Công văn 3194/BHXH-CSXH năm 2020 về hướng dẫn điểm mới về quy trình thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP và phân cấp theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 3194/BHXH-CSXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Lê Hùng Sơn
Ngày ban hành: 08/10/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3194/BHXH-CSXH
V/v hướng dẫn một số điểm mới về quy trình thực hiện giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo quy định tại Nghị định số 88/2020/NĐ-CP và phân cấp theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH .

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc (Nghị định số 88/2020/NĐ-CP). Theo đó, có một số thay đổi về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN, ngoài ra có một số nội dung vướng mắc về việc phân cấp giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo phản ánh của BHXH các tỉnh, thành phố. Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam (Quyết định số 166/QĐ-BHXH), BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm thời thực hiện như sau:

I. Về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH

1. Sửa đổi tiêu đề trích dẫn quy định về hồ sơ tại tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 như sau: “Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ; khoản 5 Điều 5; Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, gồm:”.

2. Sửa đổi một số nội dung tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 như sau:

2.1. Nội dung b2:

“b2) Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội;”.

2.2. Nội dung c3:

“c3) Trường hợp bị BNN điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động: Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động;”.

2.3. Nội dung d:

“d) Đối với người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN:

d1) Đơn đề nghị hưởng chế độ BNN của người lao động theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ BNN (mẫu số 05A-HSB) đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

d2) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

d3) Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa;

d4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).”.

3. Sửa đổi tiêu đề trích dẫn quy định về hồ sơ tại tiết 1.2.4 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 như sau: “Đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật BHXH; khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ- CP; Điều 6 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; mẫu số 04C-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực); khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, gồm:”.

4. Sửa đổi điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 như sau:

“2.2. Tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 15; khoản 2 Điều 19; khoản 2 Điều 23; khoản 2 Điều 27; Điều 30; khoản 2, khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 36 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế chuyển đến, gồm:

2.2.1. Đối với trường hợp hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ khám BNN, chữa BNN, phục hồi chức năng lao động, huấn luyện ATVSLĐ:

- Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

- Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí khám BNN

- Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí chữa BNN

- Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động

- Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ

2.2.2. Trường hợp tạm ứng kinh phí hỗ trợ điều tra lại TNLĐ, BNN: Kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ của cơ quan ra quyết định điều tra lại.

2.2.3. Trường hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại vụ TNLĐ hoặc BNN:

a) Văn bản của cơ quan BHXH đề nghị điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).

b) Quyết định thành lập đoàn điều tra TNLĐ hoặc BNN.

c) Biên bản điều tra lại các vụ TNLĐ hoặc BNN.

d) Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật”.

5. Bổ sung vào nội dung a tiết 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 Điều 7 nội dung như sau:

“ - Thanh toán chi phí khám BNN, chữa BNN đối với người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN được hưởng trợ cấp BNN: Căn cứ Quyết định theo mẫu số 06 và mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP về việc hỗ trợ kinh phí khám BNN, chữa BNN đối với người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN, truy cập vào Hệ thống để cập nhật thông tin, xem xét, đối chiếu điều kiện về đóng BHXH bắt buộc, số lần được hỗ trợ của người được hỗ trợ; nếu đảm bảo đủ điều kiện thì cập nhật thông tin vào Danh sách C97-HD (nếu hưởng trợ cấp một lần) hoặc Danh sách C72a-HD (nếu hưởng trợ cấp hàng tháng) để chi trả, trường hợp phát hiện không đủ điều kiện hưởng, mức hỗ trợ, số lần hỗ trợ không đúng thì trình lãnh đạo văn bản thông báo kèm Danh sách theo mẫu số 16-HSB gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết và tạm thời chưa chi trả”.

6. Bổ sung thêm nội dung “g” tại tiết 2.2.2 điểm 2.2 khoản 2 Điều 7 như sau: “g) Lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện BHXH về TNLĐ, BNN hàng năm:

Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Phòng Chế độ BHXH tổng hợp kết quả thu, chi và tình hình chi trả kinh phí hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của cả năm, lập mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP , trình Giám đốc phê duyệt để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH) về tình hình thực hiện chế độ TNLĐ, BNN bắt buộc”.

