Chỉ thị 7124/CT-BNN-TY năm 2015 xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT
Số hiệu: 7124/CT-BNN-TY Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 31/08/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7124/CT-BNN-TY

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM XẾP LOẠI C THEO THÔNG TƯ 45/2014/TT-BNNPTNT .

Ngày 29/5/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 4211/CT-BNN-TY về việc tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật, nhiều địa phương đã và đang triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, trong 1010 cơ sở giết mổ động vật được kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT có tới 977 cơ sở xếp loại C (chiếm 96,73%); đã có 702 lượt tái kiểm tra đối với cơ sở giết mổ động vật xếp loại C, xong chỉ có 01 cơ sở lên loại B (chiếm 0,14%). Việc xử lý đối với các cơ sở giết mổ xếp loại C chưa triệt để, đặc biệt tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc còn tồn tại quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát và cơ sở xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (chi tiết tại Phụ lục 1) dẫn đến nguy cơ cao mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: (1) Chính quyền địa phương chưa thực hiện hoặc chưa triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc nâng cấp các cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch; (2) sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật chưa chặt chẽ; (3) Chính quyền địa phương chưa công khai danh sách và có biện pháp kiên quyết đóng cửa cơ sở giết mổ xếp loại C; (4) công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở giết mổ chưa được tiến hành theo quy định; (5) công tác thông tin, tuyên truyền đối với người kinh doanh và tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa tốt.

Để xử lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C và thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thực hiện đầy đủ, có kết quả các giải pháp, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

1. Triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở giết mổ chưa hợp lý; ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các cơ sở giết mổ động vật nằm trong quy hoạch do UBND cấp tỉnh phê duyệt (chính sách và biện pháp của một số địa phương nhằm tăng cường quản lý giết mổ động vật, tham khảo Phụ lục 2).

2. Chỉ đạo UBND cấp huyện rà soát việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn; giao các lực lượng Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành thú y kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các cá nhân vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên ngành thú y địa phương tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ ở địa phương theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra định kỳ các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn và tổ chức tái kiểm tra 100% cơ sở giết mổ động vật loại C theo Thông tư 45/2015/TT-BNNPTNT.

4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghiêm Điều 17 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, trong đó có việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở xếp loại C và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

5. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật tới người tham gia giết mổ động vật, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; tuyên truyền để người kinh doanh và người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ có kiểm soát của cơ quan chuyên ngành Thú y.

Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình chỉ đạo nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Thú y; các Cơ quan Thú y vùng;
- Sở NN&PTNT, CCTY các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC I

SỐ LƯỢNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ NHỎ LẺ TOÀN QUỐC VÀ TỶ LỆ KIỂM SOÁT
(Kèm theo Chỉ thị số 7124/CT-BNN-TY ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Địa phương/tỉnh

Số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

Số CSGM được kiểm soát

Tỷ lệ % số cơ sở kiểm soát

1

Hà Nội

2.417

0

0

2

Nam Định

2.060

0

0

3

Ninh Bình

1.341

0

0

4

Hà Nam

654

33

5,05

5

Hòa Bình

559

533

95,35

6

Sơn La

407

405

99,51

7

Điện Biên

207

207

100

8

Lai Châu

213

213

100

9

Lào Cai

372

21

5,65

10

Yên Bái

638

0

0

11

Phú Thọ

1.263

02

0,16

12

Vĩnh Phúc

969

8

0,83

13

Hải Phòng

1.571

0

0

14

Hải Dương

588

25

4,25

15

Hưng Yên

1.125

1

0,09

16

Thái Bình

1.919

23

1,19

17

Bắc Ninh

164

0

0

18

Bắc Giang

2.133

1

0,04

19

Quảng Ninh

866

0

0

20

Lạng Sơn

577

0

0

21

Cao Bằng

326

214

65,64

22

Bắc Cạn

866

31

3,58

23

Thái Nguyên

5

5

100

24

Tuyên Quang

804

0

0

25

Hà Giang

257

0

0

26

Thanh Hóa

2.879

873

30,32

27

Nghệ An

2.709

10

0,37

28

Hà Tĩnh

415

415

100

29

Quảng Bình

611

611

100

30

Quảng Trị

236

236

100

31

Thừa Thiên-Huế

35

35

100

32

Đà Nẵng

15

15

100

33

Quảng Nam

161

110

68,32

34

Quảng Ngãi

439

439

100

35

Bình Định

722

-

-

36

Phú Yên

275

268

97,45

37

Khánh Hòa

148

138

93,24

38

Kon Tum

112

104

92,86

39

Gia Lai

215

2

0,93

40

Đắc Lắc

152

152

100

41

Đắc Nông

45

45

100

42

Lâm Đồng

429

163

37,99

43

Tp Hồ Chí Minh

2

2

100

44

Bà Rịa - Vũng Tàu

25

25

100

45

Đồng Nai

59

59

100

46

Ninh Thuận

66

29

43,94

47

Bình Thuận

117

12

10,26

48

Bình Dương

11

11

100

49

Bình Phước

6

6

100

50

Tây Ninh

33

33

100

51

Long An

1

1

100

52

Tiền Giang

0

0

 

