Công văn 10030/BCT-CNNg năm 2016 vướng mắc trong xuất khẩu khoáng sản quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BCT
Số hiệu: 10030/BCT-CNNg Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành: 21/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10030/BCT-CNNg
V/v vướng mắc trong xuất khẩu khoáng sản quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

Kính gửi: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan)

Trả lời Công văn số 8367/TCHQ-GSQL ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Tổng cục Hải quan về vướng mắc trong xuất khẩu khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư s 41/2012/TT-BCT quy định về xuất khẩu khoáng sản, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Trong quá trình rà soát, đánh giá Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản, nhiều địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Quảng Bình và Tổng cục Hải quan (công văn số 7971/TCHQ-GSQL ngày 23 tháng 12 năm 2013) cho rằng khoản 2 Điều 5 Thông tư số 41/2012/TT-BCT quy định “khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản, nếu Hải quan cửa khu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định thì vẫn có quyền cho thông quan, đồng thời tiến hành lập biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại” là chưa hợp lý, tạo kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng xuất khẩu khoáng sản không đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời chấp nhận xử phạt vi phạm hành chính (tối đa 60.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ), mức phạt này là quá thấp so với giá trị lô hàng khoáng sản xuất khẩu thường có giá trị rất lớn nên không đủ sức răn đe. Vì vậy, tại công văn số 7971/TCHQ-GSQL ngày 23 tháng 12 năm 2013, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo “yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản, đều phải lấy mẫu để kiểm tra lại (trừ trường hợp việc lấy mẫu phân tích trước đó đã có sự chứng kiến của cơ quan Hải quan) để đánh giá và xử việc xuất khẩu khoáng sản của doanh nghiệp”.

Với quan điểm “khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận, cũng không phải là mặt hàng khuyến khích xuất khẩu nên phải quản lý chặt chẽ; đặc biệt là khoáng sản xuất khẩu mới qua khâu khai thác, hoặc chế biến chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định”, để tránh gian lận trong quá trình xuất khẩu, tại khoản 3 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 5) của Thông tư số 12/2016/TT-BCT đã điều chỉnh theo hướng “Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng”. Quy định này phù hp công văn số 7971/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan đã được thực hiện từ năm 2013.

Để thống nhất phương thức tổ chức thực hiện, đề nghị Tổng cục Hải quan trên cơ sở Thông tư số 12/2016/TT-BCT và công văn số 7971/TCHQ-GSQL nêu trên hướng dẫn doanh nghiệp và Hải quan các địa phương thực hiện thủ tục lấy mẫu khoáng sản khi làm thủ tục xuất khẩu phù hợp với từng điều kiện cụ thể, đảm bảo việc xuất khẩu đúng chủng loại, chất lượng.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC;
- Cục XNK;
- Lưu: VT, CNNg (2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản
...

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Thủ tục xuất khẩu khoáng sản

1. Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.

2. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:

a) Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đây (bản chính).

b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (Bản sao có chứng thực theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan, gồm có:

- Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này.

- Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu;

- Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này đối với trường hợp mua khoáng sản phát mại.

- Chứng từ mua khoáng sản để chế biến (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán; Bản mô tả quy trình chế biến, tỷ lệ sản phẩm thu hồi sau chế biến đối với trường hợp mua khoáng sản để chế biến.

- Chứng từ mua khoáng sản (Hợp đồng mua khoáng sản, hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán đối với trường hợp kinh doanh thương mại.

c) Văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và Khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao).

d) Báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

đ) Các chứng từ khác về xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Xem nội dung VB
Điều 5. Thủ tục xuất khẩu khoáng sản
...

2. Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Thông tư này thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Thủ tục xuất khẩu khoáng sản

1. Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.

2. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:

a) Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đây (bản chính).

b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (Bản sao có chứng thực theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan, gồm có:

- Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này.

- Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu;

- Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này đối với trường hợp mua khoáng sản phát mại.

- Chứng từ mua khoáng sản để chế biến (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán; Bản mô tả quy trình chế biến, tỷ lệ sản phẩm thu hồi sau chế biến đối với trường hợp mua khoáng sản để chế biến.

- Chứng từ mua khoáng sản (Hợp đồng mua khoáng sản, hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán đối với trường hợp kinh doanh thương mại.

c) Văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và Khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao).

d) Báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

đ) Các chứng từ khác về xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.”*

Xem nội dung VB
Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
...

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép;

d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật;

đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;

e) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật;

g) Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

2. Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép;

c) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều này.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

8. Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.

9. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;

b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.

10. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

11. Hình thức phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều này; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.

12. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”*


Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản
...

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Thủ tục xuất khẩu khoáng sản

1. Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.

2. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:

a) Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đây (bản chính).

b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (Bản sao có chứng thực theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan, gồm có:

- Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này.

- Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu;

- Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này đối với trường hợp mua khoáng sản phát mại.

- Chứng từ mua khoáng sản để chế biến (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán; Bản mô tả quy trình chế biến, tỷ lệ sản phẩm thu hồi sau chế biến đối với trường hợp mua khoáng sản để chế biến.

- Chứng từ mua khoáng sản (Hợp đồng mua khoáng sản, hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán đối với trường hợp kinh doanh thương mại.

c) Văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và Khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao).

d) Báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

đ) Các chứng từ khác về xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Xem nội dung VB