7. Sửa đổi tiết 6.1.2 điểm 6.1 khoản 6 Điều 7 như sau:

“Truy cập vào Hệ thống để cập nhật thông tin, xem xét, đối chiếu điều kiện về thời gian đóng BHXH, số lần được hỗ trợ của từng người; nếu đảm bảo đủ điều kiện, đúng quy định thì lập Danh sách theo mẫu số C90-HD (đối với trường hợp chi trả cho đơn vị sử dụng lao động) hoặc Danh sách theo mẫu số C97-HD (đối với trường hợp chi trả cho người lao động) trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển Phòng Kế hoạch - Tài chính; trường hợp phát hiện không đủ điều kiện hưởng, mức hỗ trợ, số lần hỗ trợ không đúng thì trình lãnh đạo văn bản thông báo kèm Danh sách theo mẫu số 16-HSB gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết và tạm thời chưa chi trả”.

II. Về phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng

BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện việc phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định số 166/QĐ-BHXH phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Về nguyên tắc, khi phân cấp, BHXH tỉnh, thành phố phải quản lý được và phải chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết các chế độ BHXH của BHXH cấp huyện. Đối với BHXH huyện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giải quyết các chế độ BHXH thì chưa thực hiện phân cấp.

Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức cấp huyện và sắp xếp lại nhân sự để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.

III. Tổ chức thực hiện

1. Ban Thực hiện chính sách BHXH: Chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra BHXH tỉnh việc thực hiện quy trình giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ; phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin triển khai, điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ liên quan đảm bảo thực hiện đúng quy định.

2. Trung tâm Công nghệ thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để triển khai, điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ liên quan đảm bảo thực hiện kể từ ngày Nghị định số 88/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Đồng thời, bổ sung báo cáo mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP vào phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS) và Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH (DWH).

3. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện các nội dung liên quan quy định tại văn bản này.

BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ nội dung hướng dẫn nêu trên để thực hiện đến khi có văn bản thay thế khác, nếu có vướng mắc báo cáo về BHXH Việt Nam./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, CSXH.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Lê Hùng Sơn

 

 

 

Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
...

1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

1.2.1. Đối với chế độ TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật ATVSLĐ; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP; khoản 6 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 4 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:

a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:

a1) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

b) Trường hợp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát:

b1) Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong Hệ thống hoặc chưa được cấp mã số BHXH) đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b2) Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại; trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc Biên bản TNGT của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội.

b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b4) Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.

b5) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

b6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

c) Trường hợp được giám định tổng hợp do đã bị TNLĐ, BNN nay tiếp tục bị TNLĐ hoặc BNN:

c1) Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ, BNN của lần điều trị nội trú sau cùng.

c2) Trường hợp bị TNLĐ điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ: Biên bản điều tra TNLĐ; nếu bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.

c3) Trường hợp bị BNN điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ: Bản sao Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại.

c4) Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đã được giám định mức suy giảm KNLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của lần giám định đó;

c5) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

c6) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB đối với lần bị TNLĐ, BNN sau cùng; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đó tại đơn vị khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi xảy ra TNLĐ, BNN.

c7) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

d) Trường hợp người lao động bị mắc BNN khi đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN: Hồ sơ do người lao động cung cấp, gồm:

d1) Hồ sơ khám BNN.

d2) Văn bản của người lao động đề nghị giải quyết chế độ BNN theo mẫu số 05B-HSB.

d3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK.

d4) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

e) Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 01/01/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp; vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 51. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.
...

Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
...

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...

Điều 58. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
...

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội

1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.

2. Hồ sơ tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động tại khoản 1 Điều này do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
...

5. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này gồm có:

a) Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định này đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

b) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
...

Điều 7. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

1. Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định hưởng chế độ tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động.

3. Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.

5. Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Điều 8. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

1. Sổ bảo hiểm xã hội; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng.

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định hưởng chế độ tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

4. Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

5. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.

6. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước.

7. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi, chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 25. Trách nhiệm của Hội đồng Giám định y khoa
...

2. Cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ sau đây:

a) Biên bản giám định;

b) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;

c) Bảng kê các nội dung giám định. Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế khác thực hiện thì phải ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại cột ghi chú.

Xem nội dung VB
Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
...

