Chỉ thị 07/CT-BYT về triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn năm 2016-2020
Số hiệu: | 07/CT-BYT | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 28/04/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-BYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM, CỨU NẠN GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2020
Thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn năm 2016 - 2020; Triển khai Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại thiên tai gây ra; Bộ Y tế yêu cầu: Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc cơ quan Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương thực hiện tốt những nội dung cụ thể như sau:
1- Kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ; trong đó cơ cấu những thành viên có Điều kiện tham gia tốt nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng đơn vị trong công tác chỉ đạo, Điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi đơn vị, đảm bảo chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.
2- Thực hiện nghiêm nội dung Luật Phòng, chống thiên tai và Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020, chú trọng xây dựng và tổ chức diễn tập các kịch bản phòng chống bão mạnh, siêu bão ngành y tế: Đảm bảo đầy đủ Cơ số thuốc phòng chống lụt bão, hóa chất, trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; Nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhanh trong tình huống thiên tai; Lương thực, thực phẩm dinh dưỡng, phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập, lụt, sập đổ, để nhanh chóng thu dung cấp cứu, Điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp; đảm bảo các cơ sở y tế hoạt động an toàn tuyệt đối, không để người bệnh, nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi thiên tai; có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng chống lụt bão, hóa chất chống dịch; lương thực, thực phẩm cùng các phương tiện cứu trợ khác bảo đảm cho các cơ sở y tế hoạt động được ít nhất một tuần từ nguồn kinh phí địa phương tại các khu vực trọng Điểm.
3- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, Điều hành phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm; phát huy những ưu Điểm, những chương trình, dự án, công việc mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Chú trọng nâng cao năng lực Điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai ngay tại cơ sở, nhất là các địa phương/đơn vị nằm trên các địa bàn xung yếu, trọng Điểm. Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm huy động thêm nguồn lực cho các chương trình, dự án phòng chống thiên tai.
4- Chỉ đạo, giám sát các bệnh viện triển khai Quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện đánh giá mức độ an toàn, năng lực của nhân viên y tế nhằm bảo đảm duy trì cung cấp dịch vụ y tế trong và sau thiên tai, thảm họa và tăng cường năng lực cho nhân viên y tế trong công tác tự ứng phó thiên tai, thảm họa tại đơn vị và hỗ trợ cho các đơn vị khác khi có tình huống thiên tai, thảm họa xảy ra dựa trên Bộ công cụ đánh giá Bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa.
5- Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, xây dựng và in, phát tài liệu hướng dẫn, truyền thông; công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trước mùa mưa, bão, lũ, lụt và các loại hình thiên tai khác.
- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” đó là: Chỉ huy tại chỗ: Lãnh đạo, người đứng đầu cơ sở y tế từ cấp xã, phường, quận huyện và cấp tỉnh/thành phố trực tiếp chỉ huy Điều phối các lực lượng tìm kiếm, cấp cứu và vận chuyển nạn nhân ngay tại nơi xảy ra thiên tai, thảm họa; Lực lượng tại chỗ: có cán bộ y tế luôn sẵn sàng để sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và hướng dẫn, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; Phương tiện tại chỗ: có đủ thuốc, trang thiết bị, phương tiện và vật tư y tế phục vụ yêu cầu chuyên môn sơ cứu, cấp cứu và chuyển tuyến; Hậu cần tại chỗ: dự trữ đủ xăng dầu cho xe cấp cứu, xuồng máy, máy phát điện hoạt động khi không có điện; dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện phục vụ sinh hoạt khác cho cơ sở khám chữa bệnh.
- Tổ chức các đội cấp cứu cơ động tại Bệnh viện, cơ sở Điều trị từ tuyến huyện trở lên với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện đi lại, tổ chức ứng trực, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch di dân khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức cấp cứu và Điều trị kịp thời cho nạn nhân trong và sau khi xảy ra tình huống thiên tai, thảm họa. Triển khai kịp thời công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện sớm và xử lý ngay những ổ dịch xuất hiện sau thiên tai.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở, ban ngành và cơ quan quân sự địa phương làm tốt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt tình huống bão mạnh và siêu bão, sự cố sập đổ công trình, hầm lò. Chủ động tổ chức huấn luyện, diễn tập về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị mình. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú ý công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho những đối tượng là người già, trẻ em và an toàn cộng đồng trong mùa mưa bão, lũ. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch tại các vùng trọng Điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, mô hình bệnh tật của cộng đồng các vùng có nguy cơ cao xảy ra các loại hình thiên tai để lên kế hoạch đảm bảo đủ cán bộ chuyên môn, dự trữ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị, sản phẩm dinh dưỡng kịp thời chăm sóc bảo vệ sức khỏe phục vụ nhân dân trong các tình huống thiên tai, thảm họa.
