Chỉ thị 12/CT-UB-KT năm 1995 thực hiện điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 12/CT-UB-KT | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Trương Tấn Sang |
Ngày ban hành: | 11/03/1995 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UB-KT |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 3 năm 1995 |
CHỈ THỊ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ)
Để thi hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản số 5777/UB-KT ngày 8/12/1994 chỉ đạo các sở ban ngành cùng các cơ quan quản lý tổng hợp đầu tư - xây dựng, tiến hành nghiên cứu và đề xuất kế hoạch hướng dẫn các nội dung công tác cụ thể, kịp thời triển khai kế hoạch năm 1995.
Trong thời gian qua các Bộ chủ quản chuyên ngành đã ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện điều lệ 177/CP theo thẩm quyền (xem phần phụ lục).
Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các sở, ban, ngành, quận, huyện, các cơ quan quản lý tổng hợp đầu tư - xây dựng một số nội dung công tác cụ thể để thực hiện Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng từ kế hoạch năm 1995 trên địa bàn thành phố như sau :
I.- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ VÀ KẾ HOẠCH HÓA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG :
1- Giao cho Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố chủ trì thực hiện công tác kế hoạch hóa đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt, phản ánh mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ; trình Ủy ban nhân dân thành phố để giao kế hoạch trong tháng 12 hàng năm ; Ủy ban Kế hoạch thành phố phải có hướng dẫn thực hiện cụ thể kế hoạch đầu tư xây dựng trong phạm vi quản lý trên địa bàn.
Ủy ban Kế hoạch thành phố hàng năm lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố để ra các văn bản cho phép thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Căn cứ kế hoạch được duyệt, các sở, ban, ngành, quận, huyện ra văn bản cho phép thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý.
Trước mắt, để triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng năm 1995, Ủy ban Kế hoạch thành phố tiến hành triển khai việc thông qua kế hoạch đầu tư có xây dựng và sửa chữa lớn trên địa bàn theo tinh thần của thông tư Liên bộ số 03/TTLB ngày 25/01/1995 (tại điểm 12 về việc xử lý các hồ sơ đầu tư - xây dựng chuyển tiếp từ việc thực hiện điều lệ 385/HĐBT sang điều lệ Quản lý đầu tư - xây dựng 177/CP). Nhanh chóng tổ chức xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn 1995 thuộc vốn ngân sách của tất cả các hồ sơ đã tiếp nhận tại Ủy ban Kế hoạch thành phố (trước ngày 20/10/1994 dưới hình thức Luận chứng kinh tế kỹ thuật theo điều lệ 385) khẩn trương trình duyệt trước Hội đồng thẩm định dự án vào quý I/1995, nhưng thực hiện đúng việc phân cấp quyết định đầu tư và các bước tiếp theo như khảo sát, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải theo đúng quy định của Điều lệ 177/CP. Các hồ sơ sau ngày 20/10/1994 các chủ đầu tư phải lập hồ sơ đầu tư xây dựng theo nội dung theo đúng yêu cầu của điều lệ 177/CP. Lập dự án đầu tư một bước hoặc hai bước (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - báo cáo nghiên cứu khả thi).
2- Thành viên của Hội đồng Thẩm định dự án đầu tư thành phố bao gồm : Chủ tịch Hội đồng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách qui hoạch xây dựng - công trình đô thị - Nhà đất ; Phó Chủ tịch - Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố; Các thành viên thường trực : Giám đốc Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Cục trưởng Cục Đầu tư phát triển, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách công trình đô thị, Giám đốc Sở quản lý chuyên ngành.
Phạm vi thẩm định của của Hội đồng Thẩm định dự án đầu tư thành phố Hồ Chí Minh là các dự án thuộc nhóm A, B và C.
