Chỉ thị 52/CT-UB giải quyết cấp bách về giá và lương trong xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 52/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Văn Nam |
Ngày ban hành: | 19/11/1985 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: 52/CT-UB |
TP.Hồ chí minh, ngày 19 tháng 11 năm 1985
|
CHỈ THỊ
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ GIÁ VÀ LƯƠNG TRONG XDCB TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Trong khi chờ ban hành bộ đơn giá mới về xây dụng cơ bản của thành phố, nhằm giải quyết cấp bách để cho các đơn vị A và B (chủ đầu tư và đơn vị thi công) có đủ vốn để phấn đấu hoàn thành kế hoạch 1985, có căn cứ để tiến hành thanh quyết toán khối lượng đã thực hiện và có cơ sở để lập kế hoạch xây dựng cơ bản năm 1986, tránh tình trạng tiêu cực, làm với bất cứ giá nào, gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước ;
- Trên tinh thần quán triệt nghị quyết 6-7-8 của trung ương Đảng về xóa bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp, chuyển hẵn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa;
- Căn cứ thông tư số 146/VKT, ngày 25-10-1985 của Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước hướng dẫn việc điều chỉnh các chi phí trong xây dựng cơ bản theo giá và lương mới, làm căn cứ thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành trong 4 tháng cuối năm 1985;
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tạm thời quy định một số điểm áp dụng tại thành phố như sau :
A- VỀ GIÁ VẬT LIỆU :
Xét tình hình một số vật liệu sản xuất trong nước đã bán theo giá điều chỉnh của Nhà nước và một số vật liệu thành phố nhập trực tiếp, giá cước cũng được tăng lên, nếu cứ lập dự toán theo BỘ ĐƠN GIÁ CŨ (304) thì không đủ vốn để thực hiện kế hoạch ; do đó cho phép các đơn vị được áp dụng hệ số gia tăng về đơn giá vật tư là 8,5 lần trên dự toán tính theo đơn giá cũ (304). Trường hợp đã nhận theo hệ số này mà còn thiếu, thì xuất trình hóa đơn chứng từ hợp lệ để được Ngân hàng đầu tư và xây dựng thành phố bù khoản chênh lệch đó. Ngân hàng đầu tư và xây dựng thành phố căn cứ vào hệ số này để tính định mức vốn lưu động và vốn vay một cách thỏa đáng không để các đơn vị thiếu vốn.
B- VỀ GIÁ NHÂN CÔNG :
Lương bình quân trong đơn giá xây dựng cơ bản thống nhất trong cả nước là bậc 3/7 (279 đồng theo lương mới) được cộng thêm các khoản phụ cấp như Nhà nước đã có quy định chung dưới đây :
1- Phụ cấp lưu động 10%
2- Khuyến khích lương sản phẩm 6%
3- Thưởng từ quỹ lương 6%
4- Các khoản phú cấp khác 15%
5- Phụ cấp đắc đỏ 15%
Về phụ cấp ăn giữa ca có chủ trương chung cả nước, Ủy ban Nhân dân thành phố giao Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố cùng các ngành liên quan khẩn trương bàn bạc mức cụ thể đề xuất và hướng dẫn thực hiện .
Trên cơ sở này, khi lập dự toán mới, các đơn vị được nhân với hệ số 26,82 lần trên dự toán tính theo bộ đơn giá cũ (304).
- Các khoản trước đây đã ban hành gồm : gia tăng 200% về chính sách lao động của thành phố, phụ cấp khu vực và các khoản khác không nằm trong quy định này đều bãi bỏ, khoản trợ cấp khó khăn cũng không được tính vào dự toán, kể cả khoản phụ cấp 25% do yêu cầu nhiệm vụ chính trị cấp bách từ nay cũng không được áp dụng.
- Khoản phụ cấp làm trên cao và phụ cấp về kỹ mỹ thuật cao thì xét từng công trình có yêu cầu này, mới được đưa vào dự toán, theo như tỷ lệ cũ.
C- VỀ CÁC CHI PHÍ KHÁC :
Các đơn vị được áp dụng đúng theo thông tư số 146-UB-VKT ngày 25-10-1985 của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, cụ thể như sau :
1- Chi phí máy thi công tăng lên 8,6 lần.