6- Các Đơn vị trực thuộc Bộ sẵn sàng chi viện các địa phương chịu ảnh hưởng các loại hình thiên tai theo lĩnh vực chuyên môn của mình. Các bệnh viện, viện trung ương, các trường đại học y, dược tổ chức các đội xung kích tình nguyện trong mùa mưa bão, sẵn sàng chi viện các địa phương ngay khi có lệnh Điều động của Bộ với đầy đủ phương tiện vận chuyển, cán bộ chuyên môn, hóa chất chống dịch, thuốc chữa bệnh. Chuẩn bị hậu cần, lương thực, thực phẩm sử dụng trong Điều kiện cứu trợ cơ động, không gây khó khăn thêm cho địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do các tình huống thiên tai, thảm họa.
7- Tổng Công ty Dược và Tổng Công ty Thiết bị y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị: phao và áo phao cứu sinh, cơ số thuốc phòng chống lụt bão, thiết bị y tế, thuốc và hóa chất chống dịch theo đặt hàng của Bộ Y tế, sẵn sàng chi viện cho các địa phương khi có chỉ đạo, yêu cầu của Bộ Y tế.
8- Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc cơ quan Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, thuốc, hóa chất phòng chống dịch, bệnh, trang thiết bị y tế phòng chống lụt bão và cử cán bộ chuyên môn tham gia hỗ trợ cho các địa phương/đơn vị khi xảy ra các tình huống thiên tai, thảm họa theo lệnh Điều động của Lãnh đạo Bộ.
9- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng báo cáo đột xuất, định kỳ, sơ kết, tổng kết năm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các biểu mẫu báo cáo đính kèm Chỉ thị; gửi báo cáo về Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế - Văn phòng Bộ Y tế theo địa chỉ số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội, Điện thoại 04. 62732027, Fax 04. 62732207, email pcttbyt@gmail.com.
10- Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Văn phòng Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị tại các đơn vị, tổng hợp và trình báo cáo xin ý kiến chỉ đạo Lãnh đạo Bộ Y tế./.
|
BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO THIỆT HẠI DO THIÊN TAI CỦA NGÀNH Y TẾ
I. SỬ DỤNG CÁC KHÁI NIỆM TRONG BÁO CÁO
1. Thiên tai sử dụng trong báo cáo: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về sức khỏe và tính mạng con người, tài sản, môi trường, Điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác...
2. Diễn biến thiên tai: Thời Điểm thiên tai bắt đầu xảy ra gây ảnh hưởng, thiệt hại cho đến thời Điểm hiện tại, dự báo tiến triển tiếp theo của thiên tai.
3. Thiệt hại về người: Bao gồm những người chết, bị thương và mất tích trực tiếp, gián tiếp do thiên tai gây ra.
4. Thiệt hại về y tế: Thiệt hại về Công trình cơ sở y tế; thiệt hại thuốc, hóa chất và thiết bị y tế do thiên tai gây ra.
5. Dự báo các nguy cơ tiếp theo thiên tai: Có thể mạnh hơn, gây thiệt hại nhiều hơn; có thể gây ra tử vong, chấn thương hàng loạt, dịch bệnh bùng phát, thiếu lương thực, nước uống, thiếu thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế...
6. Hoạt động đáp ứng y tế với thiên tai: Các văn bản chỉ đạo phòng, chống thiên tai; thành lập đoàn của Sở Y tế đi kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở; hoạt động cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế hỗ trợ y tế cơ sở; hoạt động sơ cấp cứu nạn nhân tại khu vực xảy ra thiên tai, tình hình sơ cấp cứu nạn nhân tại các cơ sở y tế; tình trạng hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm nhân lực và thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế trong việc đáp ứng với thiên tai.