3- Ủy ban Kế hoạch thành phố lập kế hoạch làm việc và qui chế hoạt động cụ thể của Hội đồng Thẩm định dự án đầu tư thành phố, trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, thường xuyên thông báo, cung cấp hồ sơ cho các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp thẩm định dự án, bảo đảm thời gian thẩm định theo quy định tại điều 17 chương II của điều lệ.
4- Ủy ban Kế hoạch thành phố có trách nhiệm trình dự thảo các quyết định đầu tư cùng hồ sơ dự án để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định đầu tư đối với các công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (theo đúng điều 18 chương II của điều lệ).
5- Ủy ban Kế hoạch thành phố có trách nhiệm trình ra Hội đồng Thẩm định dự án xem xét lại các dự án thay đổi nội dung đầu tư và dự thảo quyết định trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, khi Hội đồng Thẩm định đã thông qua.
6- Trong một số trường hợp cụ thể, theo quy định tại điều 14 của điều lệ, Ủy ban Kế hoạch thành phố có thể chọn tổ chức tư vấn hoặc yêu cầu các cơ quan cho ý kiến để thẩm định dự án và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư (không qua Hội đồng). Giao Ủy ban Kế hoạch thành phố nghiên cứu, đề xuất làm việc thống nhất trong Hội đồng và trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định cụ thể về việc này.
7- Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban Kế hoạch thành phố xem xét và ra quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng dưới 1 tỷ đồng và các dự án duy tu sửa chữa về giao thông cầu đường dưới 4 tỷ đồng, theo quyết định 659/QĐ-UB-XDCB ngày 28/4/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố.
8- Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngoài quốc doanh, Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho các sở chuyên ngành theo phạm vi quản lý của ngành ra văn bản chấp thuận theo điểm 1 của Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 25/01/1995.
9- Ủy ban Kế hoạch thành phố kết hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở Điện lực, Bưu điện thành phố thực hiện kế hoạch hóa công tác điều tra, khảo sát, qui hoạch đô thị trên địa bàn thành phố (đặc biệt là các công trình ngầm) theo quy định tại điểm 4 Thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995 Liên Bộ trình kế hoạch lên Ủy ban nhân dân thành phố trước tháng 10 hàng năm, để báo cáo kịp thời cho Bộ Xây dựng và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt chỉ tiêu pháp lệnh cho năm sau.
10- Giao cho Kiến trúc sư trưởng thành phố cấp chứng chỉ qui hoạch và ra văn bản thỏa thuận kiến trúc và qui hoạch cho các chủ đầu tư ; các Sở Giao thông công chánh, Sở Điện lực, Bưu điện thành phố có nhiệm vụ cung cấp miễn phí cho chủ đầu tư các số liệu, thông tin về kỹ thuật hạ tầng, kể cả phần công trình ngầm trước khi lập dự án đầu tư. Thời hạn tối đa không quá 15 ngày.
11- Ủy ban Kế hoạch thành phố kết hợp cùng Sở Xây dựng, Sở Tài chánh và Cục Đầu tư phát triển, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về việc thực hiện Điều lệ Quản lý đầu tư - xây dựng 177/CP, giúp các chủ đầu tư nắm được nội dung và hình thức của dự án đầu tư - xây dựng và trình tự của các bước lập và trình dự án đầu tư. Đặc biệt hướng dẫn thực hiện đúng nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi (thay cho luận chứng kinh tế kỹ thuật trước đây) theo đúng điều 12 và 13 của chương II điều lệ ; giúp các chủ đầu tư nắm được các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng và các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án. Các lớp tập huấn có thể tiến hành tại trường Kỹ thuật nghiệp vụ xây dựng thuộc Sở Xây dựng thành phố.
II.- CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUI HOẠCH :
Kiến trúc sư trưởng thành phố tổ chức cấp phép xây dựng theo Nghị định 91/CP và điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng 177 trên toàn địa bàn thành phố và nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy, qui chế, qui trình cấp phép cụ thể đối với từng loại công trình, từng khu vực đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, thuận lợi cho người đầu tư xây dựng và đúng thời gian quy định theo Thông tư 24/BXD-KTQH ngày 16/2/1994 của Bộ Xây dựng.