1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

1.2.1. Đối với chế độ TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật ATVSLĐ; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP; khoản 6 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 4 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:

a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:

a1) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

b) Trường hợp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát:

b1) Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong Hệ thống hoặc chưa được cấp mã số BHXH) đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b2) Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại; trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc Biên bản TNGT của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội.

b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b4) Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.

b5) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

b6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

c) Trường hợp được giám định tổng hợp do đã bị TNLĐ, BNN nay tiếp tục bị TNLĐ hoặc BNN:

c1) Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ, BNN của lần điều trị nội trú sau cùng.

c2) Trường hợp bị TNLĐ điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ: Biên bản điều tra TNLĐ; nếu bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.

c3) Trường hợp bị BNN điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ: Bản sao Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại.

c4) Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đã được giám định mức suy giảm KNLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của lần giám định đó;

c5) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

c6) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB đối với lần bị TNLĐ, BNN sau cùng; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đó tại đơn vị khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi xảy ra TNLĐ, BNN.

c7) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

d) Trường hợp người lao động bị mắc BNN khi đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN: Hồ sơ do người lao động cung cấp, gồm:

d1) Hồ sơ khám BNN.

d2) Văn bản của người lao động đề nghị giải quyết chế độ BNN theo mẫu số 05B-HSB.

d3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK.

d4) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

e) Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 01/01/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp; vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
...

1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
...

1.2.4. Đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật BHXH; mẫu số 04C-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực); khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:

a) Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:

a1) Sổ BHXH.

a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.

a4) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.

a5) Trường hợp chết do TNLĐ, BNN thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

a7) Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04C-HBKV ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

b) Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Hồ sơ như nêu tại các nội dung a2, a3, a4, a6 thuộc a tiết này.

Xem nội dung VB
Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội

1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

3. Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.

4. Biên bản điều tra tai nạn lao động.

Xem nội dung VB
Điều 25. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...

4. Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội, thân nhân của người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm cơ sở giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp thân nhân người lao động đã được tổ chức có thẩm quyền kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc được cấp giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng.

Xem nội dung VB
Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...

2. Trách nhiệm của Phòng TN-Trả KQ
...

2.2. Tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 3 Điều 14, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 22, khoản 2 Điều 26, Điều 29 và khoản 3 Điều 30 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP do ngành LĐTBXH, ngành Y tế chuyển đến, gồm:

2.2.1. Trường hợp hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ khám BNN, chữa BNN, phục hồi chức năng lao động, huấn luyện ATVSLĐ: Quyết định hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ khám BNN, chữa BNN, phục hồi chức năng lao động, huấn luyện ATVSLĐ.

2.2.2. Trường hợp tạm ứng kinh phí hỗ trợ điều tra lại TNLĐ, BNN: Kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ của cơ quan ra quyết định điều tra lại.

2.2.3. Trường hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại vụ TNLĐ hoặc BNN.

a) Quyết định thành lập đoàn điều tra lại vụ TNLĐ hoặc BNN.

b) Biên bản điều tra lại vụ TNLĐ hoặc BNN.

c) Bản sao có chứng thực chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 15. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
...

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
...

Điều 19. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
...

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
...

Điều 23. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
...

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
...

Điều 27. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
...

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
...

Điều 30. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).

2. Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

3. Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

4. Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.
...

Điều 31. Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...

2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có sự tham gia của đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí điều tra.
...

Điều 36. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 12 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 7. Giải quyết và chi trả

1. Giải quyết

1.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
...

1.1.2. Giải quyết hưởng mới các chế độ TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất:

a) Truy cập vào Hệ thống, cập nhật thông tin, đối chiếu với dữ liệu để xét duyệt và trình lãnh đạo phê duyệt các quyết định, bản quá trình đóng BHXH (nếu có) theo mẫu số 04-HSB tương ứng với từng loại chế độ; in 02 bản các quyết định hưởng, bản quá trình đóng BHXH tương ứng với từng chế độ theo mẫu (tại phụ lục đính kèm) trình lãnh đạo ký phát hành; chuyển Bộ phận TN - Trả KQ.

- Đối với chế độ tử tuất: Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng và thân nhân hưởng trợ cấp tuất không cùng một người thì giải quyết trợ cấp mai táng cho thân nhân lo mai táng và giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được cử đại diện nhận trợ cấp hoặc giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với các thân nhân đủ điều kiện hưởng không phân biệt nơi cư trú cùng địa bàn hay khác địa bàn, trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng.

- Đối với thanh toán phí GĐYK: Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ BHXH, kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, xác định đối tượng, điều kiện và mức phí, cập nhật mức phí thanh toán vào quyết định hưởng BHXH; trường hợp không thanh toán thì có văn bản trả lời người hưởng nêu rõ lý do.

Không thanh toán phí GĐYK đối với trường hợp người lao động đã GĐYK mà kết luận mức suy giảm KNLĐ được sử dụng để hưởng các chính sách khác trước đó.