7. Tình hình dịch bệnh và dự báo nguy cơ dịch bệnh: Thống kê dịch bệnh hiện lại trên địa bàn (dịch bệnh gì, địa Điểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có); có thể xảy ra các dịch bệnh mới phát sinh, hoặc dịch bệnh đang lưu hành bùng phát, phổ biến hơn...
8. Đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của ngành y tế địa phương/đơn vị: Nhu cầu hỗ trợ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế viện trợ khẩn cấp hỗ trợ ngành y tế của tỉnh/thành phố, đơn vị để ứng phó với thiên tai.
9. Dự kiến hoạt động tiếp theo của ngành y tế địa phương/đơn vị: Tổ chức các đoàn, đội cấp cứu cơ động; phối hợp với ban, ngành địa phương triển khai công tác y tế ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
10. Thông tin liên lạc: Cung cấp thông tin, Lãnh đạo, cán bộ trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại thiên tai (Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan, số fax cơ quan, địa chỉ email).
II. SỬ DỤNG CÁC BẢNG THU THẬP THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO:
(Phụ lục các bảng cần ghi rõ đính kèm theo Báo cáo số..../………. ngày….tháng….năm...)
1. Bảng 1: Tổng hợp thiệt hại về người chết, mất tích, chấn thương:
1.1. Số người chết
- Người chết là những người mà ngay trước khi thiên tai xảy ra sống trên địa bàn đã bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra và đã tìm thấy thi thể. Người chết do bị ốm hoặc do những nguyên nhân không liên quan đến thiên tai không được tính vào danh sách người chết do thiên tai.
- Cách tính: đếm và thống kê
1.2. Số người mất tích
- Người mất tích là những người mà ngay trước khi thiên tai xảy ra sống trên địa bàn đã bị mất tích, có thể đã bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có tin tức sau khi thiên tai xảy ra. Sau một năm thiên tai xảy ra nếu không có tin tức gì về số người mất tích này thì sẽ tính họ vào số người đã chết do thiên tai.
- Cách tính: đếm và thống kê
1.3. Số người bị thương
- Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm lý do biến cố của gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.
- Cách tính: đếm và thống kê
2. Bảng 2. Tổng hợp thiệt hại về cơ sở y tế:
2.1. Số cơ sở y tế bị thiệt hại
- Số cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế) là các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo có các cơ sở vật chất bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp hư hỏng ở các mức khác nhau do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai gây ra (Không bao gồm các cửa hàng bán thuốc).
- Cách tính: đếm và thống kê chi Tiết
- Cách ước giá trị thiệt hại:
Giá trị thiệt hại = ∑ giá trị thiệt hại của (số cơ sở y tế bị sập đổ, cuốn trôi hư hỏng toàn phần; hư hỏng nặng; ngập nước).
2.2. Số cơ sở y tế bị sập, đổ, trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn (trên 70%)
- Là những cơ sở y tế đóng trên địa bàn đơn vị báo cáo bị thiệt hại không thể khắc phục lại được.
- Cách tính: đếm và thống kê chi Tiết
- Cách ước giá trị thiệt hại:
Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức độ thiệt hại
Giá trị còn lại của cơ sở y tế tính như Mục 2.1
2.3. Số cơ sở y tế bị sập đổ, cuốn trôi, vùi lấp, tốc mái, xiêu vẹo và hư hỏng ở các mức khác nhau: rất nặng (50-70%), nặng (30-50)% và một phần (dưới 30%)
- Là những cơ sở y tế bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau và có thể sửa chữa, khắc phục lại một phần hay toàn bộ.
- Cách tính: đếm và thống kê chi Tiết
- Cách ước giá trị thiệt hại:
Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức độ thiệt hại
Giá trị còn lại của cơ sở y tế tính như Mục 2.1
2.4. Số cơ sở y tế bị ngập nước
- Số cơ sở y tế bị ngập nước là những cơ sở y tế bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên.