Trong quý I/1995 Kiến trúc sư trưởng thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo chỉ thị thực hiện các văn bản nêu trên. Trường hợp về tổ chức có thay đổi so với quy định chung, Kiến trúc sư trưởng thành phố cần nghiên cứu kỹ nội dung, qui chế kèm theo, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Chính phủ quyết định.
III.- THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ DỰ TOÁN VÀ NGHIỆM THU :
Công tác thẩm định - phê duyệt thiết kế, dự toán và quản lý kỹ thuật, chất lượng xây dựng và nghiệm thu công trình, được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điều 8, 10 của Thông tư 03/TTLB và điều 36 của Điều lệ 177/CP.
1/ Thẩm định thiết kế, dự toán :
Công tác thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán và dự toán công trình ; thẩm tra và phê duyệt quyết toán… các dự án đầu tư, trong giai đoạn chuyển tiếp từ việc thực hiện Điều lệ 385/HĐBT sang Điều lệ QLĐT-XD 177/CP đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995 của Bộ Xây dựng - Bộ Tài chánh - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
a) Việc xử lý thẩm định và phê duyệt thiết kế - tổng dự toán, dự toán, về thẩm tra và phê duyệt quyết toán… các dự án đã lập Luận chứng KTKT hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật nộp trước ngày 20/10/1994 (gồm các hồ sơ đã duyệt hoặc chưa duyệt) thì không phải lập lại như quy định trong Điều lệ 177/CP, nhưng việc phân cấp phê duyệt đối với hồ sơ chưa duyệt phải được thực hiện theo đúng Điều lệ 177/CP (tại điều 12.1, 12.2 và 12.3 của điểm 12 Thông tư 03/TTLB).
b) Các công trình đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước thuộc nhóm B và C (kể cả đối với công trình đầu tư có vốn liên doanh của nước ngoài).
- Sở Xây dựng thẩm định hoặc chọn Công ty Tư vấn giúp thẩm định thiết kế các công trình thuộc loại dân dụng và công nghiệp.
- Các cơ sở kỹ thuật chuyên ngành (giao thông, điện lực, nông nghiệp) thẩm định hoặc chọn Công ty Tư vấn giúp thẩm định các công trình có kỹ thuật chuyên ngành của ngành mình.
- Công trình hỗn hợp thì chuyên ngành chiếm tỷ trọng lớn thẩm định hoặc chọn Công ty Tư vấn giúp thẩm định.
c) Các công trình do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư :
* Nhà ở riêng lẻ : không phải qua thẩm định thiết kế đối với các nhà có một trong các điều kiện đã nêu ở điểm 2 điều 15 của qui chế lập, thẩm định xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 536/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng, cụ thể là những công trình không nằm trên các trục đường chính cấp 1, 2 đô thị, trong các khu bảo tồn kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và có qui mô nhỏ :
- Nhà từ 3 tầng (2 lầu, 1 trệt) trở xuống (tầng lửng hoặc sân thượng không kể là 1 tầng);
- Nhà có diện tích sàn từ 200m2 trở xuống;
- Công trình có kinh phí dưới 500 triệu (không kể giá đất).
Kiến trúc sư trưởng thành phố có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các điều kiện nêu trên.
Tuy không qua thẩm định, hồ sơ thiết kế kết cấu cũng phải do cơ quan thiết kế được phép hành nghề lập và nộp cho cơ quan cấp phép xây dựng. Người thiết kế phải chịu trách nhiệm về an toàn và bền vững của công trình.
