Công văn 2850/BTC-QLCS về hướng dẫn mua sắm tài sản công từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2018
Số hiệu: 2850/BTC-QLCS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 14/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2850/BTC-QLCS
V/v hướng dẫn mua sắm tài sản công từ nguồn NSNN năm 2018.

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện quy định tại điểm 1.3, 1.4 Khoản 1 Mục II Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Bộ Tài chính hướng dẫn về việc mua sắm tài sản công từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 như sau:

1. Việc mua sắm xe ô tô:

a) Đối với xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án không thuộc quy định tại điểm b, điểm c Khoản này: Từ ngày 01/01/2018, trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án không thực hiện mua sắm xe ô tô theo tiêu chun, định mức quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành trước ngày 01/01/2018 (Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, Quyết định số 54/2007/QĐ-TTg ngày 19/4/2007 về việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước thuộc Bộ Ngoại giao, Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014 về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng xe ô tô trong Công an nhân dân, Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng).

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; chuyển đổi công năng sử dụng xe ô tô, Điều chuyển xe ô tô từ nơi thừa sang nơi thiếu so với tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công theo quy định; trường hợp còn thiếu xe ô tô theo tiêu chuẩn, định mức mà không có xe ô tô phù hợp đĐiều chuyn thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mua xe ô tô trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Đi với xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam nước ngoài: Đề nghị Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát, sắp xếp số xe ô tô hiện có theo quy định tại Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chun, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam nước ngoài. Trường hợp còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đng nhân dân cấp tỉnh quyết định mua xe ô tô trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

c) Việc mua sm xe ô tô đối với dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại, viện trợ không hoàn lại trong khi chờ Chính phủ ban hành các Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô nêu tại điểm a Khoản này:

- Không sử dụng vn vay ODA, vn vay ưu đãi, vốn vay thương mại đmua sắm xe ô tô.

- Đi với dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, trường hợp Hiệp định đã được ký kết hoặc văn kiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có quy định cụ thể về chủng loại, số lượng, mức giá mua xe ô tô thì việc mua xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án thực hiện theo quy định của Hiệp định đã được ký kết hoặc văn kiện dự án đã được cơ quan có thm quyn phê duyệt.

- Việc mua sắm xe ô tô từ nguồn vốn đối ứng (thuộc nguồn vốn chi đầu tư) của dự án sử dụng vn vay nước ngoài thực hiện theo điểm a Khoản này.

2. Việc mua sắm tài sản công khác:

a) Việc mua sắm tài sản công được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đảm bảo mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức đã được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định, kế hoạch và dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng: Căn cứ quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngay 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế, các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định thm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức; tài sản do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư ban hành định mức; tài sản phân cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới ban hành tiêu chuẩn, định mức); trên cơ sở đó, chỉ đạo xây dựng, ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng đlàm cơ sở thực hiện việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm phù hợp với quy định việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì tiếp tục thực hiện theo tiêu chun, định mức đã ban hành. Trong trường hợp này, các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý được biết và gửi Kho bạc nhà nước nơi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý giao dịch đcó cơ sở thực hiện việc kiểm soát chi mua sm.

3. Về việc mua sắm tập trung năm 2018: Không thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với tài sản (trừ thuốc). Việc mua sm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, cấp tỉnh và trách nhiệm kiểm soát chi, hồ sơ kiểm soát chi mua sắm tập trung thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ. Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi danh Mục mua sm tập trung tới Kho bạc Nhà nước đthực hiện việc kiểm soát chi mua sắm tài sản theo đúng quy định.

4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:

a) Các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chun, định mức và chế độ hiện hành, triệt để tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn.

Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản công phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thu; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mua sắm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

b) Kho bạc nhà nước chỉ đạo Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho việc mua sắm tài sản công theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn tại Công văn này.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính đphối hợp xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở TC, KBNN các tỉnh (TP) trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải

 

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2018

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành là:

Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng; hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; thực hành dân chủ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực công tác được giao; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
...
1.3. Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao. Mở rộng cơ sở thuế, tạo chuyển biến rõ nét trong việc quản lý thu, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu ngân sách 3% so với dự toán Quốc hội giao. Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài...; chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước khi có nguồn tài chính đảm bảo. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chưa phân bổ, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,7% GDP.

1.4. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ. Phấn đấu đến cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai Luật Quản lý nợ công, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo, trong đó có cơ chế phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi phù hợp, khắc phục hiệu quả tình trạng tỷ trọng nguồn thu ngân sách trung ương giảm và cân đối ngân sách trung ương khó khăn như hiện nay.

Xem nội dung VB