- Cách tính: đếm và thống kê chi Tiết
- Cách ước giá trị thiệt hại:
Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại của cơ sở y tế x % Mức độ thiệt hại
Giá trị còn lại của cơ sở y tế tính như Mục 2.1
2.5. Các thiệt hại về y tế khác
- Các thiệt hại khác: là toàn bộ tài sản có trong các cơ sở y tế Nhà nước hoặc tư nhân hiện đóng trên địa bàn đơn vị hành chính báo cáo bị thiệt hại do thiên tai như: giường bệnh, máy móc y tế, thuốc chữa bệnh……..
- Cách tính: đếm và thống kê chi Tiết
- Cách ước giá trị thiệt hại: Đối với tài sản của các cơ sở y tế thì tính giá trị thiệt hại là giá trị thay thế của tài sản đó tại thời Điểm bị thiệt hại.
3. Bảng 3. Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế
Ước tính thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế do thiên tai gây ra bằng VNĐ.
4. Bảng 4. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
- Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: phải ghi rõ chức danh thành viên trong Ban; họ tên, điện thoại, email liên lạc...
5. Bảng 5. Tổng hợp hàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị:
- Thống kê cụ thể số lượng từng mặt hàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn dự trữ năm trước, tự mua, hỗ trợ từ các đơn ngoài ngành y tế, Số lượng được Bộ Y tế cấp, số lượng đã cấp cho đơn vị;
6. Bảng 6. Tổng hợp tình hình cấp phát hàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị.
Liệt kê rõ đã cấp phát hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở y tế loại gì, số lượng bao nhiêu
1. Biểu mẫu số 1: Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi báo cáo nhanh, khẩn cấp sơ bộ tình hình thiệt hại do thiên tai các sự kiện, tình huống khẩn cấp xảy ra và triển khai đáp ứng y tế báo cáo nhanh qua điện thoại 04.6273 2027, fax 04. 6273 2207, email: pcttbyt@gmail.com về Bộ Y tế (Văn phòng Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) trước 17 giờ hàng ngày.
2. Biểu mẫu số 2: Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác phòng, ứng phó và khắc phục hậu hậu quả thiên tai báo cáo nhanh qua fax 04. 6273 2207, email: pcttbyt@gmail.com, Văn bản gửi về Bộ Y tế (Văn phòng Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn), địa chỉ: 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội chậm nhất sau 5 ngày kể từ khi kết thúc đợt thiên tai.
3. Biểu mẫu số 3: Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi báo cáo sơ kết hoạt động công tác phòng, chống thiên tai, thảm họa 06 tháng đầu năm (tổng kết năm) và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 20 (Kế hoạch năm tiếp theo) qua fax 04. 6273 2207, email: pcttbyt@gmail.com, Văn bản gửi về Bộ Y tế (Văn phòng Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn)), địa chỉ: 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội:
- Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm: được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 7 hàng năm;
- Báo cáo tổng kết năm: được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
SỞ Y TẾ/ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../……….. |
Ngày …. tháng …. năm 20….. |
Tình hình thiệt hại do thiên tai
(Hồi……..…giờ…….phút, ngày…….tháng……năm 20……..)
(Báo cáo nhanh số………….)
1. Thông tin chung về thiên tai
- Loại thiên tai..................................................................................................................
- Thời gian xảy ra............................................................................................................
- Khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai
- Dự báo xu hướng diễn biến của thiên tai.....................................................................
2. Tình hình thiệt hại về người: số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tính đến thời Điểm báo cáo (Bảng 1)
3. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp thiệt hại về cơ sở y tế tính đến thời Điểm báo cáo (Bảng 2)
4. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế tính đến thời Điểm báo cáo (Bảng 3)
5. Đáp ứng y tế ban đầu (tình hình Điều trị, cấp cứu và Điều trị bệnh nhân, nạn nhân, người bị thương do thiên tai ...)
...........................................................................................................................................
6. Nhu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực....)
...........................................................................................................................................
7. Thông tin liên lạc (Lãnh đạo, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin: Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan, số fax cơ quan, địa chỉ email).
|
LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ |
SỞ Y TẾ/ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../……….. |
Ngày …. tháng …. năm 20….. |
Tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác phòng, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
1. Thông tin chung thiên tai:
- Loại thiên tai:.................................................................................................................
- Khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai:.............................................................................
- Diễn biến thiên tai:........................................................................................................