2- Phụ phí thi công (cả thủ công và máy) tăng 8,9 lần.
3- Trực tiếp phí khác, lán trại, chi phí Ban quản lý công trình vẫn theo tỷ lệ (%) cũ, nhưng tính theo tiền lương và giá mới.
D- VỀ ĐƠN GIÁ SỬA CHỮA :
Kinh phí sửa chữa hàng năm rất lớn, đo đó Sở Quản lý Nhà đất và Sở Tài Chánh thành phố phải kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ, hạn chế đến mức độ tối đa mọi thất thoát.
Xét tính chất phức tạp của công tác sửa chữa, ngoài các tỷ lệ chung cho toàn ngành xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, nay được tính them một số khoảng theo tỷ lệ dưới đây :
1- Sửa chữa, cải tạo mà đáp ứng được yêu cầu sử dụng về công năng và đảm bảo được thời gian ngắn nhất thì được thêm 15% nếu có nâng cấp thì được hưởng 25%.
2- Thi công trong điều kiện chật hẹp, phải di chuyển vật liệu khó khăn, phải dời đồ đạc trong nhà, và phải làm sạch mỗi ngày cho chủ hộ, thêm một tỷ lệ nữa là 15%.
3- Ngoài ra, nếu có trường hợp nạo vét cống thải, làm lại hầm cầu, thì được phụ cấp thêm một khoản ô nhiễm là 5%.
4- Nếu phải sửa chữa ở những nhà cao tầng, Ủy ban Nhân dân thành phố giao Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố xét tính them một khoản phụ cấp theo tỷ lệ.
E- ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC TỔ HỢP XÂY DỰNG :
Dù đã có giấy phép kinh doanh, nhưng Ủy ban Nhân dân quận, huyện cũng cần phối hợp với Sở Xây dựng thành phố và Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố kiểm tra lại trình độ nghề nghiệp và buộc phải chấp hành đúng luật lệ của Nhà nước. Cần sớm chuyển các tổ hợp thành hợp tác xã để chấm dứt tình trạng “cai đầu dài”, bóc lột nhân công. Những tổ chức nào không đủ tiêu chuẩn về trình độ kỹ thuật thì rút giấy phép. Chỉ giao thầu cho các hợp tác xã trong trường hợp không có tổ chức quốc doanh nào nhận làm. Các tổ chức xây lắp quốc doanh được giao lại cho các hợp tác xã làm B phụ; B phụ phải đóng cho B chính một khoản lệ phí như Nhà nước đã quy định - Hệ số quy đổi trên đơn giá 304 về nhân công là 24,17 lần.
- Các chi phí khác thực hiện theo hệ số như sau :
Trực tiếp phí khác được tăng 8 lần.
Chi phí lán trại tăng 8 lần.
Không áp dụng các khoản phụ cấp khác (trong cơ cấu phụ cấp giá nhân công).
F- NHỮNG ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN :
Nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng và giảm bớt khó khăn rắc rối cho cơ sở về mặt thủ tục, nay tạm thời quy định một số điểm trước đây :
1- Ủy ban Kế hoạch thành phố căn cứ vào những hệ số trên đây để hướng dẫn cơ sở lập kế hoạch xây dựng cơ bản năm 1986 và giao chỉ tiêu vốn công trình theo đúng tiến độ, không để các công trình thiếu vốn.
2- Sở Tài Chánh thành phố chuyển vốn cho Ngân hàng đầu tư và xây dựng thành phố theo kế hoạch và chỉ kiểm tra thực hiện kế hoạch cấp phát; không kiểm tra sâu các khoản chi tiết của các công trình .
3- Ngân hàng đầu tư và xây dựng kiểm tra các khoản chi tiêu của công trình trước khi cấp phát, trên cơ sở tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Khi phát hiện có những bất hợp lý trong dự toán đã được duyệt, cần phản ánh cho cơ quan duyệt, nhưng vẫn tiến hành cấp phát, để khỏi trở ngại, khó khăn về vốn cho đơn vị thi công. Đối với một số trường hợp không thể nghiệm thu theo điểm kỹ thuật được, thì Ngân hàng đầu tư và xây dựng cần giải quyết linh hoạt để đảm bảo tốc độ thi công, nhất là đối với các công trình trọng điểm cấp thành phố .
