Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động hóa chất tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 10/2013/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang | Người ký: | Lê Văn Hưởng |
Ngày ban hành: | 25/07/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2013/CT-UBND |
Tiền Giang, ngày 25 tháng 07 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại; thời gian quan, tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất lợi, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường. Qua công tác kiểm tra, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa nghiêm chế độ báo cáo về an toàn hóa chất định kỳ, khai báo hóa chất sản xuất, đăng ký sử dụng hóa chất, sử dụng lao động chưa qua đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất…, theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phối hợp với các lực lượng bên ngoài trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của mỗi doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, góp phần bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và giảm thiểu các sự cố hóa chất gây thiệt hại về người và tài sản, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Công Thương
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản và sử dụng hóa chất (gọi tắt là hoạt động hóa chất) trong ngành công nghiệp chấp hành đúng các quy định pháp luật về hóa chất như: khai báo hóa chất sản xuất, đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm, lập và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất, có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp theo quy định.
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã các quy định và thủ tục cần thiết về quản lý an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp theo quy định.
d) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc “Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn” quy định tại Phụ lục IV, VII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (sau đây gọi là Nghị định số 26/2011/NĐ-CP) phải tiến hành xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất nhằm chủ động phòng ngừa các sự cố hóa chất, cháy nổ xảy ra.
đ) Tổ chức điều tra, khảo sát nắm thông tin, hiện trạng về tình hình thực hiện an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các cơ quan quản lý; các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp; tổ chức, cá nhân liên quan vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là trong việc thực hiện an toàn hóa chất; kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và năng lực ứng phó phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất; xử phạt hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh vi phạm các quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất, sử dụng hóa chất; việc xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư trong sản xuất, kinh doanh, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất.
c) Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định.
d) Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, theo dõi việc xử lý, thải bỏ hóa chất theo quy định pháp luật.
3. Sở Y tế
a) Tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực dược; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế; hóa chất dùng làm phụ gia thực phẩm; hóa chất bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, thủy hải sản và thực phẩm.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành y tế, ngành thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, thủy sản, thực phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành hóa chất bảo vệ thực vật, ngành hóa chất thú y trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất theo quy định; triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ phù hợp với việc sử dụng hóa chất ít nguy hiểm.
6. Sở Giao thông vận tải
Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường thuỷ nội địa; các quy chuẩn kỹ thuật về vận chuyển hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề, các trung tâm thuộc ngành theo quy định của pháp luật.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tăng cường công tác quản lý việc sử dụng hóa chất, an toàn hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật.
9. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hóa chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định;
c) Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuẩn bị lực lượng, thiết bị và lập phương án ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra, trong đó có việc phối hợp với quân đội, chính quyền địa phương sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan hóa học cấp trên xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ứng cứu các tình huống khẩn cấp về sự cố hóa chất, thực hiện tìm kiếm cứu nạn và tham gia ứng cứu khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tiền Giang, và đề nghị Báo Ấp Bắc
Phối hợp với Sở Công Thương, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất, kiến thức về an toàn hóa chất, nguy cơ, tác hại và trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hóa chất; công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp vi phạm trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành về hóa chất nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về việc chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong hoạt động hóa chất, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
b) Chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, thị xã, các cơ quan chuyên môn liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát để biết cụ thể số lượng các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý.
c) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật, các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý theo quy định.
d) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
13. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất
a) Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về hóa chất; tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản và sử dụng hóa chất nhất là các hóa chất nguy hiểm;
b) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành công nghiệp thực hiện tốt các điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, vận hành an toàn theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (sau đây gọi là Thông tư số 28/2010/TT-BCT); Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển; các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định 26/2011/NĐ-CP và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
c) Xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra.
d) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất quy mô lớn cần lập phương án ứng phó sự cố và định kỳ thực hành diễn tập.
đ) Cử cán bộ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên quản lý, chuyên trách về an toàn, áp tải hàng, thủ kho, bốc xếp, vận chuyển, bảo vệ và những người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 26/2011/NĐ-CP .
e) Thực hiện chế độ báo cáo về an toàn hóa chất định kỳ 06 (sáu) tháng, cuối mỗi năm gửi đến Sở Công Thương theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 28/2010/TT-BCT.
14. Tổ chức thực hiện
a) Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này, đảm bảo không để xảy ra sự cố, tai nạn, góp phần thúc đẩy hoạt động hóa chất theo hướng phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ảnh đến Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
b) Giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện; đôn đốc, kiểm tra hoặc phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn hóa chất; định kỳ cuối mỗi năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Ban hành: 18/01/2021 | Cập nhật: 19/01/2021
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2020 về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Ban hành: 16/01/2020 | Cập nhật: 18/01/2020
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2019 thực hiện Nghị quyết 582/NQ-UBTVQH14 về nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài Ban hành: 30/01/2019 | Cập nhật: 31/01/2019
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2018 về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới Ban hành: 19/01/2018 | Cập nhật: 20/01/2018
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội Ban hành: 25/01/2017 | Cập nhật: 06/02/2017
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 03/02/2016 | Cập nhật: 05/02/2016
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2015 tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản Ban hành: 30/03/2015 | Cập nhật: 01/04/2015
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Ban hành: 20/02/2014 | Cập nhật: 21/02/2014
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại Ban hành: 05/03/2013 | Cập nhật: 08/03/2013
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2012 về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 17/01/2012 | Cập nhật: 30/01/2012
Nghị định 26/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất Ban hành: 08/04/2011 | Cập nhật: 16/04/2011
Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất Ban hành: 28/06/2010 | Cập nhật: 06/07/2010
Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất Ban hành: 07/10/2008 | Cập nhật: 11/10/2008