2. Tình hình thiệt hại về người: số người chết, mất tích, chấn thương do thiên tai (Bảng 1)
3. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp thiệt hại về cơ sở y tế (Bảng 2)
4. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế (Bảng 3)
5. Tình hình dịch bệnh và các tác động sức khỏe:
- Tình hình dịch bệnh
• Các bệnh, dịch truyền nhiễm sau thiên tai:
Dịch bệnh (nêu rõ dịch bệnh gì, diễn biến trước, trong, sau thiên tai, xu hướng dịch, địa Điểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có...)
...........................................................................................................................................
• Các vấn đề sức khỏe khác (Tâm lý, tâm thần, bà mẹ trẻ em, bạo lực giới, bệnh xã hội...)
- Nguồn nước bị ảnh hưởng (Số giếng nước, công trình cấp nước hộ gia đình bị ảnh hưởng):
...........................................................................................................................................
- Công trình vệ sinh bị ảnh hưởng (công trình VS hộ gia đình bị ảnh hưởng):
...........................................................................................................................................
6. Hoạt động ứng phó với thiên tai của ngành y tế:
• Hoạt động chỉ đạo (văn bản chỉ đạo, tổ chức đoàn đi kiểm tra, phối hợp với các ban ngành triển khai công tác phòng chống thiên tai)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
• Hoạt động đáp ứng y tế với thiên tai: sơ, cấp cứu nạn nhân, cấp thuốc hóa chất, trang thiết bị hỗ trợ địa phương, giám sát, thông tin tuyên truyền, phòng chống dịch và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường tại địa phương.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
• Tham gia các ngành khác, các tổ chức tư nhân, quốc tế
...........................................................................................................................................
7. Khó khăn, thách thức:
...........................................................................................................................................
8. Bài học kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
9. Kiến nghị, đề xuất:
...........................................................................................................................................
10. Thông tin liên lạc: Lãnh đạo, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin: Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan, số fax cơ quan, địa chỉ email.
|
LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ |
SỞ Y TẾ/ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../……….. |
Ngày …. tháng …. năm 20….. |
I. Tình hình thiệt hại do thiên tai 6 tháng đầu năm :
1. Thông tin chung về tình hình thiên tai:
(Liệt kê số lượng các loại thiên tai xảy ra (sử dụng bảng để thống kê nếu có).
2. Tình hình thiệt hại về người: số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai (Bảng 1)
3. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp thiệt hại về cơ sở y tế (Bảng 2)
4. Tình hình thiệt hại cơ sở y tế: Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế (Bảng 3)
5. Tình trạng an toàn của cơ sở y tế trước nguy cơ thiên tai:
Tổng hợp tình trạng an toàn các cơ sở y tế trước nguy cơ thiên tai (Phụ lục: Bảng 7).
6. Tình hình dịch bệnh, tác động sức khỏe do thiên tai:
- Tình dịch bệnh: (Tổng hợp cụ thể các loại dịch bệnh, địa Điểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có..).
- Tình hình các bệnh truyền nhiễm
- Tình hình sức khỏe cộng đồng
II. Hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai:
1. Hoạt động y tế trước thiên tai: Công tác, hoạt động chuẩn bị ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Hoạt động đáp ứng y tế trong thiên tai: (Chỉ đạo, cứu chữa người bị thương, xử lý xác chết, môi trường, nước, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu...
3. Hoạt động y tế sau thiên tai, thảm họa (Chỉ đạo, cứu chữa người bị thương, xử lý xác chết, môi trường, nước, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu, hỗ trợ người dân...)
4. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. (Phụ lục: Bảng 4).
5. Công tác quản lý và thông tin liên lạc trong các tình huống thiên tai
6. Công tác Điều phối, hợp tác các ban ngành
7. Hợp tác quốc tế
III. Tổng hợp hoạt động tiếp nhận và sử dụng thuốc, hóa chất và trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
1. Tổng hợp hàng phòng chống thiên tai, thảm họa tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị (Phụ lục: Bảng 5).
2. Tổng hợp tình hình cấp phát hàng phòng chống thiên tai tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị (Phụ lục: Bảng 6).
IV. Khó khăn, thách thức
- .........................................................................................................................................
- .........................................................................................................................................
V. Bài học kinh nghiệm
- .........................................................................................................................................