* Các công trình nhà ở riêng lẻ có qui mô và có yêu cầu cao hơn quy định trên và các loại công trình khác (dân dụng, công nghiệp…) đều phải hợp đồng thẩm định thiết kế với các Công ty Tư vấn có đủ tư cách pháp nhân theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.
d) Thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết nội dung thẩm định theo đúng điều 16, 17 Quyết định 536/BXD-GĐ. Hồ sơ thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ thiết kế được gởi đến Sở Xây dựng để xét duyệt.
2/ Xét duyệt thiết kế, dự toán :
Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho :
- Các Sở chuyên ngành duyệt thiết kế các công trình kỹ thuật chuyên ngành của ngành mình.
- Sở Xây dựng thành phố duyệt thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Sở Xây dựng thành phố phê duyệt dự toán tất cả các công trình thuộc nhóm B, C thuộc nguồn vốn ngân sách (bao gồm xây lắp, thiết bị, kỹ thuật cơ bản khác).
- Các hồ sơ thiết kế sau khi đã được thẩm định đều phải được xét duyệt mới có giá trị để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và cấp phát vốn (trường hợp Nhà nước đầu tư).
- Công trình thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nhà ở nhân dân có yêu cầu xét duyệt thiết kế kỹ thuật giao cho Sở Xây dựng xét duyệt nhưng không duyệt tổng dự toán.
- Nội dung và thời gian xét duyệt, thành phần hồ sơ thực hiện theo đúng điều lệ đã quy định.
3/ Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng :
- Giao cho Sở Xây dựng thành phố giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức việc thanh tra, kiểm tra và giám định chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Đối với các công trình thuộc nhóm C và nhà dân, Sở Xây dựng thành phố ủy quyền cho Phòng Xây dựng hoặc Phóng Quản lý đô thị các quận huyện quản lý trên địa bàn.
4/ Nghiệm thu :
- Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu tư phải ký hợp đồng với tổ chức tư vấn đúng ngành nghề giám sát chất lượng và nghiệm thu từng phần việc công trình theo các biểu mẫu, quy định tiêu chuẩn nghiệm thu của Nhà nước.
- Các chủ đầu tư làm chủ tịch Hội đồng nghiệm thu bao gồm các bên A, B, đơn vị thiết kế và Công ty Tư vấn nếu cần.
- Sở Xây dựng thành phố có chức năng kiểm tra tính hợp pháp của các hồ sơ nghiệm thu để đưa công trình vào sử dụng và làm cơ sở pháp lý để cấp giấy phép hoạt động đối với các công trình có liên quan đến nguồn vốn Nhà nước. Sở Xây dựng thành phố có trách nhiệm ra văn bản hướng dẫn nội dung kiểm tra nêu trên, kể cả đối với các công trình đầu tư của nước ngoài.
IV.- ĐẤU THẦU, CHỌN THẦU VÀ CHỈ ĐỊNH THẦU :
Theo điều lệ Quản lý đầu tư - xây dựng 177/CP ngày 20/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ , thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995 của Bộ Xây dựng - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chánh, quyết định số 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chế đấu thầu xây lắp”, nay Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị thực hiện nội dung công tác cụ thể sau :
1/ Công tác đấu thầu, chọn thầu và chỉ định thầu thực hiện theo đúng điều 7 của Thông tư 03/TTLB ngày 25/01/1995 của Bộ Xây dựng - Bộ Tài chánh - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đồng thời theo quy định tại điểm 4 điều 6 của Điều lệ 177/CP. Các dự án hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải tổ chức đấu thầu và phải tổ chức tại Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng thành phố và Ủy ban Kế hoạch thành phố tham gia vào Hội đồng xét thầu do chủ đầu tư làm Chủ tịch.
2/ Về chọn thầu tư vấn khảo sát, thiết kế và mua sắm thiết bị trong năm 1995 mỗi sở, ban, ngành, quận, huyện chọn ít nhất 2 công trình để làm thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm cho những công trình tiếp sau. Giao cho Sở Xây dựng phối hợp với Ban Vật giá hướng dẫn cho các chủ đầu tư lập các hồ sơ gọi thầu tư vấn các vấn đề nêu trên. Về thành phần Hội đồng chọn thầu tư vấn, Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng, căn cứ vào quyết định số 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994 của Bộ Xây dựng, để thêm hoặc bớt một số ủy viên cho phù hợp.
