Công văn 16875/BTC-PC năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu
Số hiệu: 16875/BTC-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 25/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16875/BTC-PC
V/v tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi:

- Tổng cục Hải quan;
- Tng cục Thuế;
- Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
- Cục Thuế các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

 

Thời gian qua, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu có những diễn biến phức tạp, dẫn đến các hệ lụy về kinh tế - xã hội, gây thất thu ngân sách nhà nước, mất bình đẳng trong cạnh tranh, ảnh hưởng ti môi trường đầu tư kinh doanh. Để kịp thời ngăn chặn, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh mặt hàng ô tô nhập khẩu và thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, cải thiện môi trường kinh doanh. Căn cứ các quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và Cục Hi quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp quản lý về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và trị giá hải quan đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu như sau:

1. Tăng cường quản lý, kiểm tra xuất xứ đối với ô tô nhập khẩu.

- Đối với xe ô tô nhập khẩu (trừ xe ô tô nhập khẩu của đối tượng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao) phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định của Điều 13, Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cơ quan hải quan nơi làm th tục hải quan có trách nhiệm: Kiểm tra chặt chẽ, đối chiếu các quy định về tính hp lệ, mẫu dấu, chữ ký của C/O để làm thủ tục, trường hợp có nghi vấn cần trưng cầu giám định chữ ký, mẫu C/O, hoặc gửi văn bản, email trao đổi với nước cấp xuất xứ để xác minh nguồn gốc xe. Ngoài việc kiểm tra C/O, cơ quan hải quan cần kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin phục vụ công tác quản lý. Trường hợp mã số VIN có dấu hiệu tẩy xóa, mài mòn đóng mã số mới thì trưng cầu giám định để xác minh.

- Đối với xe ô tô đã thông quan trước ngày 28/11/2016, thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp không xuất trình C/O ở thời điểm nhập khẩu, khi kiểm tra cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xác minh nguồn gốc xuất xứ theo quy định; kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của xe ô tô nhập khẩu.

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm tăng cường trao đổi thông tin về nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn xe với cơ quan đăng kiểm có liên quan.

2. Tăng cường quản lý về trị giá tính thuế đối với xe ô tô nhập khẩu

- Trong quá trình làm thủ tục thông quan đối với xe ô tô nhập khẩu, quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ về trị giá khai báo và phải được tham vấn giá ngay trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc và cung cấp trị giá khai báo hải quan cho cơ quan thuế nội địa và cơ quan thuế nội địa có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc và cung cấp giá bán xe ô tô trong nước của doanh nghiệp nhập khu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và giá tính lệ phí trước bạ của xe ô tô nhập khu cho cơ quan hải quan đ đối chiếu, phục vụ công tác quản lý thuế.

3. Đối với xe ô tô nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, không được cho mang về bảo quản tại kho bãi của người khai hải quan trong khi chờ thông quan; đồng thời tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với hồ sơ tạm nhập, tái xuất; thời gian, địa điểm lưu giữ xe ô tô nhập khẩu theo phương thức tạm nhập tái xuất.

4. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:

- Định kỳ hàng tháng cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá và Danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá làm cơ sở để tham vấn giá của mặt hàng xe ô tô nhập khẩu sát với giá thực tế trên thị trường.

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu đ đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đồng thời, xây dựng s tay nghiệp vụ hải quan về quy trình thủ tục, kiểm tra, giám sát trong thông quan và sau thông quan đối với mặt hàng ô tô nhập khu.

Bộ Tài chính thông báo và yêu cầu Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp quản lý đối với mặt hàng ô tô nhập khu nêu trên./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CST;
- Lưu: VT, PC(10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Điều 13. Quy định các trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan.

Trong những trường hợp sau, Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.

2. Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc Việt Nam trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương.

Trong trường hợp không có Giấy chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.

3. Hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.

4. Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

5. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.

Xem nội dung VB
Điều 16. Hồ sơ hải quan
...
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

Xem nội dung VB