- .........................................................................................................................................
VI. Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (hoặc xây dựng kế hoạch kèm theo).
1. .......................................................................................................................................
2. .......................................................................................................................................
3. .......................................................................................................................................
VII. Kiến nghị, đề xuất
- .........................................................................................................................................
- .........................................................................................................................................
|
LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ/ ĐƠN VỊ |
BÁO CÁO TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, THẢM HỌA CỦA NGÀNH Y TẾ
Bảng 1. Tổng hợp số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai
Đối tượng |
Số người chết |
Số người mất tích |
Số người bị thương |
Ghi chú |
Trẻ em |
|
|
|
|
Nữ giới |
|
|
|
|
Người khuyết tật |
|
|
|
|
Đối tượng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Tổng hợp thiệt hại về cơ sở y tế
Cơ sở y tế bị thiệt hại |
Số Bệnh viện... |
Số Trung tâm y tế |
Số trạm y tế |
Ước tính thiệt hại (triệu đồng) |
Ghi chú |
Thiệt hại hoàn toàn trên 70% |
|
|
|
|
|
Thiệt hại rất nặng từ 50% - 70% |
|
|
|
|
|
Thiệt hại nặng từ 30% - 50% |
|
|
|
|
|
Thiệt hại một phần (dưới 30%) |
|
|
|
|
|
Bị ngập nước dưới 1m |
|
|
|
|
|
Bị ngập nước (1-3)m |
|
|
|
|
|
Bị ngập nước trên 3m |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
Bảng 3. Tổng hợp tình hình thiệt hại thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế
Nội dung |
Ước tính thiệt hại (triệu đồng) |
Ghi chú |
Thuốc, hóa chất bị ướt, hư hỏng, cuốn trôi |
|
|
Vật tư, máy móc và thiết bị y tế bị hư hỏng, cuốn trôi |
|
|
Thiệt hại khác về y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sở Y tế/Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. (Kèm theo quyết định số……/…... ngày...)
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Điện thoại cơ quan |
Điện thoại nhà riêng |
Điện thoại di động |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
- Điện thoại thường trực cơ quan:
- Số FAX: Mail:
Bảng 5. Tổng hợp hàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị
Tên thuốc, hóa chất, TTB Y tế |
Tồn năm trước |
Tự mua, được hỗ trợ từ các đơn vị ngoài ngành y tế |
Số lượng được Bộ Y tế cấp |
Tổng số |
Đã cấp cho địa phương |
Tổng còn dự trữ |
Cơ số thuốc |
|
|
|
|
|
|
CloraminB (viên) |
|
|
|
|
|
|
CloraminB (kg) |
|
|
|
|
|
|
Aquatab (viên) |
|
|
|
|
|
|
Áo phao (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
Phao tròn |
|
|
|
|
|
|
Bình lọc nước |
|
|
|
|
|
|
Nhà bạt |
|
|
|
|
|
|
Khác…… |
|
|
|
|
|
|
………………. |
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Tổng hợp tình hình cấp phát hàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Sở Y tế các tỉnh, thành/Đơn vị.
Danh sách tên đơn vị được cấp |
Cơ số thuốc |
Cloramin B (viên) |
Cloramin B (kg) |
Aquatab (viên) |
Áo phao (chiếc) |
Phao tròn |
Bình lọc nước |
Nhà bạt |
…….…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
…….…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
…….…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
…….…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
…….…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 7. Tình trạng an toàn của cơ sở y tế trước các tình huống thiên tai
TT |
Tên cơ sở y tế |
Đánh dấu (v) nếu có trong các ô tương ứng |
|||||
Ven biển |
Ven sông suối |
Ven đồi, núi. |
Bị ngập, sạt lở đất, cô lập.... |
Khả năng bị ngập, sạt lở đất, cô lập.. |
Cơ sở y tế đã xuống cấp, cần nâng cấp, xây dựng lại |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 23/11/2015 | Cập nhật: 30/11/2015
Quyết định 4695/QĐ-BYT năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng Ban hành: 04/11/2015 | Cập nhật: 12/11/2015
Quyết định 4695/QĐ-BYT năm 2013 về bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa Ban hành: 21/11/2013 | Cập nhật: 20/01/2014