53

Bến Tre

215

-

-

54

Tp. Cần Thơ

0

0

 

55

Đồng Tháp

89

89

100

56

Vĩnh Long

20

20

100

57

Trà Vinh

140

130

92,86

58

An Giang

35

35

100

59

Hậu Giang

33

33

100

60

Sóc Trăng

54

54

100

61

Kiên Giang

71

71

100

62

Bạc Liêu

19

-

-

63

Cà Mau

0

0

 

1

Tổng

32.895

5.948

 

Ghi chú: (-): Không có số liệu

 

PHỤ LỤC II

CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
(Kèm theo Chỉ thị số 7124/CT-BNN-TY ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. UBND các tỉnh ban hành những chính sách phù hợp, khuyến khích và thu hút được các nhà đầu tư tham gia trong công tác quy hoạch giết mổ (hỗ trợ tài chính, chính sách ưu đãi về thuế và đất đai; hỗ trợ các cơ sở giết mổ xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ đó thu hút được các nhà đầu tư; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ di dời vào khu quy hoạch).

2. Thông tin về quy hoạch, địa điểm phê duyệt quy hoạch được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung công tác quy hoạch giết mổ được triển khai tới các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật để thực hiện.

3. UBND tỉnh phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng liên kết chuỗi ngành hàng giữa sản xuất, giết mổ và phân phối tạo được lòng tin cho người tiêu dùng vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất; nâng cao vai trò chủ đạo của hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, lưu thông.

4. UBND các tỉnh này thành lập ban chỉ đạo sắp xếp giết mổ các cấp, đặc biệt là cấp xã để quản lý hiệu quả hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; tổ chức quản lý vệ sinh ATTP theo chuỗi và thực hiện đồng bộ trên toàn tỉnh; tổ chức sắp xếp những điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, đảm bảo điều kiện trong kinh doanh và thuận tiện cho người tiêu dùng.

5. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; đồng thời công bố thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và giám sát.

6. Nguồn kinh phí cho hoạt động thanh kiểm tra thường xuyên được dự trù và bố trí đủ để đảm bảo các hoạt động kiểm tra được thực hiện hiệu quả và liên tục trên địa bàn tỉnh.

7. Hàng quý tổ chức hội nghị giao ban rút kinh nghiệm, bàn giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác quản lý giết mổ, quản lý kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.

- Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C được hướng dẫn bởi Công văn 1690/TY-TYCD

Ngày 31/8/2015 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị số 7124/CT-BNN-TY về việc xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT. Để hướng dẫn các địa phương triển khai Chỉ thị này, Cục Thú y đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

1. Rà soát, thống kê tất cả các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, thành phố theo Biểu mẫu tại Phụ lục 1.

2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại cơ sở giết mổ trên địa bàn (ưu tiên các cơ sở giết mổ heo công suất từ nhiều đến ít chưa được đánh giá và các cơ sở giết mổ đã được đánh giá xếp loại C).

3. Sử dụng các Biểu mẫu đánh giá kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT:

- Biểu mẫu 2.15: Kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ gia cầm tập trung;

- Biểu mẫu 2.16: Kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ gia súc tập trung;

- Biểu mẫu 3.3: Kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ động vật quy mô nhỏ lẻ (giết mổ trong 01 ngày ít hơn 5 con trâu, bò; ít hơn 10 con lợn (heo); từ 50 đến ít hơn 200 con gia cầm).

Phương pháp kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ động vật quy mô nhỏ lẻ theo Biểu mẫu 3.3 được nêu chi tiết tại Phụ lục 2.

Vậy Cục Thú y đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng báo cáo việc thực hiện các nội dung trên chậm nhất ngày 30/9/2015 và định kỳ vào ngày 20 hàng tháng về các Cơ quan Thú y vùng, đồng thời về Cục Thú y (Email: phongcongdong@gmail.com) để tổng hợp, báo cáo Bộ./.

Xem nội dung VB
Điều 17. Xử lý kết quả kiểm tra

Sau khi thẩm tra biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện như sau:

1. Trường hợp kiểm tra, xếp loại:

a) Công nhận và thông báo kết quả kiểm tra cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất kiểm tra định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.

b) Thông báo cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

2. Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:

a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới.

b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả phân tích mẫu.

5. Cơ quan kiểm tra không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan kiểm tra thẩm tra đạt yêu cầu.

6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Xem nội dung VB