4- Trường hợp thiết kế theo đúng luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, mà do biến động về giá cả, chỉ làm tờ trình xin bổ sung vốn, không phải làm lại luận chứng kinh tế kỹ thuật. Ngân hàng kiểm tra nếu xét thấy hợp lý tiến hành cấp phát đủ cho đơn vị. Trường hợp thiết kế vượt ngoài khuôn khổ của luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt về quy mô và diện tích tăng lên thì phải làm tờ trình xin bổ sung luận chứng kinh tế kỹ thuật, từ đó mới được duyệt bổ sung tổng dự toán.
5- Các cơ quan thẩm tra xét duyệt dự toán cần phải phát hiện mọi sai sót trong dự toán; loại bỏ mọi tiêu cực phí kể cả việc tính giá thiết kế không hợp lý.. Trong khi chưa lập bộ đơn giá mới nếu các đơn vị thi công phát hiện những bất hợp lý trong định mức kỹ thuật, đề nghị lên Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố xem xét đề ra văn bản điều chỉnh cho phù hợp, kể cả những khoản cần bổ sung, nếu trong bộ đơn giá cũ chưa có.
6- Việc thưởng phạt về trách nhiệm hoàn thành thiết kế và thi công áp dụng theo thông tư số 72/TT-LB ngày 8-6-1983 của Liên bộ Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước và Bộ Tài chánh; khi đôi bên ký hợp đồng phải ghi rõ tiến độ : thời gian giao toàn bộ thiết kế, thời gian hoàn thành bàn giao công trình căn cứ vào đó để trích thưởng, thời gian xét trích thưởng không quá 15 ngày sau khi thực hiện đúng tiến độ ghi trong hợp đồng, nhưng phải hết sức coi trọng chất lượng công trình, phải tổ chức nghiệm thu đúng thủ tục quy định và nhất là phải kiểm tra thiết kế chặt chẽ, không những để đảm bảo chất lượng mà còn phải giảm bớt những phần phô trương hình thức không cần thiết gây tốn kém.
7- Những quy định trên đây được tính từ 01-9-1985 cho đến khi ban hành bộ đơn giá mới của thành phố, thay thế cho bộ đơn giá cũ 304. Những hệ số trên đây thay cho hệ số trong chỉ thị số 36/CT-UB ngày 31-7-1985 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về cải tiến quản lý xây dựng cơ bản ở thành phố Hồ Chí Minh (ban hành đến phường, xã). Trên tinh thần chỉ thị này các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cần ra sức tập trung chỉ đạo các đơn vị A và B mở rộng diện khoán, phấn đấu hoàn thành bằng được kế hoạch xây dựng cơ bản năm 1985 và chuẩn bị tốt kế hoạch năm 1986.
Ủy ban Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn thi hành và kịp thời phản ánh những vướng mắc phát sinh trong khi thực hiện để Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét giải quyết tiếp.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1997 về xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 11/12/1997 | Cập nhật: 07/06/2018
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1992 về thực hiện một số biện pháp trong công tác giáo dục và đào tạo của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 04/09/1992 | Cập nhật: 26/08/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1993 về đẩy mạnh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/07/1993 | Cập nhật: 15/09/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1987 về việc giải quyết số người sống lang thang ở thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 03/10/1987 | Cập nhật: 05/09/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1987 về xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 1988 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 19/08/1987 | Cập nhật: 08/09/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1990 về chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 18/09/1990 | Cập nhật: 20/05/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1989 thi hành Chỉ thị 230-CT về chống nhập lậu và tận thu thuế nhập khẩu thuốc lá, bia, rượu do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 28/09/1989 | Cập nhật: 18/07/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1988 về việc huy động quản lý và chi trả kiều hối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 10/09/1988 | Cập nhật: 30/10/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1984 về tích cực hạn chế đốt pháo Tết do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 25/08/1984 | Cập nhật: 04/12/2009
Chỉ thị 36/CT-UB năm 1977 về việc tiết kiệm tiêu dùng giấy và thu hồi giấy phế liệu do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/07/1977 | Cập nhật: 04/12/2009