Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo
Số hiệu: | 07/CT-VKSTC | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 23/09/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-VKSTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2020 |
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong đó, số lượng công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng tăng lên; đội ngũ giảng viên được bổ sung về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao; hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy dần hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm phục vụ giảng dạy học tập được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Kết quả đó, đã góp phần vào việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, một số công chức, viên chức chưa được cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết theo vị trí việc làm, nên trong thực hiện hoạt động nghiệp vụ và trong quản lý, điều hành chưa thực sự đạt hiệu quả; nhiều giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chưa được xây dựng, bổ sung, cập nhật kịp thời, nên chất lượng hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; một số giảng viên còn thiếu kiến thức thực tiễn về nghiệp vụ kiểm sát; vẫn còn tình trạng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn, thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng1 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn mới, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND các cấp triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp đối với công chức, viên chức trong Ngành
a) Bảo đảm hàng năm, công chức, viên chức trong Ngành phải được bồi dưỡng ít nhất 05 ngày để cập nhật quy định pháp luật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, điều kiện phải được bồi dưỡng theo quy định, phấn đấu đến hết năm 2021, 100% công chức, viên chức phải đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
b) Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong Nhà trường với tự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại chỗ từ thực tiễn hoạt động kiểm sát thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án, vụ việc có tính chất điển hình ở VKSND các cấp. Đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin và mạng truyền hình trực tuyến vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng.
c) Tăng cường phối hợp giữa VKSND địa phương, đơn vị với các Nhà trường để mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức trong Ngành.
2. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh
a) Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định Ngành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và bản lĩnh nghề, tính chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ Nhân dân, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức. Công chức, Kiểm sát viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở VKSND các cấp phải gương mẫu, nghiêm túc trong việc học tập, bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.
b) Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị so với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành và tiêu chuẩn của từng ngạch chức vụ, chức danh để xây dựng kế hoạch cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh tư pháp gắn với công tác quy hoạch cán bộ.
c) Kiểm sát viên VKSND tối cao, lãnh đạo đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, công chức có học vị Tiến sỹ phải đăng ký ít nhất 40 giờ giảng/01 năm tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành theo quyết định giao nhiệm vụ của Viện trưởng VKSND tối cao.
Hàng năm, lãnh đạo VKSND cấp tỉnh phải tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát cho công chức trong cơ quan, đơn vị và trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu, giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng này. Cử Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn, công chức mới được tuyển dụng hoặc mới bổ nhiệm giữ chức danh tư pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của công chức, viên chức trong Ngành.
d) Có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý ở VKSND các cấp. Quan tâm, đầu tư bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa. Khen thưởng kịp thời, những người chấp hành nghiêm quy định về đào tạo, bồi dưỡng và có thành tích cao trong học tập, giảng dạy bằng các nguồn kinh phí hợp pháp.
3. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành
a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng chất đội ngũ giảng viên; hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu bảo đảm về cả chất và lượng; nâng cao hiệu quả công tác quản trị Nhà trường, phát triển Nhà trường theo định hướng ứng dụng.
b) Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm đưa nội dung đào tạo bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh, kỹ năng thực hành nghề vào giảng dạy tại Nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trong quy hoạch ở VKSND cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tính chất đặc thù hoạt động của Ngành để nghiên cứu, đề xuất thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và việc chuyển ngạch công chức sang viên chức đối với công chức, giảng viên công tác tại Trường theo quy định của Luật viên chức (sửa đổi năm 2019), bảo đảm việc triển khai thực hiện có lộ trình phù hợp, ổn định về tổ chức cán bộ và không ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng, tình cảm và thu nhập của người lao động tại các Trường.
d) Phát triển nguồn lực của Nhà trường để liên kết bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho công chức, viên chức theo quy định về tiêu chuẩn chức vụ, chức danh trong Ngành. Trong đó, ưu tiên mở lớp bồi dưỡng đối với công chức, viên chức hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
đ) Chủ động mời các chuyên gia trong và ngoài Ngành đến giảng dạy tại Trường. Có lộ trình phù hợp theo quyết định của Thủ trướng Chính phủ2 để xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng giảng dạy để đảm nhiệm từ 30% (năm 2025) đến 70% (năm 2030) trở lên thời lượng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.
e) Trường Đại học Kiểm sát Hà nội tập trung đào tạo đại học chuyên ngành luật hệ chính quy; nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo thạc sỹ, tiến tới đào tạo tiến sỹ luật, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, tạo lợi thế cạnh tranh của Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo cử nhân luật, văn bằng hai chuyên ngành luật.
a) Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Ngành giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
b) Thường xuyên rà soát, tổng hợp, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành để tham mưu về chiến lược phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong Ngành. Phối hợp với các đơn vị, VKSND các cấp tham mưu dự báo nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực của Ngành làm cơ sở xác định chỉ tiêu, phương án tuyển sinh Đại học kiểm sát hàng năm. Tiếp tục tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học Kiểm sát theo yêu cầu vị trí việc làm, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, bảo đảm theo đúng các văn bản của Đảng và Nhà nước3.
c) Phối hợp với Thanh tra VKSND tối cao và đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tại các VKSND địa phương, đơn vị trong Ngành.
5. Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự
a) Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận về đào tạo, bồi dưỡng đã ký kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài; đề xuất việc cử sinh viên, giảng viên, công chức, viên chức của Ngành đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
b) Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tư pháp, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh liên kết đào tạo đại học và sau đại học luật ở nước ngoài theo quy định của Luật Giáo dục đại học và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Phân bổ và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các VKSND địa phương, đơn vị trong Ngành theo quy định để thực hiện Chỉ thị này bảo đảm hiệu quả, phù hợp với khả năng huy động các nguồn kinh phí khác của VKSND địa phương, đơn vị. Phối hợp với các cơ sở đào tạo của Ngành tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Ngành kiểm sát nhân dân.
Căn cứ Chỉ thị này, Viện trưởng VKSQS Trung ương triển khai thực hiện trong hệ thống VKSQS các cấp. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện hiệu quả Chỉ thị.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./.
|
VIỆN TRƯỞNG |
1 Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
2 Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030.
3 Thông báo kết luận số 116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị về việc đào tạo cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân và đề án thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (Quyết định số 614/QĐ-TTg ngày 24/4/2013 thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội).
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 Ban hành: 28/05/2020 | Cập nhật: 09/06/2020
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 Ban hành: 07/06/2019 | Cập nhật: 11/06/2019
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn Ban hành: 07/06/2018 | Cập nhật: 12/06/2018
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 27/05/2017
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2013 nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo Ban hành: 08/05/2013 | Cập nhật: 09/05/2013
Quyết định 614/QĐ-TTg năm 2013 thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Ban hành: 24/04/2013 | Cập nhật: 26/04/2013
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Ban hành: 12/06/2012 | Cập nhật: 14/06/2012
Quyết định 614/QĐ-TTg năm 2010 về hỗ trợ gạo cứu đói thời kỳ giáp hạt đầu năm 2010 cho tỉnh Quảng Bình Ban hành: 07/05/2010 | Cập nhật: 08/05/2010
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012