3/ Các dự án chỉ định thầu đều phải thực hiện theo điều 29 của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ.
4/ Các công trình thuộc nhóm B, C muốn tổ chức chỉ định thầu phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, căn cứ vào đề nghị của Hội đồng xét thầu và của Sở Xây dựng.
5/ Tất cả các công trình (không được phép chỉ định thầu) thuộc nhóm B, C đều phải tổ chức đấu thầu, chọn thầu. Trong đó riêng đối với các công trình thuộc nhóm B các chủ đầu tư sở, ban, ngành và quận, huyện phải chọn ra 2 công trình để làm thí điểm đấu thầu công trình theo đúng quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng đã ban hành về đấu thầu. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện cho những công trình làm tiếp theo.
6/ Nếu trong một dự án, có các hạng mục công trình khác nhau, hoặc có nhiều hạng mục công trình tại các địa điểm khác nhau, thì cũng đấu thầu, chọn thầu hoặc giao thầu riêng lẻ cho từng hạng mục hơặc cho nhiều hạng mục công trình (trong đó giá trị của mỗi hạng mục công trình không vượt quá 5% dự án khả thi được duyệt).
Trường hợp đấu thầu, chọn thầu từng phần của hạng mục công trình Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng quyết định theo đề nghị của Hội đồng xét thầu.
7/ Giao cho các chủ đầu tư xem xét các điều kiện cần thiết để đấu thầu hoặc chọn thầu. Nếu có gì khó khăn, giao cho Sở Xây dựng xem xét giải quyết cụ thể. Trường hợp không giải quyết được trình lên Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết.
8/ Trong đấu thầu, chọn thầu, các chủ đầu tư phải thông báo công khai trên báo Sàigòn giải phóng tối thiểu là 3 kỳ. Việc mời thầu hạn chế chỉ thực hiện với các công trình do Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định đầu tư, nhưng tối thiểu phải có 5 đơn vị dự thầu.
9/ Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền cho người thay mặt hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp của Hội đồng xét thầu. Đối với công trình nhóm C, các thành phần trong Hội đồng xét thầu của thành phố có thể ủy quyền cho các đơn vị tương ứng ở quận, huyện.
10/ Tất cả các biên bản kết quả xét thầu đều phải gởi về cho Sở Xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo điều 30 của quyết định số 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994 của Bộ Xây dựng. Trong thời gian 7 ngày từ lúc nhận được hồ sơ, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến thì chủ đầu tư được ký hợp đồng với bên trúng thầu. Trong trường hợp giá chọn thầu của Hội đồng chưa hợp lý, Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng giải quyết việc điều chỉnh lại giá chọn thầu. Trường hợp không thống nhất với Hội đồng đấu thầu, chọn thầu, Sở Xây dựng báo cáo để Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết.
11/ Việc xây dựng giá chuẩn cho Hội đồng, chủ đầu tư có thể thuê các Công ty Tư vấn để thực hiện thông qua hợp đồng hoặc do chủ đầu tư tự thực hiện và trình cho Hội đồng nhưng phải làm sau khi đã bỏ thầu. Giá chọn thầu cuối cùng sẽ do Hội đồng quyết định.
12/ Giao cho Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cụ thể quyết định số 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994 và ban hành thống nhất các mẫu biểu cho công tác đấu thầu và chọn thầu trên địa bàn thành phố.
1/ Việc chuyển sang các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án (theo quy định từ điều 43 - 48 của Điều lệ 177/CP) được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995 (tại điều 12.4).
Theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, các Ban Quản lý công trình hiện nay được tạm hoạt động cho đến hết quý III/1995. Trong thời gian này các chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995 của Liên Bộ Xây dựng - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chánh, chuyển hết các Ban Quản lý công trình hiện nay sang hình thức tổ chức quản lý dự án như sau :
a) Đối với các Ban Quản lý công trình của sở, ban, ngành, quận, huyện có vốn đầu tư lớn, nhiều công trình và các Ban Quản lý công trình độc lập, qui mô tương đương nhóm A, B hiện nay phải chuyển sang hình thức “Chủ nhiệm điều hành dự án” có “Ban Quản lý dự án” giúp việc. Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án được quy định tại thông tư 03/TTLB.
Các sở, ban, ngành, quận, huyện trên chỉ được lập một Ban Quản lý dự án và một Chủ nhiệm điều hành dự án.
Trường hợp đặc biệt cần thiết phải tổ chức thêm Ban Quản lý dự án, phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Đối với các Ban Quản lý công trình của sở, ban, ngành, đơn vị… hiện nay chỉ quản lý số ít công trình, vốn đầu tư nhỏ và đầu tư trong thời gian ngắn, thì phải tổ chức lại, chuyển sang hình thức “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án”, theo đó, chủ đầu tư không lập bộ máy riêng (Ban Quản lý dự án), mà sử dụng bộ máy hiện có của mình, ký kết hợp đồng với các Công ty tư vấn để tiến hành chuẩn bị, thi công và nghiệm thu công trình.
c) Các Ban Quản lý công trình hiện nay của một số sở, quận, huyện nếu có năng lực hoạt động, tổ chức ổn định, trong quá trình sắp xếp lại, có thể tách một lực lượng cán bộ quản lý và kỹ thuật đủ mạnh để trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành lập các Công ty Tư vấn.
d) Đối với các công trình được thực hiện bàn giao, thanh quyết toán công trình hoặc theo tiến độ thi công sẽ hoàn thành trước quí III/1995 thì các Ban Quản lý công trình hiện có vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình cho tới khi hoàn tất mọi nhiệm vụ đã quy định.
e) Đến quí IV/1995 tất cả các Ban Quản lý công trình phải giải thể. Các chủ đầu tư phải tổ chức Ban Quản lý dự án và Chủ nhiệm Điều hành dự án.
Giao cho Sở Xây dựng phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền thành phố xem xét, trình Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án và Chủ nhiệm điều hành dự án theo thông tư số 03/TTLB Liên bộ.
Như vậy, từ quí I đến hết quí III/1995 chủ đầu tư tạm thời duy trì Ban Quản lý công trình để giúp chủ đầu tư trong việc quản lý vốn. Các mặt quản lý khác đều được phép sử dụng các Công ty Tư vấn theo phương thức hợp đồng.
2/ Từ nay cho đến hết quí III/1995 các Ban Quản lý công trình vẫn là một thành viên trong Hội đồng đấu thầu và làm thư ký cho Hội đồng. Sau thời gian đó thì Chủ nhiệm điều hành dự án làm thành viên nêu trên.
VI.- CẤP PHÁT VỐN, TAHNH QUYẾT TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN :
Trên cơ sở Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 108/TC-DT ngày 8/12/1994, thông tư số 107/TC-DT ngày 8/12/1994, thông tư số 106/TC-DT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chánh, Thông tư số 23/BXD-VKT ngày 15/12/1994 của Bộ Xây dựng và quyết định số 2921/QĐUB-THNN của Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị thực hiện việc cấp phát - thanh quyết toán và quản lý vốn như sau :
1/ Đối với các dự án xây dựng theo phương thức đấu thầu, chọn thầu thì việc tạm ứng vốn dựa theo quyết định 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994. Trong trường hợp không có tạm ứng vốn, thì cũng phải được thông báo ngay trong hồ sơ mời thầu. Và phải được cụ thể hóa trong hợp đồng thi công xây lắp.