- Thanh toán/cấp tiền mua PTTGSH

+ Đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ ngày 01/01/2007 đến nay: Căn cứ hồ sơ, chủng loại PTTGSH, xác định mức tiền để cập nhật vào Danh sách C97-HD (nếu hưởng trợ cấp một lần) hoặc Danh sách C72a-HD (nếu hưởng trợ cấp hàng tháng) để chi trả. Định kỳ theo niên hạn của PTTGSH, cập nhật số tiền vào các danh sách nêu trên để chi trả cho người hưởng.

+ Đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 01/01/2007 đề nghị thanh toán tiền trang cấp PTTGSH: Căn cứ hồ sơ, niên hạn, chủng loại, hóa đơn, chứng từ mua PTTGSH xác định mức tiền để cập nhật vào Danh sách C97-HD đối với người hưởng trợ cấp một lần hoặc Danh sách C72a-HD nếu là người hưởng trợ cấp hàng tháng.

Xem nội dung VB
Điều 7. Giải quyết và chi trả
...

2. Trách nhiệm trong việc lập danh sách, báo cáo
...

2.2. Lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
...

2.2.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH: Tiếp nhận và căn cứ các danh sách, thông báo do BHXH huyện lập và gửi đến theo tiết 2.2.1 điểm này; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc khấu trừ tiền lương hưu, BHXH hàng tháng; căn cứ dữ liệu giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (bao gồm cả điều chỉnh tăng, giảm mức hưởng) trên địa bàn tỉnh, người hưởng chế độ BHXH từ tỉnh khác chuyển đến phát sinh trong tháng; Danh sách 7a-CBH, dữ liệu Danh sách chi trả trong tháng, lập và trình lãnh đạo phê duyệt và in các danh sách, báo cáo sau:

a) Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng sau kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) đối với người hưởng từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng (Danh sách C72a-HD) theo các hình thức: Chi trả qua tài khoản cá nhân, chi trả trực tiếp bằng tiền mặt.

b) Danh sách D03-TS (ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH) của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết theo từng loại chế độ trên địa bàn.

c) Thời gian lập danh sách, báo cáo: Ngày làm việc cuối cùng của tháng.

Ngay sau khi lập xong Danh sách C72a-HD, Hệ thống tự động gửi đến từng người hưởng mới phát sinh, người chuyển địa bàn hưởng tin nhắn thông báo về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

d) Thời gian chuyển: Cuối giờ ngày làm việc cuối cùng của tháng hoặc đầu giờ ngày 01 tháng sau. Trường hợp ngày 01 tháng sau là ngày nghỉ thì thực hiện chuyển vào cuối giờ ngày làm việc cuối cùng của tháng trước.

đ) Chuyển đến:

đ1) Phòng KHTC: Danh sách C72a-HD.

đ2) Phòng Quản lý thu: Danh sách D03-TS.

e) Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương để quyết định việc lập bổ sung Danh sách C72a-HD vào ngày 10 hàng tháng, đảm bảo chi trả kịp thời lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người lao động phát sinh hưởng trong tháng chi trả.

Xem nội dung VB
Điều 7. Giải quyết và chi trả
...

6. Chi trả kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề sau TNLĐ, BNN; kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; kinh phí điều tra lại vụ TNLĐ, BNN.

6.1. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH
...

6.1.2. Truy cập vào Hệ thống để cập nhật thông tin, xem xét, đối chiếu điều kiện về thời gian đóng BHXH, số lần được hỗ trợ của người được hỗ trợ; nếu đảm bảo đủ điều kiện, đúng quy định thì lập Danh sách theo mẫu số C90-HD trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển cho Phòng KHTC; trường hợp phát hiện không đủ điều kiện hưởng, mức hỗ trợ, số lần hỗ trợ không đúng thì trình lãnh đạo văn bản thông báo kèm theo Danh sách theo mẫu số 16-HSB gửi Sở LĐTBXH biết và tạm thời chưa chi trả; nếu Sở LĐTBXH vẫn giữ nguyên quyết định thì lập Danh sách theo mẫu số C90-HD trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển cho Phòng KHTC, đồng thời báo cáo BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH).

Thời hạn thực hiện: Tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Xem nội dung VB
Điều 2. Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng

1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
...

1.3. Đối với các nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và BHXH một lần mà BHXH huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào theo phân cấp nêu tại tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản này thì Giám đốc BHXH huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó; chậm nhất từ ngày 01/01/2021, BHXH huyện phải thực hiện giải quyết toàn bộ các chế độ BHXH. Trong thời gian chưa đủ khả năng thực hiện việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo phân cấp, BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, truy cập Hệ thống để cập nhật thông tin, chuyển BHXH tỉnh phê duyệt, đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định.

Xem nội dung VB