Công văn 2805/LĐTBXH-TE năm 2019 về đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em cấp xã do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 2805/LĐTBXH-TE Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 15/07/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2805/LĐTBXH-TE
V/v đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em cấp xã

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Luật trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP , Nghị định số 34/2019/NĐ-CP , Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em1, Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về trẻ em2 và Kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội3, sau khi thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Kiện toàn, củng cố tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật trẻ em.

Đối với cấp xã, tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách, các thành viên gồm: Công chức Văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội; Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; Trưởng trạm Y tế; Trưởng Công an; Công chức Tư pháp - Hộ tịch; Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục trên địa bàn cấp xã; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ. Ngoài các thành viên trên, tùy điều kiện của địa phương có thể bổ sung thành viên trong số các cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các trách nhiệm đôn đốc, phối hợp việc thực hiện quyền trẻ em; giải quyết các vấn đề trẻ em thuộc thẩm quyền; bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích trẻ em.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quy định của Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP. Thành phần Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Công chức Văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội; Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; Trưởng trạm Y tế; Trưởng Công an; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (tùy điều kiện cụ thể của địa phương lựa chọn slượng các thành viên cho phù hợp).

2. Bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP .

3. Xây dựng Đán quy định chức danh, mức phụ cấp đối với người kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP .

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
- Phó TTgCP Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Bộ: Y tế, Công an, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo;
- Văn phòng Chính phủ;
- TW Đoàn TNCSHCM, TW Hội LHPNVN, TW Hội CTĐVN;
- Vụ TCCB;
- Sở LĐTBXH 63 tỉnh/thành phố;
- Lưu: VT, Cục TE.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 



1 Thông báo số 324/TB-VPCP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.

2 Thông báo số 117/TB-VPCP ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Văn phòng Chính ph.

3 Kiến nghị số 1887/KN-UBTP ngày 02 tháng 5 năm 2019.

Điều 94. Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em
...

2. Căn cứ yêu cầu thực tế và Điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp, đôn đốc, Điều hòa việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em ở địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 53. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã

1. Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.

2. Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.

4. Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

5. Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.

6. Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
...

Điều 72. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em

1. Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý, xã hội, y tế, giáo dục và các nguồn trợ giúp khác.

2. Tìm hiểu, cung cấp thông tin về hoàn cảnh cá nhân và gia đình của trẻ em cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để áp dụng các biện pháp xử lý, giáo dục và ra quyết định khác phù hợp.

3. Tham gia vào quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; tham gia cuộc họp của Hội đồng tư vấn áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quá trình xem xét tại Tòa án để áp dụng biện pháp đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng.

4. Theo dõi, hỗ trợ việc thi hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, tái hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em vi phạm pháp luật; kiến nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp đối với trẻ em vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 của Luật này.

5. Tham gia xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em và theo dõi việc thực hiện; kết nối dịch vụ và hỗ trợ việc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.

Xem nội dung VB




Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em Ban hành: 09/05/2017 | Cập nhật: 09/05/2017