Công văn 3616/BTTTT-TTĐN năm 2017 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2018
Số hiệu: 3616/BTTTT-TTĐN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Hoàng Vĩnh Bảo
Ngày ban hành: 06/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BTHÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3616/BTTTT-TTĐN
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2018

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2017

 

 

Kính gi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Triển khai kết lun số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bchính trị về Chiến lược phát triển thông tin đi ngoại giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị s21/CT-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2018, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại căn cứ theo Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 19/10/2016 hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối với các tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế nhưng chưa căn cứ theo Thông tư số 22 cần chỉnh sửa để phù hợp.

- Đối với các tỉnh, thành phố chưa ban hành Quy chế cần khẩn trương ban hành theo căn cứ để triển khai, quản lý thông tin đối ngoại.

2. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thành tựu về mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

3. Phân công, bố trí cán bộ phụ trách công tác thông tin đi ngoại.

4. Tập huấn nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại cho cán bộ cấp phòng trở lên và các đối tượng tham gia hoạt động thông tin đi ngoại.

5. Tiếp tục chủ động tổ chức theo dõi và tổng hợp dư luận báo chí trong và ngoài nước về tình hình tỉnh, thành phố; xây dựng tài liệu lập luận, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trên địa bàn đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố, và có trách nhiệm thông báo ti Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý.

6. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố, xây dựng đề án, dự án, kế hoạch truyền thông quảng bá hình ảnh của địa phương.

7. Thông tin, tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật, tập trung các nội dung sau:

a) Cộng đồng ASEAN:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN với các mốc kỷ niệm lớn: 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, trong đó tiếp tục nâng cao nhận thức và hiu biết của người dân về Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, các thách thức, cơ hội, lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại.

- Chú trọng tuyên truyền về kết quả triển khai các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN bao gồm: triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch cụ thể trên cả ba trụ cột Cộng đồng, Chương trình Nghị sự kết nối ASEAN 2025 và Kế hoạch Công tác Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn III.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới các doanh nghiệp và người dân; tăng cường tuyên truyền về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC).

b) Các Hiệp định thương mại tự do:

- Thông tin, tuyên truyền về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (FTA Việt Nam - EU), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

- Những quyền lợi và thách thức đặt ra cho Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam để nắm bắt các lợi ích và cơ hội các FTA mang lại.

c) Liên hợp quốc:

- Thông tin, tuyên truyền về sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò là thành viên của các tổ chức Liên hợp quốc như Hội đồng Kinh tế và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa nhiệm kỳ 2015-2019; về việc Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, qua đó nâng cao hình ảnh, phát huy vị thế của Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

- Tuyên truyền về sự tham gia của Việt Nam trong Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cụ thể: tăng cường thông tin về UNESCO trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh của UNESCO đối với người dân; về sự tham gia và các thành tích, kết quả Việt Nam đạt được trong các lĩnh vực của UNESCO.

d) Triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/04/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

8. Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, phân giới cắm mốc và khu vực biên giới, cần tập trung các nhiệm vụ sau:

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại với Lào và Campuchia theo các văn bản chỉ đạo về tăng cường thông tin đối ngoại với Lào và Campuchia trong tình hình mới, cụ thể:

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng thông tin đối ngoại cho cán bộ, nhân dân và các lực lượng khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề biên giới, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, qua đó thực hiện hiệu quả công tác biên giới tại địa phương; kịp thời cung cấp thông tin phản bác các thông tin sai lệch của thế lực thù địch gây chia rẽ, xuyên tạc quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam với các quốc gia có chung đường biên gii đến cán bộ, nhân dân và các lực lượng khu vực biên giới.

- Xây dựng các chương trình, chuyên mục, xuất bản phẩm bằng tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Campuchia, tiếng Anh, thông tin tuyên truyền về tm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đã góp phần quan trọng trong việc củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam với Lào và Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng; xây dựng đề án, dự án truyền thông quảng bá du lịch của Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia với chủ đề “Hai quốc gia, một điểm đến” nhằm quảng bá hình ảnh mỗi quốc gia, tăng cường tình đoàn kết giữa hai nước thông qua phát triển du lịch và sản phẩm du lịch tại các tỉnh biên giới.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch... giữa các tỉnh giáp biên.

- Tạo điều kiện hỗ trợ các cơ quan thông tin, truyền thông, phóng viên của Lào, Campuchia đưa tin, bài và thực hiện các xuất bản phẩm quảng bá về Việt Nam.

b) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển giai đoạn 2011-2020 (đối với các tỉnh có biên giới đất liền và biển đảo).

c) Đối với các tỉnh biên giới, chủ động xây dựng, biên soạn nội dung cung cấp thông tin đối ngoại cho các Cụm thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế đã được Nhà nước đầu tư; đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển và đường sắt, chủ động bố trí kinh phí xây dựng các Cụm thông tin đi ngoại.

d) Tăng cường xuất bản các chương trình, chuyên mục, ấn phẩm bằng tiếng dân tộc phục vụ đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số; nội dung gồm: tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của địa phương; tuyên truyền những thành tựu đổi mới, hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với các quốc gia có chung đường biên giới; thông tin về đời sống của bà con dân tộc thiểu số; phản bác thông tin sai lệch của các lực lượng thù địch ảnh hưởng uy tín của đất nước và của tỉnh, thành phố.

9. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới; khai thác phương tiện internet, nội dung số, mạng xã hội... nhằm tăng cường hiệu quả công tác thông tin đối ngoại.

10. Triển khai thực hiện phong trào thi đua chuyên đề về thông tin đối ngoại của ngành thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

Trên cơ sở hướng dẫn này và yêu cầu thực tế của địa phương, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Thông tin đối ngoại, phòng Nghiệp vụ, địa chỉ: tầng 9, số 115 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà Nội, đt: 04.37676666, máy lẻ 118, fax: 04.37675959) để kịp thời có hướng dẫn.

Trân trọng ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trư
ng Hoàng Vĩnh Bảo;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TTĐN, TT.(129).

KT. BTRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Vĩnh Bảo