Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 15/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
Ngày ban hành: 12/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 12 tháng 11 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Hiện nay trên địa bàn tỉnh (tính đến ngày 03/11/2019) bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 3.788 hộ, 687 thôn/buôn, 127 xã/phường, 15/15 huyện, thị xã, thành phố làm cho 36.994 con lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy; trong đó, số lượng tiêu hủy là 2.105.759 kg. Bên cạnh đó, theo kết quả giám sát lưu hành vi rút và khuyến cáo của Cục thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Đắk Lắk vẫn còn lưu hành 02 loại vi rút gây bệnh (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng) ở mức cao tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh. Do đó, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra là rất cao, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là trong điều kiện: thời tiết, khí hậu chuyn mùa làm giảm sức đkháng của vật nuôi, tạo điu kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán rộng; Việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm sẽ tăng mạnh do nhu cầu thực phẩm các tháng trước và sau Tết Nguyên đán; Việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai đầy đủ và bị hạn chế bởi dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trong thời gian qua; Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức; Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh chưa được thường xuyên, liên tục.

Để tăng cường tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân; Đồng thời, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 8256/CT-BNN-TY ngày 01/11/2019 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định; trong đó cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung sau:

a) Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh Dch tả ln Châu Phi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và địa phương, như: Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 118/6/2019 của Chính phủ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện s667/CĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 05/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27/02/2019 của UBND tỉnh, Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND ngày 04/3/2019 của UBND tỉnh và Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 12/6/2019 của UBND tỉnh.

b) Rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, trong đó chú ý các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng lớn về thời tiết (bão, lũ lụt). Tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong các Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh: Bệnh Lở mồm long móng theo quy định tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Đông loạt tchức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất tại các khu vực đã từng xuất hiện ổ dịch, khu vực lũ lụt, khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 7724/BNN-TY ngày 15/10/2019.

d) Chấn chnh công tác thú y tại các cấp huyện, xã; chủ động khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định.

đ) Tăng cưng công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

e) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vt, đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào địa bàn tỉnh.

f) Bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở, chăn nuôi gia súc, gia cầm để được công nhận an toàn dịch bệnh theo quy định, tạo điều kiện thuận li cho việc xuất bán sản phẩm chăn nuôi ra ngoài tỉnh và xuất khẩu sang các nước khác.

g) Khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2020; xây dựng dự trù kinh phí mua trữ hóa chất để chủ động xử lý môi trường tại các khu vực nguy cơ cao nhằm cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh.

h) Phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của dịch bệnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm:

Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự bùng phát và lây lan của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại; khẩn trương chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phù hp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc thì báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, YT, TC, CT;
- Chi cục Thú y tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng: TH, KT, NN&MT;
- Lưu: VT, NN&MT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Giang Gry Niê Knơng