh (chi tiết khoản 20% được sử dụng tại địa phương);

- Trường hợp mua trang thiết bị y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện: Chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của đơn vị được phân bổ kinh phí theo tiến độ mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu; sau khi hoàn thành việc thanh quyết toán, tổng hợp vào quyết toán chi quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh (chi tiết khoản 20% được sử dụng tại địa phương).

b) Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị được phân bổ kinh phí, bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch;

c) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ghi trong thông báo của BHXH Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, phần kinh phí được để lại địa phương chưa sử dụng hoặc không sử dụng hết, BHXH cấp tỉnh chịu trách nhiệm thu hồi và chuyển về BHXH Việt Nam để nộp vào quỹ dự phòng.

4. Đối với BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh và chi phí vận chuyển trong năm: Sau khi Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua báo cáo quyết toán năm của BHXH Việt Nam, phần kinh phí chưa dùng hết được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu; tổng hợp vào quyết toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

5. Các đơn vị được phân bổ kinh phí mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản và hạch toán vào nguồn kinh phí khác của đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật;

b) Quyết toán số kinh phí được cấp với BHXH cấp tỉnh; riêng các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết toán với BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an.

Xem nội dung VB
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với số tiền ngân sách địa phương hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến cuối năm 2014 còn thừa hoặc thiếu, được xử lý như sau:

a) Trường hợp số tiền Sở Tài chính đã cấp lớn hơn số phải hỗ trợ theo quy định, BHXH Việt Nam trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp chuyển về cho BHXH cấp tỉnh để nộp trả ngân sách địa phương;

b) Trường hợp số tiền Sở Tài chính đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ theo quy định, BHXH cấp tỉnh tổng hợp số thiếu, gửi Sở Tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bổ sung cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Xem nội dung VB
Mục 4. QUY TRÌNH CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN, DƯỠNG SỨC PHỤC HỒI SỨC KHỎE

Điều 25. Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thông qua đơn vị sử dụng lao động

1. Phòng KHTC (hoặc tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT)

1.1. Căn cứ mẫu số C70b-HD do Phòng CĐ BHXH (hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH) chuyển sang, thực hiện chuyển số tiền đã xét duyệt tại mẫu số 70b-HD vào tài khoản của đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận mẫu số 70b-HD từ Phòng CĐ BHXH.

1.2. Căn cứ Ủy nhiệm chi số tiền đã chuyển vào tài khoản của đơn vị sử dụng lao động, thực hiện hạch toán số tiền đã chi, ghi sổ kế toán theo quy định.

1.3. Theo dõi số tiền chưa chi cho người lao động theo Danh sách người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 23-CBH) do đơn vị sử dụng lao động nộp.

1.4. Thực hiện thu hồi số tiền do giải quyết và chi sai (nếu có), do thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện. Lập Danh sách thu hồi kinh phí chi bảo hiểm (mẫu số C75-HD) và mẫu số C76-HD của toàn tỉnh, hạch toán thu hồi theo quy định.

1.5. Trường hợp người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại đơn vị sử dụng lao động, có Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH căn cứ mẫu số 23-CBH xem xét, thực hiện chuyển tiền chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK vào tài khoản cá nhân cho người lao động; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì viết phiếu chi tiền mặt chi trả ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp Giấy giới thiệu.

2. Đơn vị sử dụng lao động

2.1. Thực hiện chi trả

- Đơn vị sử dụng lao động thực hiện chuyển tiền chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK vào tài khoản cá nhân của người lao động (không yêu cầu người lao động ký nhận vào mẫu số C70b-HD).

- Đơn vị sử dụng lao động chỉ được chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK bằng tiền mặt cho người lao động trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân. Khi nhận được tiền từ cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động thông báo cho người lao động đến nhận chế độ bằng tiền mặt, khi chi trả yêu cầu người lao động ký nhận vào Danh sách mẫu số C70b-HD.

- Thời hạn chi trả: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, chi trả xong chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK sau ốm đau, thai sản; trong thời hạn 05 ngày làm việc thực hiện chi trả xong trợ cấp DSPHSK sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, kể từ khi nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến.

2.2. Trong vòng 10 ngày đầu tháng sau, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (nếu có theo mẫu số 23-CBH) của các Danh sách 70b-HD đã được xét duyệt của tháng trước, gửi cơ quan BHXH, đồng thời chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi hết nêu rõ lý do chưa chi trả.

2.3. Trường hợp sau khi đơn vị sử dụng lao động lập mẫu số 23-CBH và chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi mà người lao động đến yêu cầu được nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK, đơn vị sử dụng lao động viết Giấy giới thiệu người lao động đến cơ quan BHXH để nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK.

2.4. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng tiền chế độ của người lao động, không thực hiện chi trả đúng thời gian quy định, chi không đầy đủ chế độ đã được cơ quan BHXH xét duyệt cho người lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn đầy đủ cho người lao động hoặc hoàn trả quỹ BHXH, đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

3. Người lao động

3.1. Nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK qua tài khoản cá nhân.

3.2. Trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân, được nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK bằng tiền mặt từ đơn vị sử dụng lao động.

3.3. Trường hợp người lao động nhận chế độ bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH theo quy định tại Điểm 1.4, Khoản 1 Điều này, khi đến nhận phải xuất trình: Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận vào phiếu chi.

Xem nội dung VB
- Phụ lục này bị bãi bỏ bởi Điểm 5.3 Mục 5 Công văn 5591/BHXH-TCKT năm 2017

5. Lập, nộp báo cáo tài chính
...
5.3. Bãi bỏ phụ lục số 01 ... ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT.

Xem nội dung VB
- Phụ lục này bị bãi bỏ bởi Điểm 5.3 Mục 5 Công văn 5591/BHXH-TCKT năm 2017

5. Lập, nộp báo cáo tài chính
...
5.3. Bãi bỏ ... phụ lục số 03 ban hành kèm theo Công văn số 4593/BHXH-TCKT.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.