2/ Việc thanh toán cho các đơn vị trúng thầu sẽ căn cứ giá trúng thầu do Hội đồng xét thầu quyết định kèm theo bản tiên lượng để làm cơ sở thanh toán. Những khối lượng phát sinh chỉ được thanh toán do A yêu cầu thay đổi hoặc do thiết kế phát sinh.
3/ Việc quyết toán, Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chánh thành phố duyệt quyết toán tất cả các công trình sau khi đã thông qua Hội đồng quyết toán.
4/ Việc quản lý giá xây dựng, thực hiện theo định mức của Bộ Xây dựng và đơn giá khu vực thống nhất thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Giá vật liệu thực hiện theo thông báo giá vật liệu xây dựng hàng tháng của Sở Tài chánh, Xây dựng và Vật giá.
Về các loại phí trong xây dựng, trong khi chờ nhà nước chính thức ban hành, tạm thời vẫn thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố tại quyết định số 1799/QĐ-UB ngày 11/6/1994.
Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ban Vật giá thành phố quy định đơn giá đền bù, trợ cấp cho các khu vực giải tỏa để xây dựng theo qui hoạch của thành phố.
Việc thực hiện triển khai Điều lệ Quản lý đầu tư - xây dựng 177/CP là một nội dung công tác quan trọng trong năm 1995. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, các chủ đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố, nhanh chóng quán triệt các nội dung pháp lý của Điều lệ 177/CP cùng các quyết định – thông tư - chỉ thị của các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành để hướng dẫn thi hành bản Điều lệ này. Trong quá trình thực hiện, có những vướng mắc và kiến nghị, cần kịp thời báo cáo về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ban quản lý tổng hợp đầu tư xây dựng. Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng thành phố tổng hợp và trình báo cáo về tình hình thực hiện điều lệ 177/CP cùng các kiến nghị kèm theo lên Ủy ban nhân dân thành phố.
Tổ chức và cá nhân viên chức nào làm trái với điều lệ Quản lý đầu tư - xây dựng 177/CP phải được xử lý theo pháp luật hiện hành.-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
PHỤ LỤC
CÁC THÔNG TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC BỘ CHỦ QUẢN CHUYÊN NGÀNH BAN HÀNH - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-UB-KT ngày 11/3/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố)
1- Quyết định số 536/BXD-GD ngày 14/12/1994 của Bộ Xây dựng về việc ban hành qui chế lập, thẩm định và xét duyệt công trình thiết kế xây dựng.
2- Quyết định số 535/BXD-GD ngày 14/12/1994 của Bộ Xây dựng ban hành qui chế bảo hành công trình xây dựng.
3- Thông tư số 23/BXD-VKT ngày 15/12/1994 hướng dẫn lập và quản lý giá xây dựng công trình các dự án đầu tư.
4- Thông tư số 24/BXD-KTUH ngày 16/12/1994 hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng các công trình đô thị.
5- Thông tư số 107/TC-ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chánh hướng dẫn việc cấp phát vốn đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
6- Thông tư số 106/TC-ĐT ngày 8/12/1994 hướng dẫn cho vay tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách nhà nước.
7- Thông tư số 95/TC-ĐT ngày 14/11/1994 hướng dẫn chế độ quản lý nguồn vốn vay của quỹ Hợp tác kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF) cho các dự án XDCB.
8- Thông tư số 108/TC-ĐT ngày 8/12/1994 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
9- Thông tư số 105/TC-ĐT ngày 8/12/1994 hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng.
10- Thông tư số 110/TC-ĐT-PT ngày 10/12/1994 hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ tiếp nhận bàn giao vốn và nguồn vốn từ ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.
11- Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 25/01/1995 của Bộ Xây dựng - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chánh hướng dẫn thi hành Điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng 177/CP.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Thông tư 23/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 15/12/1994 | Cập nhật: 20/09/2011
Quyết định 536/BXD-GD năm 1994 ban hành quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 14/12/1994 | Cập nhật: 17/09/2014